Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục NHIẾP ẢNH
Nhìn cái ảnh bé nhọ thì đưởng cong gọi là đừng hỏi )
Em cóp nhặt, sưu tầm được một số bài viết dễ hiểu, đơn giản về nhiếp ảnh xin được úp để các bác tham khảo:
Chụp ảnh cũng như làm văn thôi, mỗi người 1 cảm tính và thường cho bức ảnh của mình là đẹp ;-) Và miễn sao mình thấy nó đẹp là được, vậy đã là thành công 50% rồi.
Vậy thì cần 1 số điều quan trọng như sau:
1. Làm chủ thiết bị:
Thiết bị chính của chúng ta là 1 chiếc máy ảnh, bao gồm ống kính vv...
Và mấy ai đọc kỹ hướng dẫn của nó trước khi dùng hay đem ra dùng ngay? Hay có để ý đến những chiếc CD đi kèm ko>?
Vậy ta phải hiểu kỹ về nó hơn.
CL nói tóm tắt chung chung sau cho tất cả các máy: (đối với Newbie tạm thời ko quan tâm đến cách đo sáng mà chỉ cần lấy nét là đc)
-Muốn lấy nét thì phải giữ 1/2 nút chụp, với các máy bao diêm pns thì khung xanh phải nháy lên màn hình ngắm mới là bắt nét, công việc còn lại là ta ấn nó xuống nốt 1/2 - Xong
-Nếu máy ko có các chức năng P,AV,TV,M thì là nó full Auto rồi, chỉ có thể chọn được các Style thôi, nên thử hết chúng xem thiết bị của mình tích hợp mấy cái đó có tốt ko?
Nếu tốt thì sử dụng ko tốt thi cứ Standard với AWB mà dùng
Những điều này là chỉ cho những cảm biến bé CCD thôi, chứ ai đã dùng lên đến Crop, Fullframe hay DoubeFrame rồi thì ko cần nói thêm
Các vấn đề về đo sáng, hay vv,,, thì các bác có thể hỏi thêm cho các dòng máy cao hơn Pns, trên cơ bản là giống nhau nhưng em rành nhất là các tài liệu về Canon.
Khi nào các bác chụp ra 1 tấm nét căng với cái máy nó cho phép vậy thì nói tiếp sau ;-)
Muốn chụp đc nét thì phải lấy nét đúng cách bấm 1/2 nút, các máy pns đời mới đều có nhận diện khuôn mặt nên lấy nét mặt khá đơn gian, chỉ cần khung đỏ chuyển sang xanh green là có thể bấm nốt 1/2 nút chụp còn lại. Cố gắng sao ko bị rung tay và phải có tay trái đỡ trọng tâm máy phía dưới là đúng cách nhất như hình dưới:
Tạm thời mục này vậy đã, nét căng thì nói thêm vấn đề đo sáng, chứ Pns ko có nét điểm nên cũng chẳng lấy nét vào mắt khi chụp người được.
2. Bố cục:
Ở đời này có nhiều loại bố cục, nôm na là sắp xếp làm sao cho mọi vật trong tấm hình 1 cách hợp lý.
Và nó được tích lũy cả trăm nay nay trong nhiếp ảnh, chúng ta nên tuân thủ nó 1 cách tuơng đối
Em nói là tuơng đối thôi nhé, vì tuyệt đối thì sẽ nhàm chán ;-) và ko có sự sáng tạo riêng cho mình, đôi khi còn phụ thuộc vào tiền cảnh, hậu cảnh vv... và chúng ta ko nên tuân thủ quá đáng quá
CL đang từng ngồi uống rượu với 1 số họa sỹ nhưng rất thích cầm máy ảnh chụp choạch, họ gào thét 1 cái thứ bố cục trong Hội họa cách đây nhiều thế kỷ, và tóm lại họ chụp vẫn ko thuận mắt CL nhìn tý nào ;-)
Bức tranh ko đẹp ông ý có thể tự vẽ mây thêm, cây cối um tùm vv...
Còn chụp ảnh ta phải tuân thủ ko nên cắt ghép gì vào, tốt nhất hậu kỳ càng ít càng tốt.
Cho nên 1 chiếc bao diêm pns chụp với bố cục tốt còn hơn ông máy pro chụp lung tung ;-)
Sách vở đọc ko đến nơi đến trốn nên CL ko biết tiếng Anh những thứ này gọi là gì, chỉ hiểu nôm na bằng tiếng VN thôi:
Tất cả các quy tắc nếu thiếu các bác bổ sung:
Sorry em toàn lấy hình em chụp nên ko đẹp lắm hehe
- Đường chéo: Luôn tạo ra 1 không gian ko bị tẻ nhạt hơn cho tấm hình:
Những đường chéo theo mũi tên xanh đã đc con người bình chọn là bố cục chéo gây chú ý nhất
-Chữ S
[/I]
Bố cục ưu tiên hình chữ S như con đường hình trên (mọi người ai cũng thích đường cong hình chữ S nhất mà, nào là đất nước VN, thân hình phụ nữ ;-))
- Đường dẫn:
Có thể dùng đường cong hoặc thẳng để dẫn tới 1 góc khuất hay 1 chủ thể ở xa cảm giác cho tấm hình sâu hơn và có tính chất điểm vô tận hơn như 2 hình này
- Quy tắc 1/3
Đây là bố cục dễ nhất, vì bất cứ máy ảnh nào cũng có phần Grid cho ta căn bố cục này
Như vậy chủ thể điểm chính (Focus) chỉ cần nằm trong 4 chấm giao điểm kia là OK (mắt ngang, mũi dọc đều 1/3 hehe)
Ngoài ra các đường chân trời, nét ngang dọc chính nằm trong line 1/3 là OK
Ví dụ ko áp đặt 1/3 CL lấy mặt biển 1/4 như hình dưới cũng ko ảnh hưởng (tham lấy các tòa nhà nên thay thể 2 điểm cao của núi ở khoảng 1/3) Thực sự là lười tìm ảnh 1/3 ra làm ví dụ vì quy tắc này quá nhàm
- Quy tắc vàng
Các trục chính và giao điểm trên là theo quy tắc vàng
Nếu đặt dọc bức ảnh lấy chủ thể chính là tòa tháp kia thì bức ảnh trên dựa theo quy tắc này, nó cũng nôm na như 1/3 nhưng 9 ô chia theo diện tích khác
- Tỷ lệ vàng (Sưu tầm)
Tỷ lệ vàng trong mắt CL có vẻ là ít dùng nhất và CL hiếm khi dùng nó. Nó cũng là mục chia tỷ lệ cắt cúp ảnh cuối cùng trong Lightroom
Cái này bác nào hay dùng tiện thể bàn luôn. Em ít dùng nó nên thực hành có hạn, lý thuyết nó thì như sau:
cách bố trí điểm “Phi” được đặt ở ngay mắt trái của chủ thể, để tạo chủ điểm hấp dẫn. Và mỗi 1 bức ảnh thì chỉ có 1 điểm vàng, nếu muốn sắp xếp làm nổi rõ chủ đề đang muốn nói, thì tác giả đưa chính điểm đó vào điểm vàng trong tỷ lệ vàng
...................
Phá lung tung
Đôi khi người ta thích thì phá bố cục ko theo thể loại nào - CL nghịch cho 2 người trong ảnh tiến bước lên dốc tại Phú Quốc ;-)
3. Khoảnh khắc và góc máy:
Nôm na dễ hiểu như sau:
Chụp người nhất định lấy nét vào mắt, ko có pns ko lấy được thì phải vào mẹt, à quên vào mặt ;-)
Chụp đàn ông phải nét căng, thấy vết nhăn vết thâm mới đạt
Chụp phụ nữ phải mềm dịu chút, ko thấy đc khuyết điểm nói chung ;-)
Chụp trẻ con hay phụ nữ tránh chụp ống kính cao hơn đầu, mắt lia xuống, người sẽ bị lùn, ko lấy hết đc ko gian bao quanh vv...
Chụp trẻ con nên cúi xuống ngang tầm mắt của nó, chộp những khoảnh khắc đáng yêu
Ví dụ nhóc Tây đang cười này em chụp ở công viên
Hay bé nhọ này đang chờ mẹ ở khu building chẳng hạn, thực sự em muốn cúi thấp hơn nữa nhưng ko dám hy sinh vì nghệ thụt, sợ bùng đầu gối quần ;-)
Trong phong cảnh thì đôi khi trời nhiều mây, ánh nắng lọt qua những áng mây tạo nên những vùng sáng tối dưới mặt đất hay trên đỉnh đồi, chúng ta phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ
Hay gió thổi tạo nên những đường cong của cát thể hiện được sự hùng vĩ của thiên nhiên tạo hóa trên những đồi cát tại Mũi Né VN
[/I]
Hay ví dụ 1 tấm của CL chụp vào buổi trước khi bình minh, ánh sáng chỉ ló ra như vậy thôi, chỉ có 10-15 mins để chụp những bức như thế này trong sáng hôm đó
Và khi nào trình độ cao hẳn thì chúng ta hay giả lập hiện trường đề có những bức ảnh thời khắc tuyệt vời ;-)
Luôn chú ý góc đạt ống kính sao cho ngang hoặc thấp hơn mặt đối tượng chụp để có không gian rộng hơn, chủ thể sẽ đẹp hơn .. chưa nói đến việc chân dài hơn ;-)) ánh mắt nhìn xuống luôn đẹp hơn, đỡ bị nhăn da mặt ngước lên lộ lòng trắng nhiều ... hehe nói thêm nữa thì kinh quá
Góc thấp cho cảnh vật nhìn sẽ hùng vĩ hơn, nếu có những đường dẫn thẳng như ray hay lấy nó làm đường dẫn cho chủ thể
Tóm lại luôn phải suy nghĩ trước khi mình chụp để có góc nhìn tốt nhất, thời khắc đẹp nhất, hay chịu khó tìm tòi góc nhìn khác lạ so với mắt thường mọi người đều nhìn thấy được trong khung cảnh chung như cúi thấp hơn, tìm những vị trí chụp mà ít người chú ý đến.
---- TG: Chuột Lang - OF ----
Tạm thế đã mai em up típ
Nhìn cái ảnh bé nhọ thì đưởng cong gọi là đừng hỏi )
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: