Ðề: Inglourious Basterds (2009)| Khởi chiếu 13.11.09
Một review có spoli đáng đọc từ blog gwens83
http://gwens83.wordpress.com/2009/11/08/inglorious-basterds-the-good-the-bad-the-ugly/
Sypnosis: Năm 1944, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Một đội quân gồm các thành viên Mỹ gốc Do Thái được bí mật thành lập với tôn chỉ là giết quân phát xít Đức. Họ lập kế hoạch ám sát Hitler trong một buổi công chiếu một bộ phim tuyên truyền cho phát xít tại Paris. Ngẫu nhiên, bà chủ rạp nơi diễn ra buổi công chiếu đó là một phụ nữ Do Thái, từng chứng kiến cả gia đình bị thảm sát vì phát xít, cũng đang lập một kế hoạch với mục đích tương tự …
Tớ đã nghe phong phanh về phim này từ rất lâu, đã từng thích mấy phim của Quentin Tarantino, và cốt truyện kiểu “âm mưu-chiến tranh” thì có vẻ là khá hấp dẫn, nhưng ngoài rạp chỗ tớ ko chiếu, thế là đành mua đĩa về xem.
Kết quả thì : Đây là bộ phim xứng đáng thuộc top 5 phim tệ nhất, và chắc chắn là phim kinh tởm nhất xét theo thâm niên gần 20 năm xem phim của tớ, ko kể các phim kinh dị ma quỉ. Mà mới thấy may là mình mua đĩa, lại còn sale, chứ phim này mà ra rạp chắc lúc về ngửa mặt lên trời cười 3 tràng ai oán rồi thổ huyết vì tiếc tiền mất T__T.
Thử break down nó nhé:
The good:
Scene đầu tiên của phim có thể gọi là classic. Cùng với sự xuất hiện của Sĩ quan SS (Christoph Waltz ), không khí hồi hộp được nâng lên từ từ, theo một cách tưng tửng, trầm tĩnh, thậm chí playful nhưng ẩn tàng đe dọa. Nó giống cảm giác ta biết chắc giông bão đang tới, nhưng ko hề thấy dấu hiệu gì đặc biệt, không sấm, không chớp, không gió, tất cả đều yên ả tĩnh lặng, chỉ có hình dung mơ hồ về một thứ kinh khiếp cuồng nộ đang sôi sục dâng lên nhưng không thể detect là khiến ta dường như đông cứng và nghẹt thở.
Scene này cũng khiến người xem phấn khích với diễn xuất đặc sắc và lôi cuốn của Christoph Waltz. Với thể hiện sinh động của gương mặt, sự biểu cảm trong giọng nói và vẻ duyên dáng của ngôn ngữ cơ thể, Christoph Waltz đã tạo nên một viên sĩ quan phát xít mệnh danh “Jew Hunter” thâm trầm xảo quyệt ma quỉ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Nhân vật ấy hơi giống Joker (The Dark Knight) ở chỗ, làm chuyện ác không chỉ vì ác, mà còn vì coi đó là một trò chơi kích thích trí não, làm ko chỉ sao cho hiệu quả, mà còn phải thật là khéo léo nghệ thuật.
Tớ cho là vai này hay hơn Joker, ở chỗ độc đáo mà vẫn tự nhiên, ko gây cảm giác lên gân. Tất nhiên Joker thì được quyền kịch/lập dị một xíu vì đó là nhân vật dựa trên truyện tranh, nhưng nếu Heath Ledger thể hiện Joker với lời nói và hành động trầm tĩnh hơn một chút, thì sự xảo quyệt của nhân vật sẽ thú vị hơn.
Và diễn xuất của Christoph Waltz trong toàn bộ phần tiếp theo của phim cũng vẫn độc đáo và cuốn hút như thế. Tớ nghĩ nếu năm nay bác không được Oscar thì cũng chắc chắn cũng đi vào lịch sử điện ảnh vì đã tạo nên one of the best villains of all times.
Tuy vậy, chỉ một mình cảnh đầu, và một mình diễn xuất của Christoph Waltz thì không đủ sức để cứu cả bộ phim. Để ptích tiếp nhé
The bad:
Thứ nhất là cốt truyện lặt vặt, xen bởi nhiều tình huống cliché kinh điển, chi tiết gây cười vô lý và những đoạn thoại dài đến hàng thế kỷ (Oài, đoạn trò chuyện thật ra là khoảng 45 phút, dưng với phim mà nói, chỗ đó tương đương mấy thế kỷ òi). Trên hết, không hiểu cuối cùng nó mang ý nghĩa gì. Kẻ cả nếu phim chỉ nhằm giải trí, thì nó cũng ko làm tốt. Thoại dài, ko quá sâu sắc, lại ko gắn với nội dung khiến người ta thấy ngán ngẩm. Tình huống hài thì cũng chỉ tầm tầm sitcom. Nhân vật thì trừ vai sĩ quan SS, không thấy có ai được xây dựng đủ sâu, đủ chi tiết để ta cần quan tâm đến họ nghĩ gì hay sống chết thế nào. Thậm chí có nhân vật khiến khán giả nghĩ sẽ đem lại một bước ngoặt, nhưng hóa ra chỉ để ngồi trò chuyện một lúc rồi bị bắn chết tươi, ko hiểu sinh ra làm gì, hay đấy là họ hàng gì của QT nên phải cho anh một chân nửa phụ nửa cameo >__<. Và spoil với các bạn cái tên phim Inglorious Basterds là một sự treo đầu dê bán thịt chuột nhắt trắng trợn và trơ trẽn, tạm minh họa như sau: Một bộ phim đoạn đầu có giới thiệu qua loa một anh chàng Jack nào đó định đi mua sổ xố, kế đó cho đến gần hết phim tả mấy nhóm người khác cũng chơi xổ số, trúng thưởng rồi làm mất, đến sát cuối có cảnh Jack tự nhiên nhặt được tờ xổ số kia, đi lĩnh thưởng, thế là hết, và đạo diễn đặt tên phim là Jack, ak ak.
Thứ hai, về diễn xuất, ngoài điếm sáng Christoph Waltz nói ở trên, còn lại thì tầm tầm (trội hơn một chút là Mélanie Laurent), và outstandingly terrible là Mr Jolie or Brad Pitt. Xem The Curious Case of Benjamin Button tớ thấy BP chỉ nói vài câu, diễn như khúc gỗ và quan sát mọi người, thấy rất tệ. Đến phim này thì mới phát hiện hóa ra khi anh mở miệng nói nhiều, mọi chuyện còn tệ hơn. Ko biết phải tả với các bạn thế nào cho chính xác, nhưng tớ chưa thấy diễn viên nào mà cố sức giả giọng dân miền Nam sao cho thật lè nhè, thật giống người da đen, thật (anh ta nghĩ là) cool, một cách lố lăng kỳ cục thế. Lại còn điệu bộ khệnh khạng và liếc mắt bắt chước Jack Nicholson và Marlon Brando pathetically khiến mình rởn hết gai ốc nữa, hic.
Thứ ba là về nhạc, kha khá hay, mỗi tội rất cọc cạch với khung cảnh nó được sử dụng. Gần như QT chỉ quan tâm đến sao cho hơi một chút, một chút gần context, xong tiêu chuẩn ấy là ông thoải mái chọn nhạc lung tung, thí dụ như cảnh làng quê ở Pháp thì cho nhạc đặc trưng Tây Ban Nha, hay đang là năm 1944 mà vẫn thoải mái nhét một bài rock của bác David Bowie. Nó tạo cảm giác cả bộ phim là một private joke của QT, và nhạc phim cũng chỉ để cho ông thưởng thức cái playlist ông thích mà thôi.
The Ugly
Thứ nhất, bộ phim đã cải biên lịch sử. Điều này thật ra không xấu, vì ở đây nó ko nhằm tuyên truyền chính trị, chỉ là một giả sử kiểu fantasy hay sci-fi. Tuy nhiên, tệ là nó lại cải biên theo một hướng … nhố nhăng. Đại loại là nó xây dựng Hitler và bộ sậu thành những nhân vật nực cười, có những bất cẩn thậm vô lý, nhờ thế các nhân vật chính diện của chúng ta đã thực hiện được âm mưu ám sát. Đây là kiểu kịch bản trong đó tác giả thiên vị tuyệt đối phe ta, hạ thấp phe địch đến mức không hèn thì cũng yếu, ko yếu thì cũng ngu, mà ko ngu thì đứt đuôi con nòng nọc là sẽ cực kỳ đen đủi, sao cho nhân vật tốt ko cần nhiều năng lực lắm cũng vẫn nhẹ nhàng chiến thắng đối thủ và lập kỳ tích như thường. Tớ nghĩ, những bộ phim này đều có vẻ gì rất … tự sướng và trẻ con. Chỉ cần khán giả có chút tỉnh táo, họ sẽ không chấp nhận sự ve vuốt giả tạo ấy, ko chấp nhận chiến thắng dễ dàng ấy. Điều họ muốn là một kịch bản trong đó mọi nhân vật thiện hay ác đều được đối xử đánh giá công bằng, và nhân vật chính chỉ được coi là dũng cảm tài trí, chỉ dành được thiện cảm thực sự, khi anh/cô ta dám đương đầu với những địch thủ cân sức, xứng tầm, thậm chí có thể là mạnh hơn. Mà điều này thì IB hoàn toàn không làm được.
Thứ hai, bộ phim đầy rẫy bạo lực. Thật ra thì phim của Quentin Tarantino trước giờ vốn luôn đầy rẫy bạo lực. Tuy nhiên, thí dụ như trong Kill Bill, những cảnh ấy hoặc do kẻ ác gây ra, hoặc do người tốt bị dồn vào đường cùng thì phải bật. Vì thế, tuy thỉnh thoảng vẫn phải quay mắt đi vì quá kinh, nhưng với người tốt làm việc bạo lực, ta vẫn có chút gì đó thông cảm và chấp nhận được.
Nhưng trong Inglorious Bastard, những hành động bạo lực kinh tởm nhất lại luôn do những người supposed to be anh hùng thực hiện trên những người không có gì chứng tỏ là ác, với một niềm khoái trá không che giấu. Có cảm giác như đây là một lũ đồ tể chỉ lợi dụng cái cớ chính nghĩa diệt phát xít để thỏa mãn sở thích chém giết bệnh hoạn của mình. Thế chưa đủ, đạo diễn còn rất chăm chút sao cho những cảnh đó thật chi tiết và ấn tượng. Xưa nay tớ luôn nghĩ người ta thích phim bạo lực là vì đó thường là phim hành động, giờ tớ bắt đầu phân vân, chả lẽ đã đến thời người ta thích bạo lực vì chính nó, vì sự ghê tởm và phi nhân tính của nó, nên đạo diễn mới tự tin nâng bạo lực lên tầm nghệ thuật đến như vậy. Mà có khi thế thật, sau khi được đón nhận với kha khá phim chém giết, có vẻ như Quentin Tarantino tin rằng sợi dây luân lý của phần lớn khán giả đã chùng rồi, lần này ông không buồn dựng lên lý do biện hộ nữa, ông cứ thoải mái và thích thú xen bạo lực như rắc một loại gia vị khẳng định bản sắc cá nhân mà thôi.
Một số người nói cảnh bạo lực này là ngụ ý mỉa mai chính khán giả, rằng nó tương hợp với đoạn Hitler cười khoái trá trước cái chết của những lính Đồng Minh trong bộ phim chiếu trong phim, rằng ai cười ở cảnh trên thì cũng chẳng khác gì Hitler ở cảnh sau đó. Tớ có liên tưởng đến sự giống nhau này, nhưng tớ không nghĩ đó là chủ ý của QT. Một là nó rất không rõ ràng để khẳng định. Hai là nếu có thì cũng hơi buồn cười. Bởi vì, thí dụ như chính vì tớ ko thích cảnh bạo lực nên tớ mới nhận ra sự giống nhau kia, thế thì sự mỉa mai lại chẳng có ý nghĩa gì với tớ, vì tớ học được bài học từ trước khi nhận ra nó, đúng ko nào. Ngược lại, đối tượng mà sự mỉa mai này có thể có ích sẽ phải là những người ko thấy cảnh bạo lực kia là vô nhân, nhưng nếu thế, thì lại khá khó để họ nhận ra sự giống nhau giữa họ và Hitler, hay ko bao giờ nhận ra sự mỉa mai và bài học tương ứng. Nói cách khác, nếu có bài học như vậy, thì nó sẽ chỉ đến với người biết rồi và muôn đời ko đến được với những người cần học.
Kết luận:
Tóm lại, tớ thấy QT ở phim IB này giống một đạo diễn film porn. Porn là gì? Là người ta nghĩ ra một câu truyện nhưng nó ko cần một xu ý nghĩa, nó đơn giản là cái nền để người ta chiếu cảnh sex mà thôi. QT thật ra có quan tâm đến nội dung bộ phim ko, hay chỉ là công cụ để ông show off tình yêu/kiến thức điện ảnh của mình bằng một loạt các film reference từ cảnh đến thoại đến nhạc, để ông thể hiện khả năng triết lý bằng những trường đoạn thoại lê thê ko liên quan chủ đề, và cuối cùng, để ông chứng tỏ mình là người duy nhất có khả năng tạo nên những cảnh bạo lực sành điệu đến thế. Thậm chí, IB còn tệ hơn porn. Ít ra, porn chiếu cái mà người ta chờ đợi khi xem nó, IB thì đóng mác là nghệ thuật nhưng lại hết sức phản nghệ thuật.
Tớ ko bao giờ có thói quen xem rating và đọc review trước khi xem, vì điều đó có thể dẫn đến hoặc hùa theo số đông, hoặc tệ hơn, trong một số trường hợp, là dẫn đến chống lại số đông, cả hai điều này đều không tốt cho chính kiến và đều ko nên cả. Do vầy, chỉ sau khi xác định verdict cho phim, tớ mới xem, lúc đó, bất kể trùng hay khác số đông tớ đều thấy thoải mái. Duy chỉ có lần này xem rating và đọc vài review thì không như vậy, không phải là ko thoải mái vì sự người ta nghĩ khác mình, điều ko nhiều ý nghĩa lắm, mà là buồn, vì cái sự nghĩ khác này nó lại bắt nguồn từ việc nhiều người thật sự thích thú với những cảnh bạo lực ấy. Chẳng lẽ cái hào nhoáng của sự (có vẻ là) độc đáo, (có vẻ là) stylish và cái nhãn QT lại hấp dẫn đến mức người ta cố tình nhắm mắt bịt tai chối bỏ bản năng tự nhiên của mình, và mở to mắt để hào hứng phấn khích trước một sự phi nhân hiển nhiên đến thế. Con số rating 8.6 với hơn 80000 vote ấy nói lên điều gì?
Nhưng mà, giờ nghĩ lại, tớ tin, tớ tin rằng điều này sẽ ko tiếp diễn lâu đâu, vì bản năng con người là tốt, với thời gian, mấy cái huyền thoại kiểu “Quần áo mới của Hoàng đế” kia chắc chắn sẽ ra đi, và chỉ có cái gì đẹp thật sự thì mới được trân trọng ở lại. Có thể thế là hơi tin vào con người quá, nhưng có lẽ tớ nghĩ, tớ thà đánh cược vào niềm tin ấy, sau thất vọng cũng chả sao, còn hơn là thất vọng về con người ngay từ giờ : ).
P.S: À mà tớ cũng cho rằng thay vì làm Inglorious Basterds, nếu muốn tạt qua đề tài lịch sử, tốt hơn có lẽ là QT nên quay về với những công thức cũ, tỷ như Pulp History hay Kill Hitler chẳng hạn .
Một review có spoli đáng đọc từ blog gwens83
http://gwens83.wordpress.com/2009/11/08/inglorious-basterds-the-good-the-bad-the-ugly/
Sypnosis: Năm 1944, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Một đội quân gồm các thành viên Mỹ gốc Do Thái được bí mật thành lập với tôn chỉ là giết quân phát xít Đức. Họ lập kế hoạch ám sát Hitler trong một buổi công chiếu một bộ phim tuyên truyền cho phát xít tại Paris. Ngẫu nhiên, bà chủ rạp nơi diễn ra buổi công chiếu đó là một phụ nữ Do Thái, từng chứng kiến cả gia đình bị thảm sát vì phát xít, cũng đang lập một kế hoạch với mục đích tương tự …
Tớ đã nghe phong phanh về phim này từ rất lâu, đã từng thích mấy phim của Quentin Tarantino, và cốt truyện kiểu “âm mưu-chiến tranh” thì có vẻ là khá hấp dẫn, nhưng ngoài rạp chỗ tớ ko chiếu, thế là đành mua đĩa về xem.
Kết quả thì : Đây là bộ phim xứng đáng thuộc top 5 phim tệ nhất, và chắc chắn là phim kinh tởm nhất xét theo thâm niên gần 20 năm xem phim của tớ, ko kể các phim kinh dị ma quỉ. Mà mới thấy may là mình mua đĩa, lại còn sale, chứ phim này mà ra rạp chắc lúc về ngửa mặt lên trời cười 3 tràng ai oán rồi thổ huyết vì tiếc tiền mất T__T.
Thử break down nó nhé:
The good:
Scene đầu tiên của phim có thể gọi là classic. Cùng với sự xuất hiện của Sĩ quan SS (Christoph Waltz ), không khí hồi hộp được nâng lên từ từ, theo một cách tưng tửng, trầm tĩnh, thậm chí playful nhưng ẩn tàng đe dọa. Nó giống cảm giác ta biết chắc giông bão đang tới, nhưng ko hề thấy dấu hiệu gì đặc biệt, không sấm, không chớp, không gió, tất cả đều yên ả tĩnh lặng, chỉ có hình dung mơ hồ về một thứ kinh khiếp cuồng nộ đang sôi sục dâng lên nhưng không thể detect là khiến ta dường như đông cứng và nghẹt thở.
Scene này cũng khiến người xem phấn khích với diễn xuất đặc sắc và lôi cuốn của Christoph Waltz. Với thể hiện sinh động của gương mặt, sự biểu cảm trong giọng nói và vẻ duyên dáng của ngôn ngữ cơ thể, Christoph Waltz đã tạo nên một viên sĩ quan phát xít mệnh danh “Jew Hunter” thâm trầm xảo quyệt ma quỉ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Nhân vật ấy hơi giống Joker (The Dark Knight) ở chỗ, làm chuyện ác không chỉ vì ác, mà còn vì coi đó là một trò chơi kích thích trí não, làm ko chỉ sao cho hiệu quả, mà còn phải thật là khéo léo nghệ thuật.
Tớ cho là vai này hay hơn Joker, ở chỗ độc đáo mà vẫn tự nhiên, ko gây cảm giác lên gân. Tất nhiên Joker thì được quyền kịch/lập dị một xíu vì đó là nhân vật dựa trên truyện tranh, nhưng nếu Heath Ledger thể hiện Joker với lời nói và hành động trầm tĩnh hơn một chút, thì sự xảo quyệt của nhân vật sẽ thú vị hơn.
Và diễn xuất của Christoph Waltz trong toàn bộ phần tiếp theo của phim cũng vẫn độc đáo và cuốn hút như thế. Tớ nghĩ nếu năm nay bác không được Oscar thì cũng chắc chắn cũng đi vào lịch sử điện ảnh vì đã tạo nên one of the best villains of all times.
Tuy vậy, chỉ một mình cảnh đầu, và một mình diễn xuất của Christoph Waltz thì không đủ sức để cứu cả bộ phim. Để ptích tiếp nhé
The bad:
Thứ nhất là cốt truyện lặt vặt, xen bởi nhiều tình huống cliché kinh điển, chi tiết gây cười vô lý và những đoạn thoại dài đến hàng thế kỷ (Oài, đoạn trò chuyện thật ra là khoảng 45 phút, dưng với phim mà nói, chỗ đó tương đương mấy thế kỷ òi). Trên hết, không hiểu cuối cùng nó mang ý nghĩa gì. Kẻ cả nếu phim chỉ nhằm giải trí, thì nó cũng ko làm tốt. Thoại dài, ko quá sâu sắc, lại ko gắn với nội dung khiến người ta thấy ngán ngẩm. Tình huống hài thì cũng chỉ tầm tầm sitcom. Nhân vật thì trừ vai sĩ quan SS, không thấy có ai được xây dựng đủ sâu, đủ chi tiết để ta cần quan tâm đến họ nghĩ gì hay sống chết thế nào. Thậm chí có nhân vật khiến khán giả nghĩ sẽ đem lại một bước ngoặt, nhưng hóa ra chỉ để ngồi trò chuyện một lúc rồi bị bắn chết tươi, ko hiểu sinh ra làm gì, hay đấy là họ hàng gì của QT nên phải cho anh một chân nửa phụ nửa cameo >__<. Và spoil với các bạn cái tên phim Inglorious Basterds là một sự treo đầu dê bán thịt chuột nhắt trắng trợn và trơ trẽn, tạm minh họa như sau: Một bộ phim đoạn đầu có giới thiệu qua loa một anh chàng Jack nào đó định đi mua sổ xố, kế đó cho đến gần hết phim tả mấy nhóm người khác cũng chơi xổ số, trúng thưởng rồi làm mất, đến sát cuối có cảnh Jack tự nhiên nhặt được tờ xổ số kia, đi lĩnh thưởng, thế là hết, và đạo diễn đặt tên phim là Jack, ak ak.
Thứ hai, về diễn xuất, ngoài điếm sáng Christoph Waltz nói ở trên, còn lại thì tầm tầm (trội hơn một chút là Mélanie Laurent), và outstandingly terrible là Mr Jolie or Brad Pitt. Xem The Curious Case of Benjamin Button tớ thấy BP chỉ nói vài câu, diễn như khúc gỗ và quan sát mọi người, thấy rất tệ. Đến phim này thì mới phát hiện hóa ra khi anh mở miệng nói nhiều, mọi chuyện còn tệ hơn. Ko biết phải tả với các bạn thế nào cho chính xác, nhưng tớ chưa thấy diễn viên nào mà cố sức giả giọng dân miền Nam sao cho thật lè nhè, thật giống người da đen, thật (anh ta nghĩ là) cool, một cách lố lăng kỳ cục thế. Lại còn điệu bộ khệnh khạng và liếc mắt bắt chước Jack Nicholson và Marlon Brando pathetically khiến mình rởn hết gai ốc nữa, hic.
Thứ ba là về nhạc, kha khá hay, mỗi tội rất cọc cạch với khung cảnh nó được sử dụng. Gần như QT chỉ quan tâm đến sao cho hơi một chút, một chút gần context, xong tiêu chuẩn ấy là ông thoải mái chọn nhạc lung tung, thí dụ như cảnh làng quê ở Pháp thì cho nhạc đặc trưng Tây Ban Nha, hay đang là năm 1944 mà vẫn thoải mái nhét một bài rock của bác David Bowie. Nó tạo cảm giác cả bộ phim là một private joke của QT, và nhạc phim cũng chỉ để cho ông thưởng thức cái playlist ông thích mà thôi.
The Ugly
Thứ nhất, bộ phim đã cải biên lịch sử. Điều này thật ra không xấu, vì ở đây nó ko nhằm tuyên truyền chính trị, chỉ là một giả sử kiểu fantasy hay sci-fi. Tuy nhiên, tệ là nó lại cải biên theo một hướng … nhố nhăng. Đại loại là nó xây dựng Hitler và bộ sậu thành những nhân vật nực cười, có những bất cẩn thậm vô lý, nhờ thế các nhân vật chính diện của chúng ta đã thực hiện được âm mưu ám sát. Đây là kiểu kịch bản trong đó tác giả thiên vị tuyệt đối phe ta, hạ thấp phe địch đến mức không hèn thì cũng yếu, ko yếu thì cũng ngu, mà ko ngu thì đứt đuôi con nòng nọc là sẽ cực kỳ đen đủi, sao cho nhân vật tốt ko cần nhiều năng lực lắm cũng vẫn nhẹ nhàng chiến thắng đối thủ và lập kỳ tích như thường. Tớ nghĩ, những bộ phim này đều có vẻ gì rất … tự sướng và trẻ con. Chỉ cần khán giả có chút tỉnh táo, họ sẽ không chấp nhận sự ve vuốt giả tạo ấy, ko chấp nhận chiến thắng dễ dàng ấy. Điều họ muốn là một kịch bản trong đó mọi nhân vật thiện hay ác đều được đối xử đánh giá công bằng, và nhân vật chính chỉ được coi là dũng cảm tài trí, chỉ dành được thiện cảm thực sự, khi anh/cô ta dám đương đầu với những địch thủ cân sức, xứng tầm, thậm chí có thể là mạnh hơn. Mà điều này thì IB hoàn toàn không làm được.
Thứ hai, bộ phim đầy rẫy bạo lực. Thật ra thì phim của Quentin Tarantino trước giờ vốn luôn đầy rẫy bạo lực. Tuy nhiên, thí dụ như trong Kill Bill, những cảnh ấy hoặc do kẻ ác gây ra, hoặc do người tốt bị dồn vào đường cùng thì phải bật. Vì thế, tuy thỉnh thoảng vẫn phải quay mắt đi vì quá kinh, nhưng với người tốt làm việc bạo lực, ta vẫn có chút gì đó thông cảm và chấp nhận được.
Nhưng trong Inglorious Bastard, những hành động bạo lực kinh tởm nhất lại luôn do những người supposed to be anh hùng thực hiện trên những người không có gì chứng tỏ là ác, với một niềm khoái trá không che giấu. Có cảm giác như đây là một lũ đồ tể chỉ lợi dụng cái cớ chính nghĩa diệt phát xít để thỏa mãn sở thích chém giết bệnh hoạn của mình. Thế chưa đủ, đạo diễn còn rất chăm chút sao cho những cảnh đó thật chi tiết và ấn tượng. Xưa nay tớ luôn nghĩ người ta thích phim bạo lực là vì đó thường là phim hành động, giờ tớ bắt đầu phân vân, chả lẽ đã đến thời người ta thích bạo lực vì chính nó, vì sự ghê tởm và phi nhân tính của nó, nên đạo diễn mới tự tin nâng bạo lực lên tầm nghệ thuật đến như vậy. Mà có khi thế thật, sau khi được đón nhận với kha khá phim chém giết, có vẻ như Quentin Tarantino tin rằng sợi dây luân lý của phần lớn khán giả đã chùng rồi, lần này ông không buồn dựng lên lý do biện hộ nữa, ông cứ thoải mái và thích thú xen bạo lực như rắc một loại gia vị khẳng định bản sắc cá nhân mà thôi.
Một số người nói cảnh bạo lực này là ngụ ý mỉa mai chính khán giả, rằng nó tương hợp với đoạn Hitler cười khoái trá trước cái chết của những lính Đồng Minh trong bộ phim chiếu trong phim, rằng ai cười ở cảnh trên thì cũng chẳng khác gì Hitler ở cảnh sau đó. Tớ có liên tưởng đến sự giống nhau này, nhưng tớ không nghĩ đó là chủ ý của QT. Một là nó rất không rõ ràng để khẳng định. Hai là nếu có thì cũng hơi buồn cười. Bởi vì, thí dụ như chính vì tớ ko thích cảnh bạo lực nên tớ mới nhận ra sự giống nhau kia, thế thì sự mỉa mai lại chẳng có ý nghĩa gì với tớ, vì tớ học được bài học từ trước khi nhận ra nó, đúng ko nào. Ngược lại, đối tượng mà sự mỉa mai này có thể có ích sẽ phải là những người ko thấy cảnh bạo lực kia là vô nhân, nhưng nếu thế, thì lại khá khó để họ nhận ra sự giống nhau giữa họ và Hitler, hay ko bao giờ nhận ra sự mỉa mai và bài học tương ứng. Nói cách khác, nếu có bài học như vậy, thì nó sẽ chỉ đến với người biết rồi và muôn đời ko đến được với những người cần học.
Kết luận:
Tóm lại, tớ thấy QT ở phim IB này giống một đạo diễn film porn. Porn là gì? Là người ta nghĩ ra một câu truyện nhưng nó ko cần một xu ý nghĩa, nó đơn giản là cái nền để người ta chiếu cảnh sex mà thôi. QT thật ra có quan tâm đến nội dung bộ phim ko, hay chỉ là công cụ để ông show off tình yêu/kiến thức điện ảnh của mình bằng một loạt các film reference từ cảnh đến thoại đến nhạc, để ông thể hiện khả năng triết lý bằng những trường đoạn thoại lê thê ko liên quan chủ đề, và cuối cùng, để ông chứng tỏ mình là người duy nhất có khả năng tạo nên những cảnh bạo lực sành điệu đến thế. Thậm chí, IB còn tệ hơn porn. Ít ra, porn chiếu cái mà người ta chờ đợi khi xem nó, IB thì đóng mác là nghệ thuật nhưng lại hết sức phản nghệ thuật.
Tớ ko bao giờ có thói quen xem rating và đọc review trước khi xem, vì điều đó có thể dẫn đến hoặc hùa theo số đông, hoặc tệ hơn, trong một số trường hợp, là dẫn đến chống lại số đông, cả hai điều này đều không tốt cho chính kiến và đều ko nên cả. Do vầy, chỉ sau khi xác định verdict cho phim, tớ mới xem, lúc đó, bất kể trùng hay khác số đông tớ đều thấy thoải mái. Duy chỉ có lần này xem rating và đọc vài review thì không như vậy, không phải là ko thoải mái vì sự người ta nghĩ khác mình, điều ko nhiều ý nghĩa lắm, mà là buồn, vì cái sự nghĩ khác này nó lại bắt nguồn từ việc nhiều người thật sự thích thú với những cảnh bạo lực ấy. Chẳng lẽ cái hào nhoáng của sự (có vẻ là) độc đáo, (có vẻ là) stylish và cái nhãn QT lại hấp dẫn đến mức người ta cố tình nhắm mắt bịt tai chối bỏ bản năng tự nhiên của mình, và mở to mắt để hào hứng phấn khích trước một sự phi nhân hiển nhiên đến thế. Con số rating 8.6 với hơn 80000 vote ấy nói lên điều gì?
Nhưng mà, giờ nghĩ lại, tớ tin, tớ tin rằng điều này sẽ ko tiếp diễn lâu đâu, vì bản năng con người là tốt, với thời gian, mấy cái huyền thoại kiểu “Quần áo mới của Hoàng đế” kia chắc chắn sẽ ra đi, và chỉ có cái gì đẹp thật sự thì mới được trân trọng ở lại. Có thể thế là hơi tin vào con người quá, nhưng có lẽ tớ nghĩ, tớ thà đánh cược vào niềm tin ấy, sau thất vọng cũng chả sao, còn hơn là thất vọng về con người ngay từ giờ : ).
P.S: À mà tớ cũng cho rằng thay vì làm Inglorious Basterds, nếu muốn tạt qua đề tài lịch sử, tốt hơn có lẽ là QT nên quay về với những công thức cũ, tỷ như Pulp History hay Kill Hitler chẳng hạn .