Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH
Luyện nghe âm nhạc
Phần một
Phần hai
Tạo hóa đã ban cho đôi tai con người với khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc tinh xảo và nhạy cảm hơn bất kỳ một thiết bị, máy móc hiện đại nào hiện có! Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể so sánh được sự khác biệt giữa một âm thanh hay và một âm thanh dở. Để chỉ ra được chính xác một thiết bị âm nhạc trình diễn hay ở điểm nào? Và dở ở điểm nào? Điều đó thật không đơn giản, nó thuộc về “qúa trình khổ luyện” của mỗi cá nhân.
Một người có khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc càng chính xác, đồng nghĩa với thời gian người đó dành cho việc nghe nhạc càng nhiều.
Bảng Phân Chia dải sóng âm theo tần số và tên gọi
Tai người có khả năng nghe được những tín hiệu âm thanh có tần số từ 16hz đến 20kHz. Dãy âm tần này được phân chia theo tên gọi như sau:
Tính theo Hz
20 – 40 : Deep Bass ( Bass sâu)
40 – 80 : Midbass ( Bass trung )
80 – 160 : Upper Bass ( Bass cao)
160 – 320 : Lower Midrange ( Trung âm thấp)
320 – 640 : Middle Midrange ( Trung âm trung)
640 – 1280 : Upper Midrange ( Trung âm cao)
1280 – 2560 : Lower Treble ( Treble thấp)
2560 – 5120 : Middle Treble ( Treble trung)
5120 – 10240 : Upper Treble ( Treble cao)
10240 – 20480 : Top Octave ( Đỉnh cực cao của dãi tần âm treble)
Những Khó Khăn Thường Gặp Trong Quá Trình Nghe
Thứ nhất thật không đơn giản chút nào để trở thành một người nghe nhạc “ có đẳng cấp”, thậm chí nhiều người nghe nhạc rất thường xuyên nhưng vẫn không phân biệt được thế nào là “nghe nhạc giải trí” và “nghe nhạc cảmthụ”.
Thứ hai vấn đề lớn của chúng ta là tìm ra được những từ ngữ, thuật ngữ thật đúng và chính xác để diễn đạt những cảm nhận của mình bằng lời khi muốn phê bình hay đánh giá chất lượng của âm nhạc.
Không Gian trong Âm Nhạc
Không Gian trong âm nhạc được khái niệm là khoảng cách giữa âm nhạc đến tai người nghe, điều này khác hẳn khoảng cách đặt các thiết bị và vị trí người nghe.Một số phòng thu có thiết bị và công nghệ thu âm có thể cho ra các CD nhạc có hiệu ứng âm thanh làm cho người nghe cảm giác âm nhạc thật gần gũi và luôn có xu hướng đi về phía trước. Tuy nhiên, một số thiết bị âm thanh cũng có khả năng tạo ra được những hiệu quả âm thanh tương tự. Điển hình là một số mẫu loa có thể cho người nghe cảm giác âm nhạc phát ra từ không gian sâu thẳm phía sau loa hay ngược lại âm nhạc như đang lơ lửng trước mặt.
Âm Treble
Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc. Thật vậy, một khi âm Treble được tái tạo “không đạt tiêu chuẩn” rất dễ khiến người nghe có cảm giác căng thẳng, khó chịu, làm giảm đi rất nhiều giá trị của âm nhạc.
Một vài thiết bị âm thanh như đầu phát CD hay Ampli thể hiện dãy cao tần quá thừa dẫn đến tình trạng tiếng Treble bị “chói”, trường hợp này khi nghe giọng ca sĩ ta sẽ thấy rõ ở cuối mỗi câu nhạc có kéo theo đuôi nhiều chữ “ssss”,hay “sssshhhh”.
Khi âm Treble được tạo ra ở tần số từ 5kHz đến 20kHz sẽ cho chất âm “khô”, tiếng treble như thiếu không khí.
Treble quá nhiều chất “ Kim “ sẽ làm méo tiếng, âm nhạc sẽ mất đi tính trung thực.
Âm Mid
Đây là nơi thể hiện phần lớn nội dung âm nhạc và là nơi đôi tai nhạy cảm nhất. Nếu một bộ loa truyền tải chính xác âm trung mà không bị chói (ở phần cao), không bị mờ đục (ở phần thấp), nó sẽ cho bạn biết đôi tai đã chấp nhận âm thanh đó "tự nhiên" và "giàu nhạc tính". Nếu không, bạn sẽ từ chối nó vì nghe giả dối, đánh bóng và thiếu tự nhiên.
Tai người nhạy cảm nhiều với Âm Mid và Treble thấp hơn là với Âm Bass. Thông thường chúng ta cảm nhận âm thanh tốt nhất ở dãy tần từ 800 Hz đến 3kHz. Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid. Phần lớn những rắc rối xảy ra với âm Mid đều bắt nguồn từ loa, do đó khi thẩm định chất âm Mid của một bộ dàn âm thanh chúng ta nên quan tâm nhiều đến loa hơn là những thiết bị khác. Tuy nhiên những thiết kế loa gần đây, đặc biệt là những sản phẩm loa Hi-end hầu như đã giải quyết được những trục trặc này.
Âm Mid cũng góp phần tạo nên hiệu ứng về “màu sắc” cho âm nhạc. Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp ( về cường độ và tần số ), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.
Nếu bạn nghe stereo, thanh âm đó phải như được đặt một cách tự nhiên với các nhạc cụ khác, không bị mờ đục hay xa xôi. Nếu nghe thấy tiếng hát như xa mờ, văng vẳng đâu đây, đó là do âm trung của loa đã bị giảm đi, làm cho tiếng có cảm giác xa xôi, không thể hiện rõ nét.
Bản thu hợp xướng có giọng nam và giọng nữ là một thử nghiệm tốt để xác định độ rõ nét của dải trung. Khi nghe bản nhạc, bạn có phân biệt rõ 4 cung bậc khác nhau: giọng nam trầm, nam cao, nữ trầm và nữ cao? Loa tồi sẽ khiến các giọng hợp xướng nghe như nhòe đi, xoắn vào nhau, không tách bạch.
Vẫn còn một đặc điểm khá quan trọng mà người nghe nên nắm rõ khi nghe âm Mid, đó chính là độ “ nhuyễn” của nhạc cụ. Độ nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau. Khi độ “nhuyễn” đạt đến mức cao nhất sẽ cho âm sắc của nhạc cụ thật hài hòa và tinh tế.
Âm Mid quá mỏng hay quá cứng sẽ tạo ra chất Mid thô ( từ chuyên môn gọi là Chát). Hiện tượng này dễ nhận thấy mỗi khi ca sĩ nhấn giọng, tiếng Saxophone dở cũng thường cho kết quả tương tự. Tiếng Mid được cho là “đạt tiêu chuẩn” khi người nghe có cảm giác dãy âm tần này ấm áp, rõ ràng và chi tiết.
Âm Bass
Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay. Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.
Thật ra mà nói, tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu …thậm chí cả nguồn phát nhạc.
Vấn đề phổ biến nhất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng âm Bass là “Bass thiếu lực”, “ Bass thiếu chiều sâu”. Điều này khiến người nghe có cảm giác tiếng Bass cụt ngủn, chậm chạp, kéo theo nền nhạc chìm xuống, thiếu đi sức sống và nhạc tính.
Ở dải trầm, nếu loa có đáp ứng tần số thấp tốt (ngay cả trên các mẫu nhỏ), người nghe sẽ cảm nhận rõ từng nốt trầm. Trong khi đó, loa tồi sẽ khiến tiếng bass nghe như tiếng đập thùm thụp mờ đục, không phân biệt rõ nốt nào.
Một số thiết bị âm nhạc cao cấp có thể đưa tần số dãy âm trầm xuống đến 35Hz, ở tần số này các chi tiết của âm Bass hầu như được tái tạo hoàn hảo, người nghe sẽ cảm nhận được độ rộng mở và chiều sâu của tiếng Bass một cách tốt nhất.
Ở các loa chủ yếu dành cho rạp hát tại gia, người ta cũng lấy tiêu chuẩn này để nhận định. Loa có tiếng nhạc êm, chính xác sẽ thể hiện tốt những bản nhạc trong phim. Không nên áp đặt loa này tốt cho rạp hát tại gia, loa kia tốt cho việc nghe nhạc. Bởi cả hai đều phải hướng đến sự trung thực.
Khi muốn thưởng thức âm nhạc, bạn hay tôi không thể nghe trong vài phút mà phải dài hơn. Nếu bạn nghe mà không hề thấy mệt mỏi, có nghĩa là bộ loa đó tự nhiên, phù hợp với nhu cầu.
Phần hai
Quách An
CHAL chỉnh sửa