Ngay sau khi cho ra mắt trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini, cổ phiếu Alphabet - công ty mẹ của Google - đã tăng vọt 5,3%, góp phần đưa chỉ số Nasdaq tăng 1,37%, lên 14.339,99 điểm, vào thời điểm đó.
Gemini là AI đầu tiên vượt con người ở cấp độ chuyên gia và được cho là có thể đánh bại ChatGPT-4 của nhà phát triển OpenAI. Ngoài việc tổng hợp kiến thức từ 57 môn học, Gemini còn có thể khái quát, vận hành trên nền nhiều loại thông tin khác nhau, bao gồm văn bản, code, âm thanh, hình ảnh và video.
Động thái chào đón nồng nhiệt của Phố Wall đối với Gemini - thể hiện qua giá cổ phiếu tăng - đã giúp thu hẹp khoảng cách cuộc đua giữa Google của Alphabet và OpenAI do Microsoft hậu thuẫn. Google từng đi đầu trong nghiên cứu, phát triển AI nhưng phải lùi về sau trước cơn sốt trên toàn cầu mà ChatGPT tạo ra vào cuối năm ngoái. "Xui xẻo" hơn, chatbot Bard của ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới chia sẻ thông tin không chính xác vào đầu năm nay khiến gần 100 tỉ USD cổ phiếu Alphabet bị bán tháo.
Tuy nhiên, với màn ra mắt của Gemini, giá trị thị trường của Alphabet tăng thêm hơn 80 tỉ USD. Vào đúng thời điểm người dùng than phiền về chất lượng của ChatGPT, sự ra mắt của Google Gemini có nhiều lợi thế. Cũng rất đáng chú ý, Google đã tích hợp một số công nghệ của Gemini vào chatbot Bard và có kế hoạch tung ra phiên bản Gemini ưu tú thông qua Bard vào đầu năm tới.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Google đi trước nhưng về sau trong lĩnh vực AI thật ra không quan trọng bằng việc họ đã chọn đường đúng. Đó là tiếp cận cùng một tệp khách hàng song cung cấp nhiều giải pháp vượt trội hơn đối thủ.
Năm 2023 chứng kiến sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI với các công ty công nghệ lớn như Meta, Microsoft, OpenAI, Google... cùng hàng loạt LLM và chatbot thu hút sự chú ý của cả thế giới. Tuy thế, nhiều dự báo cho rằng sẽ rất nhanh, năm 2024, sự nổi lên của một số khu vực khác trong cuộc đua AI sẽ khiến Mỹ không còn ở vị trí số 1.
Mới đây, Viện Đổi mới Công nghệ (TII) của UAE đã phát hành mô hình nguồn mở tham số LLM Falcon với quy mô 180 tỉ USD. UAE được dự đoán sẽ nhanh chóng, dễ dàng dẫn đầu trong cuộc đua LLM. UAE cũng đang tập trung xây dựng các mô hình nhân khẩu học cụ thể của mình. Ngoài ra, nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng liên tiếp ra mắt chatbot Ernie, Tongyi Qianwen - được ví như "ChatGPT phiên bản Trung Quốc" hay chatbot SenseChat do SoftBank hậu thuẫn.
Động thái chào đón nồng nhiệt của Phố Wall đối với Gemini - thể hiện qua giá cổ phiếu tăng - đã giúp thu hẹp khoảng cách cuộc đua giữa Google của Alphabet và OpenAI do Microsoft hậu thuẫn. Google từng đi đầu trong nghiên cứu, phát triển AI nhưng phải lùi về sau trước cơn sốt trên toàn cầu mà ChatGPT tạo ra vào cuối năm ngoái. "Xui xẻo" hơn, chatbot Bard của ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới chia sẻ thông tin không chính xác vào đầu năm nay khiến gần 100 tỉ USD cổ phiếu Alphabet bị bán tháo.
Tuy nhiên, với màn ra mắt của Gemini, giá trị thị trường của Alphabet tăng thêm hơn 80 tỉ USD. Vào đúng thời điểm người dùng than phiền về chất lượng của ChatGPT, sự ra mắt của Google Gemini có nhiều lợi thế. Cũng rất đáng chú ý, Google đã tích hợp một số công nghệ của Gemini vào chatbot Bard và có kế hoạch tung ra phiên bản Gemini ưu tú thông qua Bard vào đầu năm tới.
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Google đi trước nhưng về sau trong lĩnh vực AI thật ra không quan trọng bằng việc họ đã chọn đường đúng. Đó là tiếp cận cùng một tệp khách hàng song cung cấp nhiều giải pháp vượt trội hơn đối thủ.
Năm 2023 chứng kiến sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực AI với các công ty công nghệ lớn như Meta, Microsoft, OpenAI, Google... cùng hàng loạt LLM và chatbot thu hút sự chú ý của cả thế giới. Tuy thế, nhiều dự báo cho rằng sẽ rất nhanh, năm 2024, sự nổi lên của một số khu vực khác trong cuộc đua AI sẽ khiến Mỹ không còn ở vị trí số 1.
Mới đây, Viện Đổi mới Công nghệ (TII) của UAE đã phát hành mô hình nguồn mở tham số LLM Falcon với quy mô 180 tỉ USD. UAE được dự đoán sẽ nhanh chóng, dễ dàng dẫn đầu trong cuộc đua LLM. UAE cũng đang tập trung xây dựng các mô hình nhân khẩu học cụ thể của mình. Ngoài ra, nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng liên tiếp ra mắt chatbot Ernie, Tongyi Qianwen - được ví như "ChatGPT phiên bản Trung Quốc" hay chatbot SenseChat do SoftBank hậu thuẫn.
Theo Genk