Ðề: HD Thái Nguyên - Chia sẻ kinh nghiệm chơi HD
Tư vấn chơi nhạc lossless
16 bit, 24 bit, 32 bit - 44/48/96/192 kHz
Mục lục
A. Tìm hiểu thêm về nhạc lossless
B. Phần mềm chơi nhạc lossless
Dân Việt sành nhạc, sành âm thanh chẳng kém gì thế giới. Thế giới có gì ta có nấy, chơi gì ta chơi nấy. Dân chơi có câu “hay trong tầm tiền”, ngẫm ra đúng muôn lần đúng. Chơi nhạc lossless là cách rẻ và hiệu quả nhất so với chi phí đầu tư. Nếu chẳng có sức mạnh công nghệ để người ta nghiên cứu ra cái thứ nhạc định dạng này thì có lẽ nhiều ace còn vật vã với nguồn âm thanh không biết đến bao giờ...
Tôi cũng tự nhận mình là một trong số đó..5 năm là quãng thời gian không dài nhưng cũng đủ nói nên niềm đam mê, cái thú dowload nhạc losslesss..thấp thỏm, chờ đợi, và tiếc nuối khi nhìn những cd hay các bác ạ! Từ ngày chập chẹ biết dowlod nhạc lossless cho đến nay cũng kiếm dc một chút gọi là..nếm mùi chờ đợi! Bao đêm thâu vẫn chong chong canh máy kẻo link die..hic ..nghĩ lại đến nay thấy mình .. bỏ bê quá ... em ko dám nói nha!
Ý em vậy có gì sai thì các bác có đam mê tìm hiểu cũng đừng trách em nhé... khi nhìn lại chặng đường sau chừng ấy năm...
bôn ba.
A. Tìm hiểu thêm về nhạc lossless
*
Tín hiệu tương tự và tín hiệu số
Thực tế ta gặp rất nhiều trường hợp chuyển qua lại giữa tín hiệu tượng tự (Analog) và tín hiệu số (Digital). Trong phần này tôi giới thiệu quá trình chuyển đổi giữa 2 lạo tín hiệu này dưới dạng lý thuyết đơn giản. Phần này cũng sẽ giúp các bạn hiểu được các bit rate được tạo ra như thế nào và nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng tín hiệu thu được .
Hãy nhìn vào hình trên:
Phần trên là tín hiệu Analog (có dạng sóng hình sin), là liên tục theo thời gian, có rất rất nhiều giá trị (trục thẳng đứng là cường độ tín hiệu, vì là liên tục nên có vô số giá trị - các bác học vi phân trong lớp 12 chắc biết rồi chứ ạ).
Phần dưới là tín hiệu Digital (có dạng các xung vuông) chỉ có 2 giá trị : 0 và 1. Giả định mức 1 quy định cho điện áp 4 vôn đến 5 V, mức 0 quy định 0 - 2 V. Nói đến đây các bác đã hiểu hạn chế của cái nhạc số chưa! Nếu tín hiệu là 3V thì sao nhỉ ? Lúc đó, nó không xử lý -> treo máy , hihihi. Nói chung, người ta luôn chọn khoảng cách giữa mức 1 và mức 0 sao cho hệ thống vẫn hoạt động tốt với mức ảnh hưởng ít nhất có thể.
*
Tìm hiểu cách biến 1 tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại
Lấy mẫu: (SAMPLING)
Quan sát hình trên:
T1, T2... là các lần lấy mẫu, T1 là lần lấy mẫu thứ nhất, T2 là lần thứ 2 ….
Từ thời điểm t1 đến thoài điểm t2 là khoảng thời gian để lấy mẫu lần T1, từ thời điểm t2 đến thoài điểm t3 là khoảng thời gian để lấy mẫu lần T2, ....
Lấy mẫu là giai đoạn đầu của quá trình chuyển tín hiệu tương tự thành tín hiệu số. Cứ sau 1 khoảng thời gian cố định, người ta đo mức tín hiệu tương tự - tất nhiên là thiết bị điẹn tử đ chứ có cha nào ngồi để đo được. Từ thời điểm t1 đến t2, có vô số giá trị nhưng ta chỉ lấy “9 V” làm giá trị đại diện. Tương tự cho các thời điểm khác... Vì sao không lấy hết các giá trị mà chỉ lấy ở thời điểm T1 ? Dễ hiểu thôi ! Vì sao không kiểm tra nguyên bao gạo mà chỉ lấy 1 nhúm ra coi rồi kết luận gạo ngon hay dở? Vì nhiều quá ! Nếu ta lấy mẫu hết thì rõ ràng ta cần nhiều hơn dung lượng để lưu trữ. Bởi vậy mà từ t1->t2, ta lấy 1 giá trị thôi !
Số lần lấy mẫu trong 1 giây gọi là tần số lấy mẫu (Sampling rate).
Ví dụ : Tần số lấy mẫu f = 8 kHz => T = 1/f = 1/8000 Hz = 0,125 s - nghĩa là cứ 0,125 giây thì người ta lại đo lấy mẫu một lần, tương đương 1 giây lấy mẫu 8000 lần . Kinh khủng .
Lượng tử hóa (Quantize)
Người ta chia điện áp đo được thành các mức Một mức đại diện cho 1 khoảng giá trị.
Ví dụ: Giả sử có 16 mức.
0 - 1V : mức 0
1V - 2V: mức 1
........
15V - 16V : mức 15
Giả sử điện áp đo được là
0.5V ---> mức 0
1V ---> mức 1
1.2V ---> mức 1
3V ---> mức 3
5.4V ---> mức 5
.....
Sau bước lượng tử hóa, miền giá trị của các điện áp đo được là rất rộng. Như ta thấy, 1V và 1.2V đều là mức 1. Vậy ở bước này, 1 lần nữa ta lại làm sơ lược hơn tín hiệu.
>Số lần lấy mẫu là vô hạn --> trong 1 khoảng thời gian thì chỉ lấy 1 số mẫu nhất định
>> giá trị của các mẫu lấy được là vô hạn ----> chia thành các mức và 1 khoảng giá trị sẽ được đại diện bởi 1 mức
Bước này, nói cho toán học 1 chút là " Ta rời rạc hóa tín hiệu". Đang là 1 đường liên tục thì biến thành 101010
Mã hoá
Bước này đơn giản là ta đổi hệ 10 thành nhị phân. Sau đó, dĩ nhiên là truyền đi hoặc là lưu vô đĩa CD, đĩa cứng (nếu đang thu âm... )
Vd: lấy ví dụ trên, giả sử dùng 4 bit để mã hoá các mức .
0.5V ---> mức 0 (0000)
1V ---> mức 1 (0001)
1.2V ---> mức 1 (0001)
3V ---> mức 3 (0011)
5.4V ---> mức 5 (0101)
Luồng tín hiều thu được sẽ là 00000001000100110101
Thiết bị thu sẽ đọc lần lượt, dựa vào số bít dùng để mã hoá tín hiệu đã thống nhất từ trước, nó tách từng nhóm 4 bit trong dãy số trên ra, ví dụ 0000 nó hiểu là 0, 0001 là mức 1 …
Số các mức gọi là độ rộng của mẫu ( Resolution )
Ví dụ trên độ rộng là 16 mức => dùng 4 bit nhị phân để lưu trữ. Dùng 1 số nhị phân có 4 bit thì có tất cả 16 số nhị phân : 0001, 0010,....... 1111 . Bởi vì : 2 mũ 4 =16 . Muốn lưu trữ 256 số thì số bit cần dùng để mã hoá 8 (vì 2 mũ 8 = 256 ).
Tốc độ lấy mẫu = (tần số lấy mẫu) x (độ rộng mẫu) . Tiếng Anh gọi là sampling rate
Ví dụ: 16 kHz x 8 bit = 16000 x 8 = 128000 b/s = 128 kb/s
Đó là quá trình biến đổi từ Analog sang Digital. Vậy có được file dạng Digital rồi, để đọc được nó ta phải làm sao? Qúa trình đi ngược lại so với quá trình trên mà thôi.
Giải mã
Quan sát hình trên các bạn thấy sau khi giải mã thì ta thu được đồ thị không giống đường gốc. Chuyện này dễ hiểu đúng không!
Cũng dễ thấy, nếu ta càng tăng tần số lấy mẫu, tăng độ rộng mẫu thì đường giải mã được sẽ càng giống đường gốc. Điều này giải thích tại sao bitrate càng cao thì nghe âm thanh digiatl càng giống nghe analog, vì kết quả tái tạo lại chính xác hơn.
Một ông tên là Nyquyst đã nghiên cứu và nói là tần số lấy mẫu lớn hơn 2 lần băng thông thì kết quả thu được là gần trung thực .
Ví dụ: tai người nghe 16 Hz -> 20 kHz => suy ra băng thông = 20000 Hz - 16 Hz = 19984 Hz ~ 20 kHz, vậy thì tần số lấy mẫu ít nhất phải là 2 kênh x 20 kHz = 40 kHz. Thời nay, với đĩa DVD, người ta đã dùng tới 96 kHz đấy.
Kết: Dù tần số lấy mẫu có tăng lên thì rõ ràng ta cũng mất thông tin. Ta đã không lưu trữ dc tất cả âm thanh analog khi chuyển qua digital. Cái gì mà chuyển sang Digital thì đã cắt thành từng khúc hết rồi! Khi đó chỉ có mất đi chứ không thể thêm vào. Bởi vậy đừng dùng phần mềm convert để tăng bitrate hay tần số lấy mẫu nhé các bác. Ảnh số cũng tương tự..
Điều này dĩ nhiên dành cho tất cả CD, DVD, Bluray,HDD,...
Tới đây, có thể mọi người thắc mắc là " Tại sao tín hiệu mất đi mà không cảm thấy như vậy" . Đó là vù nhanh quá nên mình khó nhận ra đấy! Tai người mà chứ có phải tai …. đâu , hihihihi..
http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/393528-am-thanh-va-nhung-dieu-can.html
http://www.hdvietnam.com/diendan/61-thiet-bi-am-thanh/380628-chuyen-muc-can-tu-van-choi.html
Còn tiếp...:
B. Phần mềm chơi nhạc lossless