Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH
Luyện Nghe
Phần 1
Tiếp theo và hết
Âm Hình
Âm hình được khái niệm là “hình ảnh được tái tạo” của âm nhạc mà người nghe “nhìn thấy được” trong quá trình cảm thụ. Khi đứng trước một dàn thiết bị âm thanh đã được phối ghép hoàn chỉnh, ta nhận ra mình đang có mặt trong một phòng hòa nhạc,... Chúng ta sẽ “nhìn thấy được” hình ảnh, vị trí của ca sĩ và từng vị trí nhạc cụ đang trình diễn.
Tại sao có điều kì lạ như vây?
Đây chính là kết quả của hiệu ứng chiều sâu và chiều rộng trong không gian âm nhạc kết hợp với kỹ thuật thu âm hoàn chỉnh. Trong tất cả những cách thức tái tạo âm nhạc thì “ tái tạo âm hình” được xem là thú vị nhất. Thử nghĩ về điều này, khi chúng ta ngồi nghe một bài nhạc, ta cảm nhận được tiếng Violon phát ra từ vị trí bên trái, tiếng kèn Saxophone đi từ bên phải, đàn Piano văng vẳng phía sau, giọng ca sĩ như đong đưa trước mặt… Cảm giác giống như đang ngồi trước một sân khấu nhạc sống và đối diện với ban nhạc bằng xương bằng thịt vậy.
Các thiết bị âm thanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm hình. Một số thiết bị có thể làm không gian của âm hình bị co lại, thiếu đi chiều sâu và độ rộng mở ( ta gọi là âm hình có biên độ cạn,hẹp). Số khác có khả năng khuyếch đại biên độ của âm hình lên cao hơn.
Chi Tiết Âm Nhạc
Nói đến chi tiết là nói đến nét tinh xảo của âm nhạc. Ví dụ khi nghe nhạc chúng ta cảm nhận được sự tinh tế về đường nét, cấu trúc âm sắc của một nhạc cụ, đó chính là ”chi tiết”.
Một bộ dàn trình diễn tạo ra đươc nhiều “chi tiết” âm nhạc sẽ mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc, âm nhạc sẽ nhiều màu sắc và tình cảm hơn.
Một số thiết bị Audio đã “phóng đại” chi tiết của âm nhạc lên nhiều quá sẽ làm cho nền âm thanh mang nét giả tạo, không trung thực. Điều này khiến cho âm nhạc có vẻ “kích động”, gây cho người nghe cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Nền âm nhạc thiếu chi tiết sẽ kéo theo tiếng Treble mất đi độ tươi sáng, âm sắc của nhạc cụ sẽ chìm hẳn và thiếu sinh động.
Nhịp điệu và tiết tấu
Nhịp điệu và tiết tấu đóng vai trò là “ nguồn cảm hứng “ trong âm nhạc. Điệu Blue hay Slow Rock chậm buồn tha thiết sẽ khiến người nghe lắng đọng cảm xúc, một bài nhạc với nhịp điệu Tango, tiết tấu nhanh, dồn dập, sẽ cuốn hút người nghe hòa mình vào trong thế giới của âm thanh, thôi thúc cơ thể chúng ta phải lắc lư, cử động theo từng nốt nhạc.
Như đã nói ở phần trên, nhịp điệu và tiết tấu được hình thành dựa trên nền của âm Bass. Do vậy, một người am hiểu về âm nhạc chỉ cần nghe loáng thoáng vài tiếng “ xập xình” của âm Bass cũng đủ nhận ra bài nhạc đang được thể hiện ở tiết điệu gì..
Nhip điệu và tiết tấu cũng phụ thuộc nhiều vào các thiết bị âm thanh . Một bộ dàn trình diễn hay sẽ khiến cho nhịp điệu trở nên lả lướt và hấp dẫn hơn, trái lại những thiết bị tầm thường sẽ làm cho nhịp điệụ nặng nề, chậm chạp, âm nhạc sẽ mất đi sinh khí vốn có.
Những gợi ý cần thiết
Bằng cách thường xuyên nghe nhạc, xem nhiều tạp chí về Audio để tích lũy vốn kiến thức và những thuật ngữ chuyên ngành, nhất định qua thời gian chúng ta sẽ phát huy được khả năng cảm thụ và đánh giá âm nhạc tốt hơn.
Các chuyên gia trong lĩnh vực âm học có lời khuyên rằng: Bất kì thời điểm nào trong khi nghe, nếu phát hiện được những điểm ấn tượng, đặc sắc của âm nhạc chúng ta nên viết ra ngay ý kiến của mình về cảm giác đó. Dần dần những thói quen này sẽ phát triển thành kinh nghiệm, đến một lúc nào đó, đứng trước một dàn âm thanh chúng ta sẽ có đủ cơ sở lí thuyết để đánh giá một cách chính xác từng thiết bị trình diễn hay ở điểm nào, dở ở điểm nào và tại sao thiết bị này hay, thiết bị kia lại dở…
Phần 1
Quách An
CHAL chỉnh sửa