Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

anhton82

Active Member
Em sẽ để thêm chân tụ tụ cho các bác hàn thêm, nhưng theo em thì sau ổn áp không nên dùng dung lượng tụ lớn
Thứ nhất: mỗi loại ic ổn áp đều có một tần số hoạt động nhất định, nên tụ càng lớn càng khó triệt nhiễu tần số cao
Thứ 2: tụ nguồn lớn dẫn đến tốc độ phản ứng (feedback) của ic ổn áp càng chậm như em thường thấy tụ sau ic ổn áp thường trong giá trị từ 22-100uf
Mạch trên bao gồm 4 nguồn lownoise 3 cho raspi 1 cho allo digione, nếu cần em sẽ bổ xung thêm 1 nguồn nữa cho HDD
Tụ lọc đầu vào trước LT1963 nhé. Trên hình là 3 tụ lọc to màu đen đó. Tụ sau ổn áp mình biết. Bạn thiết kế luôn giúp option nguồn 3x cho Pi + 3 nguồn 5V cho nhiều mục đích : HDD, Iso, Digi, HAT DAC..vv. Thanks !
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Nếu có điều kiện thiết kế hướng này thì xem
Compute Modul rất hay
Có mode chỉ mod IO board hay chế IO Board mới cấp nguồn sạch.
Khỏi lo vụ gỡ ic hàn thêm dây trên bo Pi.

3440-01.jpg


3442-00.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhton82

Active Member
Nếu có điều kiện thiết kế hướng này thì xem
Compute Modul rất hay
Có mode chỉ mod IO board hay chế IO Board mới cấp nguồn sạch.
Khỏi lo vụ gỡ ic hàn thêm dây trên bo Pi.
Loanh quanh với PC mini thì lại quay lại bo transport mà bác Trung đang nghiên cứu có người thiết kế rồi. Nhưng ngoài phần cứng ra còn phần mềm tối ưu nữa. Pi thì giờ đang có nhiều pm hỗ trợ tốt, có cộng đồng chơi rộng rãi. Đó cũng là vấn đề.

3440-01.jpg


3442-00.jpg
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Phần mềm ngoài dòng mpd ra (Rune, volumio, moode) Mình thấy squeezelite hiện có Picoreplayer phiên bản 4.0 kernel rt gọn nhẹ, chạy trong RAM.
Trước đây phụ thuộc vào LMS, nhưng giờ có App ARCAM musiclife chọn được nguồn nhạc khác như minim, xuất ra piCoreplayer luôn. Khá hay.
 

anhton82

Active Member
Em thấy có tay soundcheck hắn support rất sâu cho Picore, nhưng giao diện ko hay bằng Moode nên lại thủy chung với Tim cu tí. Nghe bác nói thế lâu lâu lại thử test với Picore xem sao.
 

trung224

Well-Known Member
Bác thiết kế khoa học quá. Có điều em có chút góp ý về chuyện nguồn. Với DigiOne thì quan trong nhất là cái isolation ground, do đó để tối đa hóa chuyện cách ly thì nên dùng 2 biến áp riêng biệt

Thứ hai là em nghĩ vẫn nên tách phần biến áp + LT1963 ra khỏi phần LT3045, vì nếu ghép chung sau này giả sử có giải pháp tốt hơn cho phần cấp nguồn thô thay cho biến áp + LT1963 thì nếu để ghép chung sẽ phải bỏ cả phần LT3045 rất phí.
 

trung224

Well-Known Member
Phần mềm ngoài dòng mpd ra (Rune, volumio, moode) Mình thấy squeezelite hiện có Picoreplayer phiên bản 4.0 kernel rt gọn nhẹ, chạy trong RAM.
Trước đây phụ thuộc vào LMS, nhưng giờ có App ARCAM musiclife chọn được nguồn nhạc khác như minim, xuất ra piCoreplayer luôn. Khá hay.
Tay Soundcheck thiết kế phần real-time cho PICore Player cũng là người thiết kế real-time kernel cho Moode 3.8.4 trở về trước. Sau khi Moode chuyển qua dạng hoàn toàn open source thì hắn không làm nữa, rât đang tiếc.

Vấn đề của PiCore player là nó bị gắn chặt vào cái mô hình LMS, dùng mô hình này cũng đôi khi khá bất tiện
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Tay Soundcheck thiết kế phần real-time cho PICore Player cũng là người thiết kế real-time kernel cho Moode 3.8.4 trở về trước. Sau khi Moode chuyển qua dạng hoàn toàn open source thì hắn không làm nữa, rât đang tiếc.

Vấn đề của PiCore player là nó bị gắn chặt vào cái mô hình LMS, dùng mô hình này cũng đôi khi khá bất tiện
Đúng là vẫn phải duy trì LMS để quản được squeezelite. Tắt LMS thì picoreplayer cũng mất luôn.
 

tml3nr

Moderator
Đúng là vẫn phải duy trì LMS để quản được squeezelite. Tắt LMS thì picoreplayer cũng mất luôn.
Theo em test lúc trước thì LMS trên picoreplayer có 2 phần riêng biệt: LMS server và Squeezelite (Cách làm việc tương tự như upnp renderer). Nếu mình chỉ cần dùng Squeezelite thì không cần install LMS server vẫn được.
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Theo em test lúc trước thì LMS trên picoreplayer có 2 phần riêng biệt: LMS server và Squeezelite (Cách làm việc tương tự như upnp renderer). Nếu mình chỉ cần dùng Squeezelite thì không cần install LMS server vẫn được.

Vâng đúng là LMS server và Squeezelite.
Squeezelite bản kernel RT thì không cài được LMS bác ạ
Nhưng trong mạng LAN vẫn phải có 1 LMS làm back-end, Squeezelite chỉ là front-end, không có "hậu phương" không làm gì nổi.
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Hôm nay có thời gian coi kỹ hơn về Pi Compute Modul và Board IO làm transport.
Compute Modul giá khoảng 35$ hàng taobao cỡ 900K.
Nhưng bo IO xịn khá cao, hơn 115$
Bo IO nhái của tàu cũng rẻ khoảng 800K.
Có điều kiện đặt hàng trực tiếp nguồn 3045 4x , bỏ hết các chức năng khác tập trung cho Audio thì khá ngon lành.

Trên compute modul hầu như không có IC biến áp

Nguồn 3V3, 1V8 đều lấy từ ngoài, trừ VDD core.

Bác @tru09x thiết kế bo cấp nguồn tiện làm luôn cho compute modul thì rất tiện.

Nhiều ưu điểm: low profile, không hàn xì gì trên bo, chỉ plug&play.


TB2svQZhKsAV1JjSZFsXXadZXXa_!!64750667.jpg


Bổ xung link cho IO bo và CM3
https://github.com/raspberrypi/docu.../computemodule/schematics/rpi_SCH_CM3_1p0.pdf
https://github.com/raspberrypi/docu...computemodule/schematics/rpi_SCH_CMIO_3p0.pdf
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Tay Ian (diyaudio) có vẻ đã bắt đầu bắt tay vào làm dự án nguồn pin LiFePO4 và Ultracapacitor rồi
http://www.diyaudio.com/forums/powe...ower-supply-lifepo4-battery-power-supply.html
43648346245_b504204179_o.png

"All voltage rails are independent from each other.

All battery powered rails are isolated from DC input

Multiple LifePO4 boards can be bridged together for more power rails"


Nếu đúng được như thế này thì ta có thể dùng 1 đường 3,3V cấp thẳng cho Pi, 1 đường 3,3V qua LT3045 cấp 1,8V cho Pi, 1 đường 6,6V qua LT3045 để cấp 5V cho Pi. 1 đường 6,6V cấp cho DigiOne Signature nữa là quá đẹp và gọn gàng.

Đống lọc Schaffner + biến áp + LT1963 (Sigma 11) + thì sẽ dùng cho việc làm DC charger cho mạch trên là vừa xinh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tru09x

Well-Known Member
Em mới chỉ nháp thôi, xin góp ý để có được bản layout ứng ý nhất
 

tru09x

Well-Known Member
Bác thiết kế khoa học quá. Có điều em có chút góp ý về chuyện nguồn. Với DigiOne thì quan trong nhất là cái isolation ground, do đó để tối đa hóa chuyện cách ly thì nên dùng 2 biến áp riêng biệt

Thứ hai là em nghĩ vẫn nên tách phần biến áp + LT1963 ra khỏi phần LT3045, vì nếu ghép chung sau này giả sử có giải pháp tốt hơn cho phần cấp nguồn thô thay cho biến áp + LT1963 thì nếu để ghép chung sẽ phải bỏ cả phần LT3045 rất phí.
Thằng Allo Digione này sau khi phân tích mạch em thấy có 2 điều:
+Thứ nhất: Allo Digione và Hifi Berry Digi Pro có cấu trúc mạch giống nhau, có lẽ thằng Allo nó ra đời sau nên làm tốt hơn ở chỗ có ISOLATOR
+Thứ hai: nói đến ISOLATOR thì thằng Allo này chơi kiểu nữa mùa do nó không cách li I2S và I2C mà chỉ cách li đường SPDIF và đường Mater Clock từ Crystal double đưa về con WM8805
*Cho nên vì chơi kiểu nữa mùa như vậy trên Digione chúng ta sẽ có : IC Transmitter WM8805 bẩn tiếp nhận Clock sạch và cho ra SPDIF cách ly, phần cứng nôm na giống Hifi Berry còn các phần râu ria còn lại chính là ISOLATOR Và Regulator LDO (3v3 cấp riêng cho từng phần )
 

trung224

Well-Known Member
@Thanhvo31 : Không dùng regulator mà dùng trực tiếp từ pin/ultracaps là tốt nhất, nhưng với output 1,8V thì bắt buộc phải dùng bác ạ. Nếu muốn 5V trực tiếp thì tay Ian cũng bảo sẽ làm cả nguồn ultracaps nữa.

@xuanphuong77 : Vâng, dùng pin bao giờ cũng tiềm tàng rủi ro mà, nhưng em nghĩ nếu có phần power management controller tốt thì cũng ko sao đâu. Dù sao tác giả này cũng bảo sẽ làm cả ultracaps mà.

@tru09x : Em nhớ bọn Allo nó có nói vấn đề này rồi bác. Vì xuất SPDIF nên nó đặt WM8805 ở phần bẩn, convert tín hiệu i2s bẩn từ Pi sang SPDIF dùng Master Clock từ 2 con NDK, sau đó tín hiệu SPDIF sẽ được cách ly qua chip Isolator và reclock lại ở phần sạch.

So với DigiPro thì DigiOne nó hơn cái phần sau, và do đó để đảm bảo hai phần trước và sau cách ly thì nên cấp 2 nguồn hoàn toàn riêng biệt, không dính đến nhau. Chứ nếu dùng chung nguồn thì còn cách ly làm gì nữa ạ.
 

tru09x

Well-Known Member
@trung224 : ý em không phải dùng chung 1 nguồn , trong mạch em thiết ké chỉ là dùng chung biến áp nhưng riêng 2 cuộn
Em muốn đề cập đến vấn đề ISOLATOR i2s, linh kiện clone digione em đã có gần đủ, đang chuẩn bị bắt tay vào thử nghiệm, nếu thành công em sẽ thực hiện ý tưởng isolator i2s và i2c
 

trung224

Well-Known Member
@tru09x: Vâng, em cũng biết bác không dùng chung nguồn, ý em là để tránh noise coupling ngược thông qua từ trường trong lõi biến áp thì nên dùng 2 biến áp cho an tâm.

Isolator i2s và i2c thì em nhớ đã có người làm rồi
http://www.diyaudio.com/forums/pc-b...-i2s-dsd-isolator-hat-native-dsd-decoder.html

Hiện em không dùng bo này, nếu bác cần đợt tới em sẽ nhờ bạn trong 1-2 tuần tới mang về HN để bác ngâm cứu
 

tru09x

Well-Known Member
@tru09x: Vâng, em cũng biết bác không dùng chung nguồn, ý em là để tránh noise coupling ngược thông qua từ trường trong lõi biến áp thì nên dùng 2 biến áp cho an tâm.

Isolator i2s và i2c thì em nhớ đã có người làm rồi
http://www.diyaudio.com/forums/pc-b...-i2s-dsd-isolator-hat-native-dsd-decoder.html

Hiện em không dùng bo này, nếu bác cần đợt tới em sẽ nhờ bạn trong 1-2 tuần tới mang về HN để bác ngâm cứu
isolator thì em đã thực hiện trên các DAC rồi riêng i2c là tín hiệu 2 chiều em chưa thử ngiệm, isolator có 2 phương án:
Một là truyền qua biến áp số sử dụng trở kháng 75R hoặc 110R (phương án này tốt nhưng tốn kém hơn phương án 2)
images

LTC488-circuits.jpg

Hai là sử dụng các IC isolator tích hợp loại này sử dụng công nghệ truyền tín hiệu bằng quang hoặc sóng RF
9860703.png
 
Bên trên