Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

Thanhvo31

Well-Known Member
@chipno Mình cũng chưa order bo NMR vì DAC cũng chưa xuất sắc, khó lòng thấy hay hơn. Đang nghiên cứu thôi.

Hiện nay mình đang dùng iFi iPower >> ASUS Tinkerboard (diet Pi+ Roon bridge) >> DAC TEAC UD-501, nghe một số bản DSD thu âm tốt thấy cũng rất phê.

Mình thấy bản
40 + Ru doi Di Nhe _ Nhat Ha_11.2M
của bác @rogamervip nghe rất đã.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhton82

Active Member
Bo này nếu chỉ plug and play thì cũng chỉ cấp nguồn 5V cho Pi qua GPIO,
Còn nếu thi công 3x phải để phía dưới Pi thì đầu ra module D, E 3.3; 1.8V cùng chiều, gần điểm vào.
Cơ mà 0, 5V lại phải câu qua Female GPIO?
Tóm lại là thiết kế này chưa tối ưu với 3x lắm.
Mình có điều kiện sẽ làm dạng spring contact cho các điểm đấu trên Pi.
Em chưa có tg để lắp vào pi mấy hôm nay bận đi công tác. Với lại em cũng đang dùng LT1963 +3 LT3045 mua chỗ Nhật Dương rồi. Nhưng hôm nào em gắn em chụp hình cho bác xem không phức tạp như bác nói đâu. Câu mỗi 1 dây duy nhất cho nguồn 1.8V thôi. Còn 5 và 3.3V cắm vào ăn ngay, do chỉ cần chấm 2 mối 2 cầu nối gần chân GPIO.
 

tcs_hn

New Member
Chào các bác. E đọc cái này thấy mê quá. Nhưng e chả biết gì về kỹ thuật cả. Ở đây có bác nào nhận làm từ A-Z mang về chỉ việc cắm chạy không ạ. E đang dùng macbook để phát nhạc.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Chào các bác. E đọc cái này thấy mê quá. Nhưng e chả biết gì về kỹ thuật cả. Ở đây có bác nào nhận làm từ A-Z mang về chỉ việc cắm chạy không ạ. E đang dùng macbook để phát nhạc.
Nếu bác ở HN thì cứ mua đủ đồ (tham khảo chữ ký bác @Thanhvo31 ) rồi tôi giới thiệu thằng em thi công cho, bác đưa nó mấy trăm k là đc. Đồ của tôi cũng là nó làm.
 

anhton82

Active Member
Chào các bác. E đọc cái này thấy mê quá. Nhưng e chả biết gì về kỹ thuật cả. Ở đây có bác nào nhận làm từ A-Z mang về chỉ việc cắm chạy không ạ. E đang dùng macbook để phát nhạc.
Chơi pi nếu bác k biết về kĩ thuật nhưng cũng phải biết chút về công nghệ, máy tính. Ko là mua về chán k biết nghịch hoặc cài đặt ko theo ý mình là nản đấy. Em lúc đầu cũng phải nghiên cứu 1,2 tuần mới tạm thông. Ko khó nhưng em nghĩ chơi Pi dành cho những ai thích vọc vạch, nghịch ngợm chứ k hẳn là plug and play. Nhiều bác chơi pi nhưng đi vắng là vợ ở nhà k bật đc nhạc. hí hí.
 

tcs_hn

New Member
Chơi pi nếu bác k biết về kĩ thuật nhưng cũng phải biết chút về công nghệ, máy tính. Ko là mua về chán k biết nghịch hoặc cài đặt ko theo ý mình là nản đấy. Em lúc đầu cũng phải nghiên cứu 1,2 tuần mới tạm thông. Ko khó nhưng em nghĩ chơi Pi dành cho những ai thích vọc vạch, nghịch ngợm chứ k hẳn là plug and play. Nhiều bác chơi pi nhưng đi vắng là vợ ở nhà k bật đc nhạc. hí hí.
E là dân công nghệ mà bác. E chỉ k biết gì về mỏ hàn thôi. Chứ cài đặt phần mềm thì e ko ngại
 

anhton82

Active Member
E là dân công nghệ mà bác. E chỉ k biết gì về mỏ hàn thôi. Chứ cài đặt phần mềm thì e ko ngại
Hihi. Thế thì quá ok rồi. Pi chủ yếu câu lệnh linux trước em chưa dùng bao giờ nên cũng hơi bỡ ngỡ. Bác theo hd của bác do_long_khach hoặc search Mlab, Nhatduong audio có 2 shop thi công sẵn đấy !
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Chơi Pi mà ra shop bê về thì mua con Cambridge CNX nghe cho nó lành.
Chơi pi phải vọc vạch, thì mới sướng.
Đặc biệt là học thêm nhiều kỹ năng mới .
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tcs_hn

New Member
Chơi Pi mà ra shop bê về thì mua con Cambridge CNX nghe cho nó lành.
Chơi pi phải vọc vạch, thì mới sướng.
Đặc biệt là học thêm nhiều kỹ năng mới .
Đúng là vọc cũng có cái thích của nó bác nhỉ. Nhưng Cambridge CNX nó lại có DAC build in cũng thừa vì e có DAC rồi. Ngoài ra chắc transport của nó cũng ko bằng dâu tây phải k bác?
 

Thanhvo31

Well-Known Member
Thực ra Pi transport này cũng không phải thần thánh gì.
Nó là cái Pi, gắn thêm bo Digione cài phần mềm nghe nhạc chuyên dụng hơn so với Raspbian chút xíu. Xong tập 1.
Bác bắt đâù thì như thế đã.
Sau đó mode nguồn cấp. Ví dụ cắm iFi power vào, nghe có hay hơn không. Tập 2.
Sau mode bộ nguồn 3x cho Pi.
Rồi mode nguồn cấp riêng cho Digione.
Hết tập 3.
Nghe ổn rồi thì kiếm cái hộp, chưng ở phòng khách.:)
Hết phim.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tcs_hn

New Member
Thực ra Pi transport này cũng không phải thần thánh gì.
Nó là cái Pi, gắn thêm bo Digione cài phần mềm nghe nhạc chuyên dụng hơn so với Raspbian chút xíu. Xong tập 1.
Bác bắt đâù thì như thế đã.
Sau đó mode nguồn cấp. Ví dụ cắm iFi power vào, nghe có hay hơn không. Tập 2.
Sau mode bộ nguồn 3x cho Pi.
Rồi mode nguồn cấp riêng cho Digione.
Hết tập 3.
Nghe ổn rồi thì kiếm cái hộp, chưng ở phòng khách.:)
.

Còn thêm đc gì cho tập 4 ko bác ơi
 

anhton82

Active Member
Còn thêm đc gì cho tập 4 ko bác ơi
Tập 4 em nghĩ là lọ mọ thêm phần chọn hệ điều hành ( hay phần mềm nghe nhạc ) và cài đặt thông số tối ưu phần mềm đó, cái cắm nghịch ngợm chút. Mỗi tập nghiên cứu và nghịch nó cũng mất khối thời gian. :).
 

Thanhvo31

Well-Known Member
:D:D:DGiải ngố tý phần mềm chơi nhạc trên Pi.:D:D:D

Phần HĐH thực ra ở tập 1 cũng được. Gọi là HĐH cũng không chính xác, nên gọi chung là phần mềm.

Thử giải phẫu một vài PM chơi nhạc thông dụng:
  • Phần 1 là OS: thông dụng nhất là các distro của Linux như dòng Debian, Raspbian lite, Dietpi, (Volumio, Moode); Archlinux ( RuneAudio), Tinycore, (piCoreplayer),...Phần này các bác sẽ vọc HĐH Linux: setup, update, cài thêm App, khởi chạy, tắt bật, gỡ bỏ, up kernel,...
    • Hình minh họa các HĐH cài được trên Pi
raspberry_pi__OS.jpg


HĐH Linux nói chung

1280px-Linux_kernel_ubiquity.svg.png

HĐH server hay sử dụng trên các PM chơi nhạc

1280px-LAMP_software_bundle.svg.png
  • Phần 2 là trình ứng dụng chơi nhạc chạy phía server được cài trên HĐH, ứng dụng chạy nền (DAEMON). Nổi bật nhất là MPD. Thường cài lên Pi. Thêm nữa như Logitech Media Server, (LMS) cài trên Pi hoặc nơi khác như NAS, PC. Volumio, Moode, Rune đều dùng Mpd cả. piCoreplayer có thể cài LMS. Mà thậm chí LMS cũng cài được trên Volumio hay Moode hay Rune.
  • Phần 3 là trình ứng dụng chơi nhạc phía máy khách, thông dụng như
Về Linux Distro.
Linux Distro = Nhân Linux (Kernel) + Hệ thống quản lý gói tin (Package Management System)
Phần nhân, nói chung là giống nhau.
Để thao tác quản lý chung, cần nắm được một số lệnh Linux cơ bản, chung cho tất cả, không phụ thuộc vào gói nào.
Theo trang (http://www.dummies.com/computers/operating-systems/linux/common-linux-commands/)
Mã:
Command    Description
cat [filename]    Display file’s contents to the standard output device
(usually your monitor).
cd /directorypath    Change to directory.
chmod [options] mode filename    Change a file’s permissions.
chown [options] filename    Change who owns a file.
clear    Clear a command line screen/window for a fresh start.
cp [options] source destination    Copy files and directories.
date [options]    Display or set the system date and time.
df [options]    Display used and available disk space.
du [options]    Show how much space each file takes up.
file [options] filename    Determine what type of data is within a file.
find [pathname] [expression]    Search for files matching a provided pattern.
grep [options] pattern [filesname]    Search files or output for a particular pattern.
kill [options] pid    Stop a process. If the process refuses to stop, use kill -9 pid.
less [options] [filename]    View the contents of a file one page at a time.
ln [options] source [destination]    Create a shortcut.
locate filename    Search a copy of your filesystem for the specified
filename.
lpr [options]    Send a print job.
ls [options]    List directory contents.
man [command]    Display the help information for the specified command.
mkdir [options] directory    Create a new directory.
mv [options] source destination    Rename or move file(s) or directories.
passwd [name [password]]    Change the password or allow (for the system administrator) to
change any password.
ps [options]    Display a snapshot of the currently running processes.
pwd    Display the pathname for the current directory.
rm [options] directory    Remove (delete) file(s) and/or directories.
rmdir [options] directory    Delete empty directories.
ssh [options] user@machine    Remotely log in to another Linux machine, over the network.
Leave an ssh session by typing exit.
su [options] [user [arguments]]    Switch to another user account.
tail [options] [filename]    Display the last n lines of a file (the default is
10).
tar [options] filename    Store and extract files from a tarfile (.tar) or tarball (.tar.gz or .tgz).
top    Displays the resources being used on your system. Press q to
exit.
touch filename    Create an empty file with the specified name.
who [options]    Display who is logged on.
Hệ thống quản lý gói tin : theo wiki thì là trình quản lý gói hoặc hệ thống quản lý gói là tập hợp các công cụ phần mềm tự động hóa quá trình cài đặt, nâng cấp, định cấu hình và loại bỏ các chương trình máy tính cho hệ điều hành của máy tính một cách nhất quán.VD, để cài PM, trong Debian gõ `apt install`, trong Archlinux thì gõ `pacman -S`
Trang https://wiki.archlinux.org/index.php/Pacman/Rosetta cung cấp khá đầy đủ các lệnh quản lý chương trình với các Distro phổ biến nhất.

Mai biên tiếp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
Anh @Thanhvo31 giải thích trên sơ đồ khối chắc đỡ ghê hơn :D

Có vài lần em cũng muốn hệ thống lại hết các mô hình music server (MS) cho các anh em mới tham khảo. Nhưng nghĩ lại thấy khó nói sao cho dể hiểu với người mới.

Em đề nghị anh @Thanhvo31 lập một thớt hệ thống lại các mô hình MS đi ạ.

Mình có thể chia nhóm theo kiểu kết nối, hoặc nền tảng hardware, hay OS. Mục đích là giúp cho người mới nhìn được các con đường đi.

Anh lên sơ đồ khối các chức năng của một hệ thống MS cơ bản. Sau đó đối chiếu với UPnP / DLNA, LMS, MPD, Subtronic / Madsonic chắc là sẽ dễ hiểu hơn.

Em nghĩ chỉ cần nhìn ra được các chức năng của storage, renderer, control library, remote... là hiểu hết các mô hình MS.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thanhvo31

Well-Known Member
@tml3nr , vâng tôi sẽ biên tiếp ở đây, nhờ anh em góp ý thêm. Hoàn chỉnh rồi bứng qua thớt mới cho gọn gàng.
Trước nay hay học bằng cóp bết giờ gắng viết ra là một cách hệ thống lại kiến thức, cũng chia sẻ với anh em mới.
Cơ mà cũng giật mình, nếu mở rộng ra thì chắc phải lập 1 website chứ chẳng phải 1 thớt. Có lẽ gói gọn nó trong 3 thành phần Linux Distro + Music Server + Music Player Client + UI thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thanhvo31

Well-Known Member
:D:D:D Giải ngố tý về Single-Board-Computer (SBC) - săn bắt cướp :eek::eek::eek:-

Giữ chỗ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên