Ðề: Cục Nghệ thuật Biểu diễn “mở trói” cho các ca khúc trước năm 1975
Trước đây hay nghe nhạc vàng nhiều hơn nhạc đỏ, giờ lại hay nghe nhạc đỏ hơn nhạc vàng. Đều là nhạc bình dân, có tính tuyên truyền nhiều hơn là nghệ thuật.
Buồn cười là nhiều bác lại hay cho nhạc cứ buồn mới là nghệ thuật. Chính xác khi người ta buồn, hay nghe phải nhạc buồn, thì lại hay trầm tư suy nghĩ hơn lên nghĩ nó là nghệ thuật hơn hay sao.
Nhạc nghệ thuật cao cũng thường trầm lắng, ít sối nổi, nhưng nso thường có tính ẩn đụ hơn, chứ ko thô như nhạc vàng.
từ ngày du nhập lối sống tư sản vào VN, con người thường có lối sống mang tính cá n hân hơn, và cái Tôi lớn hơn, lên hay thích những tác phẩm nghệ thuật, hay hẹp hơn là trong âm nhạc mang cái tôi, tự sự, dãi bày, tâm sự, hơn là hướng lòng mình ra ngoài xã hội.
Nhạc vàng đa số là nói về dãi bày than thân nghèo đói hay lính tráng, nhưng thử nghĩ có mấy ai thích nghèo hay thích đi lính đâu. nó có tính an ủi cá nhận, có tính tôn giáo. Ai cũng mơ làm ông chủ (phim Hàn khai thác cái này rất tốt, hợp gu với giới trẻ và bộ phận phụ nữ lớn hơn đàn ông vốn có lối sống thực dụng hơn),...
Cái khác của nhac vàng hay nhạc đỏ âm hưởng dân tộc là nhạc vàng hướng đến cá nhân, như thất t ình thì nghe đời tôi cô đơn, đi lính nhớ mẹ thì nghe xuân này con không về, dù có trong hoàn cảnh xã hội nào đó. Nhac đỏ thường hướng dến cái gì đó rộng lớn hơn, xã hội đất nước nhân loại.
Cơ mà đa số nhạc sỹ nhạc đỏ trình độ họ cao hơn nhạc vàng, ngay văn cao, hay Phạm Duy giai đoạn đầu, hay trịnh công sơn với các bài phản chiến mang âm hưởng hùng ca... rõ là hơn cái hội bế tắc trong lý giải nỗi đau cá nhân con người...
rất tiếc là đa số con người ko thể thoát được những cái mang tính ca nhân, loanh quảnh luẩn quẩn với than thở thở thân hay chỉ biết hưởng thụ cá nhân có lẽ do họ nghĩ sống được mấy lần... nên hóa ra những cái tốt đẹp thái quá chỉ là ảo tưởng.
bây giờ có hai lằn ranh về thẩm mĩ nghệ thuật
phụ nữ phần lớn thực dụng hơn đàn ông thích lá cải, phim sến, nhạc sến hiện đại hay phim hài, nhạc hài vô nghĩa, truyện tâm lý gò bó, bế tắc trong tình yêu
đàn ông thích nhạc sến hơn đàn bà, có lẽ đàn ông hay thất tình hơn đàn bà, và thích chiều sâu về tình cảm, cũng như xem phim có hơi hướng nghệ thuật hơn. ít đọc báo lá cải hơn nhưng hay xêm phim sex hơn. đàn bà thích xem phim nghệ thuật tâm lý hơn đàn ông.
trí thức hay tìm đến phim nhạc có chiều sâu hơn, mang tính ẩn dụ, triết học ngẫm nghĩ, nhưng cũng tùy loại lạc quan hay bi quan, sống tâm lý hay hòa mình xã hội mà thích loại khác nhau.
một số chủ yếu là dân nhà giàu, hay thành thị, giới trẻ tỏ ra cấp tiến hơn, thường hay chê dòng nhạc dân tộc là quê mùa, bảo thủ, thường tỏ ra hòa nhập với thế giới bên ngoài hơn cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp.
ngoài ra bọn trẻ cũng hay chê giới già là hoài cổ, bảo thủ , tai yếu đi theo năm tháng ko nghe được nhạc mạnh. người lớn tuổi chê họ non nớt kém hiểu biết nghệ thuật, sống thực dụng cá nhân, sa đà lối sống cá nhân hưởng thụ. có lẽ họ sinh hoàn cảnh khác nhưng người lớn tuổi.
ko nghi ngờ gì cứ ngoài 30 hay có đầu óc hoài cổ. cái này do tuổi tác ảnh hưởng tâm tính.
tệ là bây giờ cơ chế thị trường, người ta sản xuất cái gì hay hướng đến đám đông. mà dân số trẻ, chưa kể phụ nữ hay hùa theo giới trẻ cũng nhiều, nên nhạc thị trường, phim thị trường lên ngôi tràn lan khắp xó xỉnh, chưa kể báo chí cũng phải lá cải theo để chiều theo cái đám đống này, view càng nhiều càng tốt.
một phần khác, cáig ì có lợi cho chính quyền thì họ phát hụy.
nhạc vàng hay làm nhụt ý chí của người nghe, trước những vấn đề của xã hội nên chính quyền họ cũng thích. cũng như mấy thứ tôn giáo dạy yêu thương cả kẻ thù hay thiền tĩnh lặng, cho đến nhục dục làm quên đi những vấn đề kinh tế,...