[Giới thiệu] [Tin tức] Các thiết bị, công nghệ phần cứng máy tính mới

scotty

Well-Known Member
[Giới thiệu] Các thiết bị phần cứng liên quan tới HTPC

Nghe như chỉ có trên phim viễn tưởng vậy! Mà đó là phim gì ấy nhỉ? À, phải rồi, Minority Report có Tom Cruise thủ vai chính. Trong phim, Tom Cruise có đeo một thiết bị trên tay và dùng nó để tương tác, xử lý các hình ảnh với màn hình gương trước mặt thông qua các động tác tay của anh. Bộ phim ra mắt năm 2002 và vào thời điểm đó được xem thứ công nghệ như thế trên phim thì đúng là hoành tráng thật.

minorityreport2.jpg

Ấy thế mà chuyện này có lẽ sẽ không còn là điều huyễn hoặc nữa nhờ có SixthSense - công nghệ "Giác quan thứ 6".

Thực ra, thông tin về SixthSense đã được đề cập khá nhiều từ 2 năm trước. Nếu bạn đã từng đọc qua rồi thì một lần nữa, bài này với những thông tin được trình bày một cách có hệ thống cùng các hình ảnh minh họa sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về công nghệ có hơi hướm màu sắc viễn tưởng nhưng đầy tính nhân bản này.

Mở đề

Loài người chúng ta khi muốn nắm bắt thông tin về những gì hiện hữu xung quanh thì theo lẽ tự nhiên, chúng ta đều phải nhờ vào 5 giác quan chính mà tạo hóa ban cho: thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác và xúc giác. Trong cuộc sống, những thông tin đó giúp mỗi người chúng ta lĩnh hội, nhận thức về đối tượng mà tự có phương cách hành xử thích hợp.

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, "lẽ tự nhiên" đó gần như không còn là tự nhiên nữa bởi các phương tiện đa truyền thông nay đã chi phối cuộc sống chúng ta. Đặc biệt với sự bùng nổ mãnh liệt của mạng Internet, mọi thông tin, kiến thức hữu ích mà loài người tích lũy sau hàng triệu năm tiến hóa nay đều được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số - chỉ cần vào mạng và vài cú click là nắm bắt được ngay.

Vấn đề là, mặc dù các thiết bị điện toán đang ngày càng được gia giảm về kích thước, nhỏ đến mức có thể bỏ vào trong túi áo quần, giúp chúng ta dù ở đâu vẫn có thể kết nối được với thế giới kỹ thuật số, thế nhưng mối liên hệ giữa các thiết bị số đó cũng như sự tương tác của chúng ta với thế giới thực vẫn còn là điều không thể. Thông tin mà chúng ta nắm bắt vẫn đang còn hiện diện dưới 2 dạng: chữ trên giấy (báo) hoặc dạng số trên màn hình.

Đó là lý do để SixthSense ra đời. Công nghệ "Giác quan thứ 6" sẽ là chiếc cầu nối cho sự cách biệt này, giúp đưa dữ liệu số không-thể-sờ-mó-được đi vào thế giới hữu hình và cho phép chúng ta tương tác với nó thông qua các cử động tự nhiên của tay người. SixthSense giải phóng thông tin số một cách không ngừng và tích hợp nó vào cuộc sống thực tại, khiến cho môi trường xung quanh như thể là chiếc máy tính cá nhân của chúng ta vậy.

sixthsense01.jpg

Xuất xứ của SixthSense

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về SixthSense, tôi xin được nói sơ qua về lai lịch xuất xứ của nó một chút để bạn khỏi… bỡ ngỡ!

Đây là phát minh của Pranav Mistry, một nhà thiết kế dự án kiêm kỹ sư người Ấn Độ đến từ Phòng thí nghiệm MIT Media Lab - nổi tiếng là nơi bắt nguồn các dự án công nghệ độc đáo và không tưởng phục vụ cho con người. Pranav Mistry là người hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế vì công nghệ kết hợp nghệ thuật lẫn tâm lý, thế nên hầu như mọi dự án và công trình nghiên cứu của anh đều phản ảnh rõ một tầm nhìn: "Công nghệ phải được nhìn dưới góc độ thiết kế, và ngược lại". SixthSense là một trong những dự án như thế. Thông qua SixthSense, anh muốn hiện thực hóa ý tưởng về một công cụ liên kết ba nhân tố: Con người, Thế giới ảo và Cuộc sống hiện thực.

Thông tin chi tiết về "cha đẻ" của công nghệ này (lý lịch, các ấn phẩm xuất bản, các giải thưởng, thông cáo báo chí) sẽ được đề cập ở phần cuối bài, trường hợp bạn quan tâm muốn biết thêm về anh.

Vậy "Giác quan thứ 6" nhân tạo này cụ thể như thế nào, ứng dụng vào những việc gì cho cuộc sống chúng ta, xin mời bạn tiếp tục theo dõi.

SixthSense chính xác là gì?

Đó là một thiết bị đeo trên người cho phép chúng ta thiết lập các tương tác kiểu mới giữa thế giới thực với thế giới dữ liệu thông tin, thông qua một giao diện lấy từ bất kỳ bề mặt nào trong môi trường xung quanh. Bạn có thể làm công việc máy tính thường nhật của mình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không cần đụng đến máy tính hay bất kỳ thiết bị quen thuộc nào, như thể có giác quan thứ 6 vậy.

sixthsense04.jpg

Sixthsense sử dụng phần cứng và phần mềm gì?

Chỉ mới ở dạng nguyên mẫu thử nghiệm, phần cứng mà SixthSense sử dụng bao gồm một máy chiếu nhỏ dạng bỏ túi, một cái gương và một camera. Các thành phần phần cứng này được liên kết với nhau trong một thiết kế sao cho để có thể treo trên người. Trong đó, máy chiếu và camera dùng để kết nối với thiết bị điện toán di động ở trong túi người dùng (như iPhone hay smartphone).

sixthsense02.jpg

Máy chiếu sẽ phát ra thông tin thị giác (dạng hình ảnh) với chức năng cho phép chúng ta dùng các bề mặt, bức tường và các vật thể hữu hình xung quanh làm giao diện giao tiếp, còn camera sẽ nhận diện và dõi theo các cử động tay của người dùng cùng các vật thể hữu hình thông qua kỹ thuật thị giác máy tính (computer vision).

Một phần mềm chuyên dụng sẽ xử lý luồng dữ liệu hình ảnh (video stream) truyền từ camera và dõi theo các vị trí điểm đánh dấu màu (fiducial) từ các đầu ngón tay người dùng (cũng dựa vào kỹ thuật thị giác máy tính). Mọi chuyển động và sắp xếp của các fiducial này sẽ được phần mềm hiểu như là các cử chỉ đóng vai trò chỉ thị hướng dẫn tương tác cho bề mặt ứng dụng được chiếu lên. SixthSense còn hỗ trợ cả cảm ứng đa chạm và tương tác nhiều người dùng nhờ vào số lượng điểm dõi theo từ ngón tay vô cùng lớn.

Đó là thiết kế (nguyên mẫu) và cách thức hoạt động của SixthSense. Để dễ hình dung về nó hơn nữa, hãy cùng "chiêm nghiệm" các ứng dụng của nó cho cuộc sống… tất nhiên là qua các dòng chữ và hình ảnh trong phần tiếp theo dưới đây.
 

scotty

Well-Known Member
[Giới thiệu] Các thiết bị phần cứng liên quan tới HTPC

Nghe như chỉ có trên phim viễn tưởng vậy! Mà đó là phim gì ấy nhỉ? À, phải rồi, Minority Report có Tom Cruise thủ vai chính. Trong phim, Tom Cruise có đeo một thiết bị trên tay và dùng nó để tương tác, xử lý các hình ảnh với màn hình gương trước mặt thông qua các động tác tay của anh. Bộ phim ra mắt năm 2002 và vào thời điểm đó được xem thứ công nghệ như thế trên phim thì đúng là hoành tráng thật.

minorityreport2.jpg

Ấy thế mà chuyện này có lẽ sẽ không còn là điều huyễn hoặc nữa nhờ có SixthSense - công nghệ "Giác quan thứ 6".

Thực ra, thông tin về SixthSense đã được đề cập khá nhiều từ 2 năm trước. Nếu bạn đã từng đọc qua rồi thì một lần nữa, bài này với những thông tin được trình bày một cách có hệ thống cùng các hình ảnh minh họa sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về công nghệ có hơi hướm màu sắc viễn tưởng nhưng đầy tính nhân bản này.

Mở đề

Loài người chúng ta khi muốn nắm bắt thông tin về những gì hiện hữu xung quanh thì theo lẽ tự nhiên, chúng ta đều phải nhờ vào 5 giác quan chính mà tạo hóa ban cho: thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác và xúc giác. Trong cuộc sống, những thông tin đó giúp mỗi người chúng ta lĩnh hội, nhận thức về đối tượng mà tự có phương cách hành xử thích hợp.

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, "lẽ tự nhiên" đó gần như không còn là tự nhiên nữa bởi các phương tiện đa truyền thông nay đã chi phối cuộc sống chúng ta. Đặc biệt với sự bùng nổ mãnh liệt của mạng Internet, mọi thông tin, kiến thức hữu ích mà loài người tích lũy sau hàng triệu năm tiến hóa nay đều được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số - chỉ cần vào mạng và vài cú click là nắm bắt được ngay.

Vấn đề là, mặc dù các thiết bị điện toán đang ngày càng được gia giảm về kích thước, nhỏ đến mức có thể bỏ vào trong túi áo quần, giúp chúng ta dù ở đâu vẫn có thể kết nối được với thế giới kỹ thuật số, thế nhưng mối liên hệ giữa các thiết bị số đó cũng như sự tương tác của chúng ta với thế giới thực vẫn còn là điều không thể. Thông tin mà chúng ta nắm bắt vẫn đang còn hiện diện dưới 2 dạng: chữ trên giấy (báo) hoặc dạng số trên màn hình.

Đó là lý do để SixthSense ra đời. Công nghệ "Giác quan thứ 6" sẽ là chiếc cầu nối cho sự cách biệt này, giúp đưa dữ liệu số không-thể-sờ-mó-được đi vào thế giới hữu hình và cho phép chúng ta tương tác với nó thông qua các cử động tự nhiên của tay người. SixthSense giải phóng thông tin số một cách không ngừng và tích hợp nó vào cuộc sống thực tại, khiến cho môi trường xung quanh như thể là chiếc máy tính cá nhân của chúng ta vậy.

sixthsense01.jpg

Xuất xứ của SixthSense

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về SixthSense, tôi xin được nói sơ qua về lai lịch xuất xứ của nó một chút để bạn khỏi… bỡ ngỡ!

Đây là phát minh của Pranav Mistry, một nhà thiết kế dự án kiêm kỹ sư người Ấn Độ đến từ Phòng thí nghiệm MIT Media Lab - nổi tiếng là nơi bắt nguồn các dự án công nghệ độc đáo và không tưởng phục vụ cho con người. Pranav Mistry là người hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế vì công nghệ kết hợp nghệ thuật lẫn tâm lý, thế nên hầu như mọi dự án và công trình nghiên cứu của anh đều phản ảnh rõ một tầm nhìn: "Công nghệ phải được nhìn dưới góc độ thiết kế, và ngược lại". SixthSense là một trong những dự án như thế. Thông qua SixthSense, anh muốn hiện thực hóa ý tưởng về một công cụ liên kết ba nhân tố: Con người, Thế giới ảo và Cuộc sống hiện thực.

Thông tin chi tiết về "cha đẻ" của công nghệ này (lý lịch, các ấn phẩm xuất bản, các giải thưởng, thông cáo báo chí) sẽ được đề cập ở phần cuối bài, trường hợp bạn quan tâm muốn biết thêm về anh.

Vậy "Giác quan thứ 6" nhân tạo này cụ thể như thế nào, ứng dụng vào những việc gì cho cuộc sống chúng ta, xin mời bạn tiếp tục theo dõi.

SixthSense chính xác là gì?

Đó là một thiết bị đeo trên người cho phép chúng ta thiết lập các tương tác kiểu mới giữa thế giới thực với thế giới dữ liệu thông tin, thông qua một giao diện lấy từ bất kỳ bề mặt nào trong môi trường xung quanh. Bạn có thể làm công việc máy tính thường nhật của mình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không cần đụng đến máy tính hay bất kỳ thiết bị quen thuộc nào, như thể có giác quan thứ 6 vậy.

sixthsense04.jpg

Sixthsense sử dụng phần cứng và phần mềm gì?

Chỉ mới ở dạng nguyên mẫu thử nghiệm, phần cứng mà SixthSense sử dụng bao gồm một máy chiếu nhỏ dạng bỏ túi, một cái gương và một camera. Các thành phần phần cứng này được liên kết với nhau trong một thiết kế sao cho để có thể treo trên người. Trong đó, máy chiếu và camera dùng để kết nối với thiết bị điện toán di động ở trong túi người dùng (như iPhone hay smartphone).

sixthsense02.jpg

Máy chiếu sẽ phát ra thông tin thị giác (dạng hình ảnh) với chức năng cho phép chúng ta dùng các bề mặt, bức tường và các vật thể hữu hình xung quanh làm giao diện giao tiếp, còn camera sẽ nhận diện và dõi theo các cử động tay của người dùng cùng các vật thể hữu hình thông qua kỹ thuật thị giác máy tính (computer vision).

Một phần mềm chuyên dụng sẽ xử lý luồng dữ liệu hình ảnh (video stream) truyền từ camera và dõi theo các vị trí điểm đánh dấu màu (fiducial) từ các đầu ngón tay người dùng (cũng dựa vào kỹ thuật thị giác máy tính). Mọi chuyển động và sắp xếp của các fiducial này sẽ được phần mềm hiểu như là các cử chỉ đóng vai trò chỉ thị hướng dẫn tương tác cho bề mặt ứng dụng được chiếu lên. SixthSense còn hỗ trợ cả cảm ứng đa chạm và tương tác nhiều người dùng nhờ vào số lượng điểm dõi theo từ ngón tay vô cùng lớn.

Đó là thiết kế (nguyên mẫu) và cách thức hoạt động của SixthSense. Để dễ hình dung về nó hơn nữa, hãy cùng "chiêm nghiệm" các ứng dụng của nó cho cuộc sống… tất nhiên là qua các dòng chữ và hình ảnh trong phần tiếp theo dưới đây.
 

scotty

Well-Known Member
[Giới thiệu] Các thiết bị phần cứng liên quan tới HTPC

Các ứng dụng mà SixthSense mang lại

Ứng dụng bản đồ:

Ứng dụng trong lĩnh vực bản đồ cho phép người dùng duyệt bản đồ được hiển thị trên một mặt phẳng thông qua các cử chỉ tay, tương tự như các cử chỉ thao tác trên các thiết bị hỗ trợ đa chạm như cho phép thu nhỏ, phóng to hoặc kéo qua kéo lại.

sixthsense05.jpg

Ứng dụng bản đồ của SixthSense còn giống như ở Google Maps dựa vào ứng dụng vẽ.

Ứng dụng vẽ:

Ứng dụng vẽ cho phép người dùng vẽ trên bất kỳ bề mặt nào nhờ có tính năng theo dõi các chuyển động của đầu ngón trỏ tay người dùng. SixthSense còn nhận diện được các cử chỉ điệu bộ dạng freehand (vẽ bút) của người dùng.

Ứng dụng vẽ của SixthSense có phần tương tự như trình Paint trong Windows. Người dùng có thể chọn màu sắc khác nhau rồi vẽ bằng các ngón tay của mình, sau đó có thể lưu lại bản vẽ đó hoặc chỉnh sửa lại thoải mái.

sixthsense03.jpg

Người dùng còn có thể vẽ các biểu tượng trong không khí bằng các cử động của đầu ngón tay trỏ và SixthSense nhận diện các biểu tượng đó như là các chỉ thị tương tác. Ví dụ, vẽ một biểu tượng kính lúp để ra hiệu mở ứng dụng bản đồ, hoặc vẽ biểu tượng a-móc @ để ra hiệu check e-mail.

Ứng dụng camera:

Như ta thấy ở thiết kế của SixthSense có một camera, đóng vai trò chụp lại các cử chỉ người dùng. Chiếc camera này có thể "bắt hình" quang cảnh mà người dùng đang ngắm thông qua chức năng nhận diện cử chỉ "đóng khung".

sixthsensecamera.jpg

Người dùng có thể dừng lại trước bất kỳ bề mặt hoặc bức tường nào để duyệt các hình ảnh mà họ đã chụp.

sixthsense16.jpg

Ứng dụng video "sống":

SixthSense còn thêm "gia vị" cho các vật thể hữu hình mà người dùng đang tương tác bằng cách phát lên các vật thể đó những thông tin khác về chúng. Chẳng hạn, một tờ báo bình thường có thể hiển thị cả tin dưới dạng video trực tiếp hoặc dạng thông tin động, kiểu như tờ báo trong phim Harry Potter vậy.

sixthsense09.jpg

Ứng dụng đồng hồ:

Khi người dùng vẽ một vòng tròn lên cổ tay, một chiếc đồng hồ dạng analog sẽ xuất hiện.

sixthsense10.jpg

Ứng dụng phone:

Hỗ trợ đa người dùng. Gọi bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.

sixthsense13.jpg

Thông báo giờ bay:

Người dùng sẽ nhận được thông báo trực tiếp về giờ bay thông qua Internet.

sixthsense17.jpg

Ứng dụng Internet & Email:

Tất nhiên là người dùng sẽ dễ dàng sử dụng Internet và check mail với SixthSense.

Chơi bóng bàn:

Người dùng có thể chơi bóng bàn trên bất kỳ mặt phẳng nào.

Dự báo thời tiết:

Người dùng sẽ nhận được các tin dự báo thời tiết cập nhật trực tiếp liên tục.

Nhận dạng gương mặt:

SixthSense nhận diện gương mặt ai đó và hiển thị thông tin chi tiết về họ.

Chơi game motion trên giấy:

Với ứng dụng này, người dùng có thể chơi game mà không cần chuột và bàn phím.

Kéo và thả bất kỳ vật thể nào:

Kéo bất kỳ một vật thể gần bạn rồi thả nó lên một vật thể khác, như đồ thị, biểu đồ hay hình ảnh, sau đó người dùng có thể chỉnh sửa hoặc in ra giấy, v.v…

Những đối tượng nào được sử dụng Công nghệ này?

Không chỉ mỗi Pranav Mistry và cộng sự của mình đưa ra các ý tưởng ứng dụng như trên mà còn rất nhiều ý tưởng khác nữa đến từ các nhà tài trợ cho MIT Media Lab, đến từ các hãng viễn thông. Các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ thì tính sử dụng công nghệ này như là "Giác quan thứ 5" để hỗ trợ người tàn tật.

Tổng thống Ấn Độ Abdul Kalam từng gợi ý cho Pranav Mistry rằng công nghệ này nên ứng dụng tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha (BARC). Nhưng Pranav Mistry đã quyết định phổ biến công nghệ này rộng rãi đến với tất cả mọi người dưới dạng mã nguồn mở (open source), cho phép họ cùng chung tay xây dựng và phát triển các thiết ứng dụng riêng trên SixthSense.

Tổng chi phí sản xuất thiết bị

Hệ thống nguyên mẫu hiện tại cần khoảng 350 USD để chế tạo. Cách thức chế tạo thiết bị sẽ được Pranav Mistry đăng tải trên trang web của anh tại địa chỉ này.

Thông tin chi tiết về Pranav Mistry

+ Sinh ngày 14/5/1981 tại thành phố Palanpur, bang Gujarat, Ấn Độ.
+ Hiện đang là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ (PhD) và là nhà nghiên cứu tại MIT Media Lab Hoa Kỳ. Trên trang web của mình, Pranav Mistry tự gọi mình là Designeer, tức Designer + Engineer.
+ Đã từng cộng tác với Microsoft trong lĩnh vực trải nghiệm người dùng (UX).
+ Bằng cấp: Thạc sĩ ngành Khoa học và Nghệ thuật Truyền thông tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT); Thạc sĩ Thiết kế tại Học viện Công nghệ Bombay, Ấn Độ; Kỹ sư Phần mềm tại Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE).

Các ấn phẩm đã xuất bản, thông cáo báo chí và các giải thưởng về SixthSense, các bạn có thể xem trên trang web của Pranav Mistry tại đây.

Video giới thiệu về SixthSense

[video=youtube;ZfV4R4x2SK0]http://www.youtube.com/watch?v=ZfV4R4x2SK0[/video]

[video=youtube;nZ-VjUKAsao]http://www.youtube.com/watch?v=nZ-VjUKAsao[/video]​
 

scotty

Well-Known Member
[Giới thiệu] Các thiết bị phần cứng liên quan tới HTPC

Các ứng dụng mà SixthSense mang lại

Ứng dụng bản đồ:

Ứng dụng trong lĩnh vực bản đồ cho phép người dùng duyệt bản đồ được hiển thị trên một mặt phẳng thông qua các cử chỉ tay, tương tự như các cử chỉ thao tác trên các thiết bị hỗ trợ đa chạm như cho phép thu nhỏ, phóng to hoặc kéo qua kéo lại.

sixthsense05.jpg

Ứng dụng bản đồ của SixthSense còn giống như ở Google Maps dựa vào ứng dụng vẽ.

Ứng dụng vẽ:

Ứng dụng vẽ cho phép người dùng vẽ trên bất kỳ bề mặt nào nhờ có tính năng theo dõi các chuyển động của đầu ngón trỏ tay người dùng. SixthSense còn nhận diện được các cử chỉ điệu bộ dạng freehand (vẽ bút) của người dùng.

Ứng dụng vẽ của SixthSense có phần tương tự như trình Paint trong Windows. Người dùng có thể chọn màu sắc khác nhau rồi vẽ bằng các ngón tay của mình, sau đó có thể lưu lại bản vẽ đó hoặc chỉnh sửa lại thoải mái.

sixthsense03.jpg

Người dùng còn có thể vẽ các biểu tượng trong không khí bằng các cử động của đầu ngón tay trỏ và SixthSense nhận diện các biểu tượng đó như là các chỉ thị tương tác. Ví dụ, vẽ một biểu tượng kính lúp để ra hiệu mở ứng dụng bản đồ, hoặc vẽ biểu tượng a-móc @ để ra hiệu check e-mail.

Ứng dụng camera:

Như ta thấy ở thiết kế của SixthSense có một camera, đóng vai trò chụp lại các cử chỉ người dùng. Chiếc camera này có thể "bắt hình" quang cảnh mà người dùng đang ngắm thông qua chức năng nhận diện cử chỉ "đóng khung".

sixthsensecamera.jpg

Người dùng có thể dừng lại trước bất kỳ bề mặt hoặc bức tường nào để duyệt các hình ảnh mà họ đã chụp.

sixthsense16.jpg

Ứng dụng video "sống":

SixthSense còn thêm "gia vị" cho các vật thể hữu hình mà người dùng đang tương tác bằng cách phát lên các vật thể đó những thông tin khác về chúng. Chẳng hạn, một tờ báo bình thường có thể hiển thị cả tin dưới dạng video trực tiếp hoặc dạng thông tin động, kiểu như tờ báo trong phim Harry Potter vậy.

sixthsense09.jpg

Ứng dụng đồng hồ:

Khi người dùng vẽ một vòng tròn lên cổ tay, một chiếc đồng hồ dạng analog sẽ xuất hiện.

sixthsense10.jpg

Ứng dụng phone:

Hỗ trợ đa người dùng. Gọi bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.

sixthsense13.jpg

Thông báo giờ bay:

Người dùng sẽ nhận được thông báo trực tiếp về giờ bay thông qua Internet.

sixthsense17.jpg

Ứng dụng Internet & Email:

Tất nhiên là người dùng sẽ dễ dàng sử dụng Internet và check mail với SixthSense.

Chơi bóng bàn:

Người dùng có thể chơi bóng bàn trên bất kỳ mặt phẳng nào.

Dự báo thời tiết:

Người dùng sẽ nhận được các tin dự báo thời tiết cập nhật trực tiếp liên tục.

Nhận dạng gương mặt:

SixthSense nhận diện gương mặt ai đó và hiển thị thông tin chi tiết về họ.

Chơi game motion trên giấy:

Với ứng dụng này, người dùng có thể chơi game mà không cần chuột và bàn phím.

Kéo và thả bất kỳ vật thể nào:

Kéo bất kỳ một vật thể gần bạn rồi thả nó lên một vật thể khác, như đồ thị, biểu đồ hay hình ảnh, sau đó người dùng có thể chỉnh sửa hoặc in ra giấy, v.v…

Những đối tượng nào được sử dụng Công nghệ này?

Không chỉ mỗi Pranav Mistry và cộng sự của mình đưa ra các ý tưởng ứng dụng như trên mà còn rất nhiều ý tưởng khác nữa đến từ các nhà tài trợ cho MIT Media Lab, đến từ các hãng viễn thông. Các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ thì tính sử dụng công nghệ này như là "Giác quan thứ 5" để hỗ trợ người tàn tật.

Tổng thống Ấn Độ Abdul Kalam từng gợi ý cho Pranav Mistry rằng công nghệ này nên ứng dụng tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha (BARC). Nhưng Pranav Mistry đã quyết định phổ biến công nghệ này rộng rãi đến với tất cả mọi người dưới dạng mã nguồn mở (open source), cho phép họ cùng chung tay xây dựng và phát triển các thiết ứng dụng riêng trên SixthSense.

Tổng chi phí sản xuất thiết bị

Hệ thống nguyên mẫu hiện tại cần khoảng 350 USD để chế tạo. Cách thức chế tạo thiết bị sẽ được Pranav Mistry đăng tải trên trang web của anh tại địa chỉ này.

Thông tin chi tiết về Pranav Mistry

+ Sinh ngày 14/5/1981 tại thành phố Palanpur, bang Gujarat, Ấn Độ.
+ Hiện đang là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ (PhD) và là nhà nghiên cứu tại MIT Media Lab Hoa Kỳ. Trên trang web của mình, Pranav Mistry tự gọi mình là Designeer, tức Designer + Engineer.
+ Đã từng cộng tác với Microsoft trong lĩnh vực trải nghiệm người dùng (UX).
+ Bằng cấp: Thạc sĩ ngành Khoa học và Nghệ thuật Truyền thông tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT); Thạc sĩ Thiết kế tại Học viện Công nghệ Bombay, Ấn Độ; Kỹ sư Phần mềm tại Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE).

Các ấn phẩm đã xuất bản, thông cáo báo chí và các giải thưởng về SixthSense, các bạn có thể xem trên trang web của Pranav Mistry tại đây.

Video giới thiệu về SixthSense

[video=youtube;ZfV4R4x2SK0]http://www.youtube.com/watch?v=ZfV4R4x2SK0[/video]

[video=youtube;nZ-VjUKAsao]http://www.youtube.com/watch?v=nZ-VjUKAsao[/video]​
 

scotty

Well-Known Member
Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Các ứng dụng mà SixthSense mang lại

Ứng dụng bản đồ:

Ứng dụng trong lĩnh vực bản đồ cho phép người dùng duyệt bản đồ được hiển thị trên một mặt phẳng thông qua các cử chỉ tay, tương tự như các cử chỉ thao tác trên các thiết bị hỗ trợ đa chạm như cho phép thu nhỏ, phóng to hoặc kéo qua kéo lại.

sixthsense05.jpg

Ứng dụng bản đồ của SixthSense còn giống như ở Google Maps dựa vào ứng dụng vẽ.

Ứng dụng vẽ:

Ứng dụng vẽ cho phép người dùng vẽ trên bất kỳ bề mặt nào nhờ có tính năng theo dõi các chuyển động của đầu ngón trỏ tay người dùng. SixthSense còn nhận diện được các cử chỉ điệu bộ dạng freehand (vẽ bút) của người dùng.

Ứng dụng vẽ của SixthSense có phần tương tự như trình Paint trong Windows. Người dùng có thể chọn màu sắc khác nhau rồi vẽ bằng các ngón tay của mình, sau đó có thể lưu lại bản vẽ đó hoặc chỉnh sửa lại thoải mái.

sixthsense03.jpg

Người dùng còn có thể vẽ các biểu tượng trong không khí bằng các cử động của đầu ngón tay trỏ và SixthSense nhận diện các biểu tượng đó như là các chỉ thị tương tác. Ví dụ, vẽ một biểu tượng kính lúp để ra hiệu mở ứng dụng bản đồ, hoặc vẽ biểu tượng a-móc @ để ra hiệu check e-mail.

Ứng dụng camera:

Như ta thấy ở thiết kế của SixthSense có một camera, đóng vai trò chụp lại các cử chỉ người dùng. Chiếc camera này có thể "bắt hình" quang cảnh mà người dùng đang ngắm thông qua chức năng nhận diện cử chỉ "đóng khung".

sixthsensecamera.jpg

Người dùng có thể dừng lại trước bất kỳ bề mặt hoặc bức tường nào để duyệt các hình ảnh mà họ đã chụp.

sixthsense16.jpg

Ứng dụng video "sống":

SixthSense còn thêm "gia vị" cho các vật thể hữu hình mà người dùng đang tương tác bằng cách phát lên các vật thể đó những thông tin khác về chúng. Chẳng hạn, một tờ báo bình thường có thể hiển thị cả tin dưới dạng video trực tiếp hoặc dạng thông tin động, kiểu như tờ báo trong phim Harry Potter vậy.

sixthsense09.jpg

Ứng dụng đồng hồ:

Khi người dùng vẽ một vòng tròn lên cổ tay, một chiếc đồng hồ dạng analog sẽ xuất hiện.

sixthsense10.jpg

Ứng dụng phone:

Hỗ trợ đa người dùng. Gọi bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.

sixthsense13.jpg

Thông báo giờ bay:

Người dùng sẽ nhận được thông báo trực tiếp về giờ bay thông qua Internet.

sixthsense17.jpg

Ứng dụng Internet & Email:

Tất nhiên là người dùng sẽ dễ dàng sử dụng Internet và check mail với SixthSense.

Chơi bóng bàn:

Người dùng có thể chơi bóng bàn trên bất kỳ mặt phẳng nào.

Dự báo thời tiết:

Người dùng sẽ nhận được các tin dự báo thời tiết cập nhật trực tiếp liên tục.

Nhận dạng gương mặt:

SixthSense nhận diện gương mặt ai đó và hiển thị thông tin chi tiết về họ.

Chơi game motion trên giấy:

Với ứng dụng này, người dùng có thể chơi game mà không cần chuột và bàn phím.

Kéo và thả bất kỳ vật thể nào:

Kéo bất kỳ một vật thể gần bạn rồi thả nó lên một vật thể khác, như đồ thị, biểu đồ hay hình ảnh, sau đó người dùng có thể chỉnh sửa hoặc in ra giấy, v.v…

Những đối tượng nào được sử dụng Công nghệ này?

Không chỉ mỗi Pranav Mistry và cộng sự của mình đưa ra các ý tưởng ứng dụng như trên mà còn rất nhiều ý tưởng khác nữa đến từ các nhà tài trợ cho MIT Media Lab, đến từ các hãng viễn thông. Các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ thì tính sử dụng công nghệ này như là "Giác quan thứ 5" để hỗ trợ người tàn tật.

Tổng thống Ấn Độ Abdul Kalam từng gợi ý cho Pranav Mistry rằng công nghệ này nên ứng dụng tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha (BARC). Nhưng Pranav Mistry đã quyết định phổ biến công nghệ này rộng rãi đến với tất cả mọi người dưới dạng mã nguồn mở (open source), cho phép họ cùng chung tay xây dựng và phát triển các thiết ứng dụng riêng trên SixthSense.

Tổng chi phí sản xuất thiết bị

Hệ thống nguyên mẫu hiện tại cần khoảng 350 USD để chế tạo. Cách thức chế tạo thiết bị sẽ được Pranav Mistry đăng tải trên trang web của anh tại địa chỉ này.

Thông tin chi tiết về Pranav Mistry

+ Sinh ngày 14/5/1981 tại thành phố Palanpur, bang Gujarat, Ấn Độ.
+ Hiện đang là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ (PhD) và là nhà nghiên cứu tại MIT Media Lab Hoa Kỳ. Trên trang web của mình, Pranav Mistry tự gọi mình là Designeer, tức Designer + Engineer.
+ Đã từng cộng tác với Microsoft trong lĩnh vực trải nghiệm người dùng (UX).
+ Bằng cấp: Thạc sĩ ngành Khoa học và Nghệ thuật Truyền thông tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT); Thạc sĩ Thiết kế tại Học viện Công nghệ Bombay, Ấn Độ; Kỹ sư Phần mềm tại Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE).

Các ấn phẩm đã xuất bản, thông cáo báo chí và các giải thưởng về SixthSense, các bạn có thể xem trên trang web của Pranav Mistry tại đây.

Video giới thiệu về SixthSense

[video=youtube;ZfV4R4x2SK0]http://www.youtube.com/watch?v=ZfV4R4x2SK0[/video]

[video=youtube;nZ-VjUKAsao]http://www.youtube.com/watch?v=nZ-VjUKAsao[/video]​
 

kennyryan

New Member
Ðề: Cool Leaf - Bàn phím cảm ứng tuyệt đẹp của Minebea

ngồi gõ có mà chết :| bàn phím thường vẫn là tuyệt vời nhất. cảm ứng làm sao mà mò được? đánh lại sai be bét
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Phòng thí nghiệm của Tony Stark ko còn xa nữa....
 

doc_khach

Active Member
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

=)) thế thì chuẩn bị cóa ai ron men thiệt rùi ajk :))
 

vutronghuyen

Active Member
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Chơi Game dạng này có lẽ khoái hơn.........
 
Ðề: Cool Leaf - Bàn phím cảm ứng tuyệt đẹp của Minebea

$-) Công nghệ phát triển cho hưởng thụ!
 

minhboca

Member
Ðề: Cool Leaf - Bàn phím cảm ứng tuyệt đẹp của Minebea

Cái gì mới xài lần đầu mà chả lóng la lóng ngóng .. từ từ quen hết á. Xem phim 18++ ướt bàn phím lau cũng dễ.
 

HTPC Supporter

New Member
[Giới thiệu] Các thiết bị phần cứng liên quan tới HTPC

Các bài viết liên quan sẽ được đẩy Link vào đây
 
Ðề: Cool Leaf - Bàn phím cảm ứng tuyệt đẹp của Minebea

chỉ bán tại nhật bản thôi à, không có ở Mỹ nhỉ định ship về VN
 

HDfilm4u

New Member
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Không biết VN đang ở đâu trong sân chơi này các bác nhỉ?
 

thinhpg

New Member
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Vòng gửi xe gắn máy

Bạn nói hơi quá rùi đấy ! Theo mình thì Việt Nam mới đi ngoài đường quốc lộ còn lâu mới tới bãi xe nha! Còn tới bãi xe gắn máy chắc phải mât 100 năm nữa!
Nói gì thì nói, thà cứ nói thật ra chính phủ mình vô cùng kém trong khâu điều hành phát triển công nghệ! Đầu tư thì cũng nhiều nhưng hiệu quả thì vô cùng thấp! - Có thể gọi là yếu kém trong quản lý! Vậy mà lúc nào cũng nói "Đi tắt đón đầu công nghệ ???" Thử nghĩ xem cây mà không có gốc thì sống được bao lâu Mua cây vô cùng đẹp của người ta về nhưng có mỗi cái "GỐC' lại không chịu mua! Chưa có lền tảng cơ bản mà đòi "đi tắt đón đầu" ?? Không hiểu mấy ông ấy nghĩ gì về công nghệ mà phát biểu như vậy??!
 

remymartin

New Member
Ðề: Công nghệ "Giác quan thứ 6" - biến thế giới xung quanh thành PC!

Bạn nói hơi quá rùi đấy ! Theo mình thì Việt Nam mới đi ngoài đường quốc lộ còn lâu mới tới bãi xe nha! Còn tới bãi xe gắn máy chắc phải mât 100 năm nữa!
Nói gì thì nói, thà cứ nói thật ra chính phủ mình vô cùng kém trong khâu điều hành phát triển công nghệ! Đầu tư thì cũng nhiều nhưng hiệu quả thì vô cùng thấp! - Có thể gọi là yếu kém trong quản lý! Vậy mà lúc nào cũng nói "Đi tắt đón đầu công nghệ ???" Thử nghĩ xem cây mà không có gốc thì sống được bao lâu Mua cây vô cùng đẹp của người ta về nhưng có mỗi cái "GỐC' lại không chịu mua! Chưa có lền tảng cơ bản mà đòi "đi tắt đón đầu" ?? Không hiểu mấy ông ấy nghĩ gì về công nghệ mà phát biểu như vậy??!

Nói thì tui cũng nói được zậy
 

nmcgroup

Well-Known Member
Ðề: Cool Leaf - Bàn phím cảm ứng tuyệt đẹp của Minebea

Nhìn cái kết nó ngay rùi :)

tiếc cái không có tiền :(
 

symphony

Well-Known Member
Tìm hiểu công nghệ 3D mới của Intel

intel-3d-transistors2-0205_610x407.jpg

Intel vừa thông báo một công nghệ mang tính cách mạng hiện nay - bộ vi xử lý sử dụng bóng bán dẫn 3D. Liệu sản phẩm này có quan trọng cho ngành công nghiệp máy? Chúng ta hãy cùng tìm kiếm một số câu trả lời nhé.

3D là cái gì?

Rất có thể nhầm lẫn ở thuật ngữ này (nhiều người sẽ liên tưởng đến phim 3D – nhưng không phải). Intel đã gọi chung thuật ngữ 3D để miêu tả cấu trúc của bóng bán dẫn mới mang tên Tri-Gate. Xem hình dưới đây chúng ta thấy các cấu trúc bằng phẳng truyền thống (2 chiều) được thay thế bằng một vây silicon mỏng ba chiều (tăng lên theo chiều dọc thay vì tăng chiều ngang).

Intel-22nm_Transistor_610x527_270x233.jpg

Các vây thẳng đứng của bóng bán dẫn đi qua các cửa

Vây là cái gì?

Cổng sẽ bao quanh vây. Các dòng điện được điều khiển bằng cách sử dụng một cổng trên mỗi ba cạnh bên (2 cạnh ở hai bên và 1 cạnh ở phía trên) hơn là chỉ sử dụng trên 1 cạnh như trường hợp bóng bán dẫn 2D. Intel đã giải thích rõ ràng và đơn giản “Việc kiểm soát bổ sung cho phép càng nhiều dòng điện chảy qua bóng bán dẫn càng tốt khi bóng bán dẫn hoạt động (tăng hiệu suất), và gần như là bằng không khi nó không hoạt động (giảm thiểu năng lượng) và cho phép bóng bán dẫn chuyển đổi nhanh chóng giữa hai trạng thái”

intel-trigate-22nm-transistor-small.jpg


intel-trigate-22nm-transistor-fin-small.jpg
Cấu trúc vây.​


Tại sao điều này quan trọng?

Đó là việc cần thiết để duy trì định luật Moore – tăng gấp đôi số lượng bóng bán dẫn trên một thiết bị silicon mỗi hai năm. Khi kích thước các bóng bán dẫn ngày càng nhỏ, việc nhồi nhét thêm là điều không thể. Do đó, 3D hay bóng bán dẫn thẳng đứng trở nên cần thiết. Đó không phải là lý thuyết suông mà Intel sẽ sản xuất chíp dựa trên nguyên lý này.


Làm thế nào Intel sớm sử dụng công nghệ này.

Intel là một nhà sản xuất chíp. Vì vậy khi công bố một công nghệ mới, thì đó là một ý tưởng gần như là không thể. Thế hệ Ivy Bridge tiếp theo sẽ sử dụng công nghệ bán dẫn 3D hoàn toàn. Nói cách khác, Intel sẽ sớm bỏ 2D và chuyển hoàn toàn sang 3D với Ivy Bridge. Sản phẩm mới này sẽ được sản xuất vào cuối năm nay và sẽ ồ ạt vào thị trường trong năm 2012.


22 nm có ý nghĩa gì ?

Ivy Bridge sẽ sử dụng công nghệ 22nm so với công nghệ 32nm đang sử dụng trên Sandy Bridge. Ngoài những ý nghĩa của bóng bán dẫn 3D được mô tả ở trên, việc di chuyển đến một mô hình hình học nhỏ hơn thường mang lại kết quả nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn.


Điều này có nghĩa là chip sẽ nhanh hơn ?

Tất nhiên. Sẽ có nhiều năng lượng được sử dụng hiệu quả và thách thức lớn nhất của Intel hiện nay không phải là tốc độ mà là năng lượng. Các bóng bán dẫn 3D cho phép chip hoạt động ở điện áp thấp hơn nên sự rò rỉ sẽ nhỏ đi và năng lượng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn so với các thế hệ chip đi trước.


Công nghệ này sẽ cho phép Intel cạnh tranh tốt hơn trong lĩnh vực điện thoại thông minh và máy tính bảng ?

Đó chỉ là ý tưởng. ARM Holding đến từ Vương quốc Anh là kẻ thù mới của Intel. Chip ARM là vua của máy tính bảng và điện thoại thông minh, chủ yếu là do hiệu quả năng lượng của nó. 22nm và bóng bán dẫn 3D của Intel sẽ gia tăng hiệu suất lên 37%, điều này có nghĩa là nó sẽ được sử dụng các thiết bị cầm tay như Intel đã phát biểu.


Theo CNET​
 
Bên trên