Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

tml3nr

Moderator
:D:D:D Giải ngố tý về Single-Board-Computer (SBC) - săn bắt cướp :eek::eek::eek:-

Giữ chỗ

Raspberry-Pi-2-Bare-BR.jpg


Mời bác @tml3nr phụ trách giúp phần này
Dạ để cho dễ hiểu. Em nghĩ mình chỉ nên mô tả trên sơ đồ khối. Ai quan tâm mảng nào có thể tự tìm hiểu thêm. Rất dễ vì mấy cái này tra web là ra liền.

Cái khó với người mới theo em nghĩ nằm ở bước đầu tiên tiếp cận, là rối giữa các khái niệm, chức năng các thành phần trong MS, và các kiểu kết nối.

Em nghĩ cái dàn bài như vầy anh xem có được hay không nhé. Đối tượng mình nhắm tới là các anh em mới, hoặc các anh em đã biết nhưng chưa nhìn ra hết các kiểu MS.

- Mình (tạm) định nghĩa MS là gì. Gồm có các thành phần nào, chức năng gì: Thí dụ storage (nơi chứa nhạc), control library (quản lý library), renderer (player), remote....

- Mô tả các mô hình hiện tại: AirPlay, UPnP / DLNA, MPD, LMS, Subsonic / Madsonic... Phân tích ưu khuyết, đặc điểm của mỗi kiểu. Em nghĩ mình nên lấy mô hình làm trục chính sẽ dễ hơn là theo hardware hay OS.

- Đưa thí dụ tiêu biểu về các hệ thống / thiết bị / OS sử dụng các mô hình trên. Phân tích ưu khuyết, đặc điểm của mỗi kiểu.

- Nhận định tổng quát. Các lưu ý về noise, và các giải pháp cải tiến âm thanh.

Anh đánh số các mục, đặt tên rõ ràng. Khi có ai cần thêm thông tin mình hổ trợ sẽ dễ.

Mình làm theo cách bài giảng. Đi từ cơ bản trước. Rồi mới vào trong. Chắc sẽ dễ hiểu hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tcs_hn

New Member
Công nhận nhìn đống khái niệm trên các bác không rành công nghệ chắc cũng ù tai đấy. E thì mấy khoản cài đặt phần mềm này e ko ngại vì là nghề của e rồi. Đang dự tính đi nghe thử ở mấy chỗ mlab với nhatduong rồi quyết ạ
 

Thanhvo31

Well-Known Member
@tml3nr

Thực ra mớ bên trên trông nó hỗn độn, nhưng mà bản chất của nó cũng chỉ mô tả như sau:
KuyDn60_4dJ8YMEvpV5pKmdOOWX2wQZfuTxG4_qKfVOoTtcaIDpwZ1ERR9dtGk7uXEdK-t6L1hkXyy96eOGITjYrrq98borRIZlzU3RRzCiSzABO_qGAGoAJ5Q0jSI3vc_WLg_0lrO-QtdnMY37d6ISHUKvJ83j5mz2QNNuypAXYEJTNEAt1DgbQTPjNHqkX7PfgMKU_VQAiWzJtWP_jrpJVLOIeJ9G4thi392fnMJAQ-WFQLK3T3VikfT_tt8iD_kTPqSXETHHzOcUnPLXcNsxbVt876hENIM22NhGHwzvFZM5B591COIBj-wChmjkrWkJ_dJ7jrMjbkTr0xfBY91g9LmFPXRDK7jCfAmWF6lxGrUyxw99H4LU-k_YuQyUMA9WOrQtZPjF9FF6UKAqg0bC_Um4utfqqcBROXqcWUT5-mJ1Vo4qJn8Iv8d0G2Do6C6wVELzlWe_sCmSGhDxbn82F6UuS_9G6rqki1EKWyio4tgczH91ktMM4_pMxUR-HiiNWhBn_z-rKiIIDN8hAwRUvKrpDRoRzOvKwR5n_3OSFSYAyejsTirNYqJruVO0Pee59G1CH65V4zdNBsVWzJNfDqJe0exhB90cYS2Awfxdwu9aMxVUf8AkMHWJWqL6aKXXJXgq4j4WbmEPH71bouXDvr4Z5EAttMw=w1839-h790-no


Từ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy với một con PC 586, cài Winamp, nghe nhạc MP3 128kps phát triển lên Streamer, Music Server, Spotify, Tidal, Roon,..Nay coi lại để hiểu được xem cái việc nghe nhạc số nó tiến hoá ra sao.
1) Mô hình sơ khai:
Nguồn nhạc: MP3 file trong HDD 40GB gắn trong, hay USB.
Computer: PC 586 không nối mạng, có thể có Internet quay số Vnn1269.
HĐH: Windows XP
App: Winamp
Giao diện: tương tác trực tiếp trên màn hình PC. Nếu có ĐK từ xa thông thường là qua bộ thu phát hồng ngoại.
DAC: tích hợp trong PC, xuất qua cổng 3.5mm.
Chất lượng: kêu tốt trong tầm tiền...:p:p

Tiếp theo, có vẻ như sẽ là thêm con DAC rời, gắn qua cổng USB.
Tiếp theo là App foobar2000, nhạc là File wav, khi HDD nâng lên trên 100GB, file FLAC.
Tháng 2 năm 2012, anh Tây Eben Upton công bố và bán ra 1 con PC có giá 35$.
(Khoảng hơn năm sau em có được con Pi B không phải là đầu tiên nhưng chắc thuộc hàng top10 ở VN, hồi ấy mua qua Electrocomponents PLC ở Singapore)
Hồi đầu cài bản desktop chán òm. Boot lên vài lần rồi bỏ xó.
Trước nay, nói đến máy chủ server là nghĩ tói những con máy vài chục củ trở lên của IBM, HP, Dell x86, 64 chạy headless, trong hệ sinh thái Windows.
Trong Linux, ranh giới server và desktop mờ hơn. Distro nào cài thêm gói desktop UI thì lên thành bản Desktop thôi. Còn các bản Lite coi như server.
Khi Pi ra đời cùng với độ chín của HĐH Linux, Pi chạy bản server trở nên thông dụng.
500 Anh em Audiophile, tận dụng cái máy tính ngon bổ rẻ gọn, ăn ít điện, không ồn để tạo ra mấy cái máy nghe nhạc thần thánh mà mình hay kêu Music Server.
Bây giờ ta coi cái Máy phát nhạc hiện nay nó ra sao.
Nguồn nhạc: lưu trong các thiết bị lưu trữ trong mạng LAN, từ hàng chục GB tới TB.
Computer: SBC thông dụng nhất là RPi nối mạng Internet cáp quang, mạng LAN chạy khắp nhà qua Wi-fi hoặc có dây.
HĐH: phổ biến là mấy Linux Distro như kể trên vốn dễ dàng port qua phần cứng là armv6, v7, v8...
App: cùng với công nghệ web, mô hình máy chủ - máy khách phổ biến hơn. Lưu ý là server và client có thể cài trên cùng một máy, không nhất thiết phải tách biệt nhau.
MPD là 1 app phía server chức năng là nghe lệnh điều khiển, tìm xem file ở đâu, lấy lên bộ đệm, chặt nhỏ ra từng khúc, đẩy cặp tín hiệu số / thời gian sang driver tương tác với DAC, ra tín hiệu điện.
Ví dụ như:
Volumio HĐH là Debian, App phía server là MPD.
Moode HĐH là Raspbian lite, App phía server là MPD.
RuneAudio HĐH là Archlinux , App phía server là MPD.

Giao diện điều khiển: trước là desktop App, bây giờ dùng công nghệ Web.
Khi nói tới website, thường gắn với web server. Để chạy được web server thường có bộ phần mềm đóng gói đi kèm kêu là server stack.
Một stack phổ biến là LAMP STACK
LAMP.png

Hiện nay đã có những công nghệ web mới so với bộ LAMP bên trên.
Volumio có trang Github mô tả rõ ràng các thành phần cấu thành nên PM của họ
https://github.com/volumio/Volumio2/wiki
Technologies Used
  • Node.js as the serverside application framework
  • Socket.io for websocket communication
  • Express as the HTTP webserver for the Volumio WebUI
  • Angular as the WebUI framework
  • LevelDB as the persistent database system
  • Kew to run the promise-based asynchronous execution of code (click here to learn what a promise is)

Tiếp phần giao diện điều khiển
Vì phần server chỉ đợi lệnh. Phần bảng điều khiển được vẽ trên trang web hosting luôn trên Computer nên cứ có phần mềm duyệt web nào hiện đại, biết được địa chi trang web của player là chạy thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tcs_hn

New Member
E còn chơi từ hồi 386/486. Windows gì đó cũ lắm. Mãi mới lên Win95, rồi 98, rồi mãi mới XP.
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Em được sờ vào cái PC đầu tiên năm 1990, 286, mỗi em đi phòng máy có 1 ổ đĩa A, cài sẵn DOS, nhét vô boot lên cái dấu nhắc >\, gõ Cong hoa xa hoi chu nghia VN, gõ Enter nó báo "Bad command or filename":p:):p
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Tiếp phần giao diện điều khiển
Vì phần server chỉ đợi lệnh. Phần bảng điều khiển được vẽ trên trang web hosting luôn trên Computer nên cứ có phần mềm duyệt web nào hiện đại, biết được địa chi trang web của player là chạy thôi.
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Công nhận nhìn đống khái niệm trên các bác không rành công nghệ chắc cũng ù tai đấy. E thì mấy khoản cài đặt phần mềm này e ko ngại vì là nghề của e rồi. Đang dự tính đi nghe thử ở mấy chỗ mlab với nhatduong rồi quyết ạ
Em cảm nhận cách bác comment thật khó hiểu chuyện cài đặt bác nói không thành vấn đề có nghĩa là bác chỉ biết double click next và ok là thôi ah
 

ronaldemap

New Member
hi các bác! transport Pi của em đang có vấn đề nhờ các bác giúp.
em dùng Pi nguồn 3x + digione nguồn rời, mấy bủa trc dùng vẫn bình thường nhưng hôm nay bị tinh trạng ko suất I2S sang board digione được! Dùng Linnkazoo add file thì ko play được, xem link IP thì vẫn đang play!
em đã thay con Pi khác nhưng vẫn bị thế! nhờ các cao nhân chỉ giáo....THANKS ALL!!!
 

ronaldemap

New Member
Em đã làm theo bác vẫn như cũ! Em cài Volumio thì hiện thông báo này
zwLZlGp.jpg

ko lẽ con Digione bị tèo...
 

anhton82

Active Member
Báo cáo em đã lắp thử và test sau vài ngày thì bo Mezzanine Power for Pi có hiệu quả hơn chút xíu so với nguồn 3X em đang dùng. Nhưng do em cấp đầu vào cho bo bằng Ắc quy 6V nên có thể nền âm sạch hơn, chưa có thời gian để modify lại cái bo LT 1963 ra 6V cấp cho bo Mezza này nên tạm thời là như vậy đã ạ.
8965fb1dd99a37c46e8b.jpg
0c2069564bd1a58ffcc0.jpg
 

Đính kèm

  • 5546c437e6b008ee51a1.jpg
    5546c437e6b008ee51a1.jpg
    612.6 KB · Xem: 5

gianghotuxu

Active Member
Đã có cụ nào so sánh chất âm pi + dac hết số tầm 9 tr với con denon heos link hs 2 chưa nhỉ1
9549F5A4-17D7-40EA-ACF9-AC216ED18014.jpeg
 

anhton82

Active Member
Bạn anhton82 nói rõ hơn xíu được không. có phải mình chỉ gỡ con chip SMPS rồi hàn 1 rợi 1.8v nữa là OK phải không . còn nguồn cấp cho thằng Isolator thì lấy từ 5v của nó lên có được không vậy.
Bo nguồn này là 3xLT3045 tích hợp thôi mà bác nên vẫn phải tháo con chip Smps ra. Cấp nguồn 5.5-6V cho nó để nó cấp cho Pi và Boss Dac hoặc Digione. Ở đây em dùng isolator nên cấp nguồn cho Iso riêng bác ạ.
 

trung224

Well-Known Member
Em nghĩ nếu để nói về độ sạch tiếng thì cấp bằng acquy/pin 6V sẽ hơn hẳn bo LT1963. Với pin và acquy thì coi như không có nhiễu từ nguồn điện AC tổng, chỉ có một ít nhiễu cao tần do quá trình hóa học trong pin nhưng cũng rất nhỏ. Nguồn điện AC trong nhà có rất nhiều nhiễu do các SMPS cũng như nhiễu từ các thiết bị như TV, motor đẩy ngược về. LT1963 không có khả năng cản nhiễu này, ngay cả LT3045 cũng chỉ hiệu quả với nhiễu dưới 2MHz thôi. Để lọc nhiễu này thì common mode choke là tối quan trọng, đó là lý do tại sao em dùng lọc EMI filter Schaffner FN2080-6-06, nó lọc cực tốt nhiễu trong khoảng 1MHz đến 10 MHz. Các bác dùng EMI filter nên tra lại datasheet của cục EMI filter các bác đang dùng để xem nó lọc có đạt được thông số đó không

Tuy nhiên, pin/acquy có yếu điểm là khả năng đáp ứng dòng cấp kì di/dt giảm dần khi pin bị rút dần (cái này không quá quan trọng nếu dùng đê cấp điện cho các thành phần thuần digital như transport) cũng như nhiêu khê trong quá trình xử dụng.

Nếu bác @anhton82 biết cách sử dụng pin/acquy tốt và chấp nhận được độ nhiêu khê trong sử dụng thì nên bỏ quách LT1963 và biến áp để dùng pin/acquy cho riêng Pi. Đối với Boss DAC thì ko nên dùng pin, do khả năng đáp ứng dòng của pin bị giảm dần nên chỉ khi dùng nếu phần mạch analog là thuần class A (có dòng tiêu thụ trung bình là hằng số dẫn đến dòng yêu cầu chỉ biến thiên ít). Trong khi mạch analog trên boss dac là class AB hoặc B nên dùng pin sẽ không phù hợp
 

do_long_khach

Well-Known Member
Em nghĩ nếu để nói về độ sạch tiếng thì cấp bằng acquy/pin 6V sẽ hơn hẳn bo LT1963. Với pin và acquy thì coi như không có nhiễu từ nguồn điện AC tổng, chỉ có một ít nhiễu cao tần do quá trình hóa học trong pin nhưng cũng rất nhỏ. Nguồn điện AC trong nhà có rất nhiều nhiễu do các SMPS cũng như nhiễu từ các thiết bị như TV, motor đẩy ngược về. LT1963 không có khả năng cản nhiễu này, ngay cả LT3045 cũng chỉ hiệu quả với nhiễu dưới 2MHz thôi. Để lọc nhiễu này thì common mode choke là tối quan trọng, đó là lý do tại sao em dùng lọc EMI filter Schaffner FN2080-6-06, nó lọc cực tốt nhiễu trong khoảng 1MHz đến 10 MHz. Các bác dùng EMI filter nên tra lại datasheet của cục EMI filter các bác đang dùng để xem nó lọc có đạt được thông số đó không

Tuy nhiên, pin/acquy có yếu điểm là khả năng đáp ứng dòng cấp kì di/dt giảm dần khi pin bị rút dần (cái này không quá quan trọng nếu dùng đê cấp điện cho các thành phần thuần digital như transport) cũng như nhiêu khê trong quá trình xử dụng.

Nếu bác @anhton82 biết cách sử dụng pin/acquy tốt và chấp nhận được độ nhiêu khê trong sử dụng thì nên bỏ quách LT1963 và biến áp để dùng pin/acquy cho riêng Pi. Đối với Boss DAC thì ko nên dùng pin, do khả năng đáp ứng dòng của pin bị giảm dần nên chỉ khi dùng nếu phần mạch analog là thuần class A (có dòng tiêu thụ trung bình là hằng số dẫn đến dòng yêu cầu chỉ biến thiên ít). Trong khi mạch analog trên boss dac là class AB hoặc B nên dùng pin sẽ không phù hợp
Bác nào chưa có cục EMI filter Schaffner FN2080-6-06 nêu trên thì ta lập đội mua chung nhỉ? Hoặc ở chỗ nào tại VN có bán thì các bác chỉ giùm.
 

Thanhvo31

Well-Known Member
@trung224 Bác có thể giải thích thêm cho anh em về cái gọi là EMI filter Schaffner FN2080-6-06 lọc nhiễu cực tốt được không? VD DATASHEET
https://www.mouser.vn/datasheet/2/355/FN 2080-795329.pdf
Nhìn vào thông số nào để biết ?
Hay nhìn vào đồ thị Typical filter attenuation? Đọc đồ thị này thế nào?
Tôi đang dùng cái lọc https://www.mouser.vn/datasheet/2/358/typ_KFB2-1276042.pdf
Thì với thông số giữa 2 chiếc chênh nhau bao nhiêu?
Như tôi không phải dân chuyên điện tử nên đọc datasheet của nó cũng không rành lắm. Cũng cố tìm nguồn nhưng learning curve nó dựng đứng vầy
https://dspguru.com/dsp/reference/filter-terminology/
Cảm ơn bác.
 
Bên trên