Ðề: BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH NGOẠI HẠNG ANH .CHOÁNG
Bản quyền NHA: Trăm dâu đổ đầu…thuê bao
Thứ Tư, 23/01/2013, 07:30 PM (GMT+7)
Do đây chỉ mới là động thái chào giá đầu tiên của đối tác IMG (Mỹ), đơn vị đang nắm giữ bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh (EPL) nên cũng khó xác định con số thực sự mà phía các đài truyền hình Việt Nam bỏ ra là bao nhiêu để có thể phát sóng giải đấu hàng đầu thế giới trong 3 mùa bóng kế tiếp. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều: Dù là giá nào đi nữa, thiệt hại cuối cùng vẫn rơi vào người xem, các thuê bao của truyền hình trả tiền.
BÓNG ĐÁ 24H LUÔN CẬP NHẬT NHANH NHẤT, 15 PHÚT SAU KHI CÁC TRẬN ĐẤU KẾT THÚC ĐÃ CÓ VIDEO CLIP BÓNG ĐÁ VÀ THỂ THAO
Mắc mấy cũng sẽ mua?
Tỏ ra rất am hiểu sự “thèm khát” của các nhà đài ở Việt Nam, IMG khôn khéo chia thành 3 gói khác nhau, trong đó 2 gói mang tính độc quyền. So với hiện tại, ngoài ngày chủ nhật, đã phát sinh thêm gói độc quyền trận đấu sớm ngày thứ bảy. Động thái này đánh thẳng vào điểm yếu của “cuộc chiến truyền hình” tại Việt Nam đó là mạnh ai nấy làm chứ chưa hề bắt tay với nhau chống phá giá.
Chính cái nhu cầu độc quyền trong bối cảnh chưa bao giờ tìm được tiếng nói chung của truyền hình trả tiền ấy đã là nguồn gốc của giá bản quyền EPL tăng cao chóng mặt, từ gần 4 triệu USD của VTC, đến 19 triệu USD của K+ và các đài khác 3 năm gần đây. Bây giờ, cái giá có thể là 1.000 tỷ đồng hoặc hơn.
Nhưng, chính một chuyên gia trong ngành truyền hình thừa nhận, 1.000 tỷ đồng hoặc hơn nữa, cũng có thể sẽ có người mua. Và nguồn gốc của sự “liều lĩnh” ấy cũng xuất phát từ nhu cầu “độc quyền”.
Người xem giải ngoại hạng Anh tại Việt Nam có thể phải tốn thêm 2 triệu đồng/năm vì phí mua bản quyền.
Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu và có thể nói rằng nhận định nói trên hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, với việc độc quyền ngày chủ nhật, kênh truyền hình K+ đã âm thầm tiến thêm một bước vô cùng quan trọng để có thể đánh gục các đối thủ khác. Họ đã liên kết với một số đơn vị viễn thông có cung cấp dịch vụ truyền hình để bán thuê bao riêng cho 2 kênh của họ là K+ và K+NS vốn ưu tiên phát EPL. Ví dụ như hệ thống NextTV của Viettel hiện nay cung cấp dịch vụ truyền hình với phí hàng tháng là 65.000 đồng (cộng đầu thu trị giá 800.000 - 1.200.000 đồng tùy khuyến mãi). Nếu khách hàng muốn có 2 kênh K+ thì phí hàng tháng sẽ là 180.000 đồng (cộng với khoảng 300.000 - 500.000 đồng phát sinh tiền đầu thu K+). Như vậy, thông qua Viettel, đài K+ bán được thêm thuê bao chủ yếu nhờ bản quyền EPL.
Thử làm một phép tính đơn giản: Nếu một đài như K+ mua 2 gói độc quyền mà IMG bán với giá khoảng 33 triệu USD (gần 700 tỷ đồng) và bán kênh lại cho các nhà đài lẫn các dịch vụ truyền hình như Viettel thì sao? Cứ cho là sẽ có khoảng 2 triệu thuê bao sẽ đăng ký thêm 2 kênh của K+, mỗi thuê bao như vậy sẽ phát sinh trung bình 150.000 đồng/tháng thì con số thu về trong 3 năm là gần 11.000 tỷ đồng. Xin nhớ là từ khi ra mắt với “độc chiêu” EPL, đài K+ đã tự hào phát triển nhiều triệu thuê bao…
Tất nhiên, đấy là con số chưa tính các chi phí đầu tư, nhưng rõ ràng con số thu về cùng xu thế xem truyền hình trả tiền hiện nay, nhận định “mắc mấy cũng mua” hoàn toàn có cơ sở và 1.000 tỷ đồng dù “sốc” nhưng chẳng thấm vào đâu.
Mọi thứ sẽ đổ hết lên đầu thuê bao
“Đồ đầu thuê bao”
Như phân tích ở trên, bài toán kinh doanh chỉ được giải bằng số lượng thuê bao kỳ vọng đến từ EPL. Nghĩa là đơn vị nào mua bản quyền sẽ tìm đủ mọi cách để phát triển lượng thuê bao. Hãy khoan nói đến việc họ sẽ tăng phí dịch vụ hàng tháng, chỉ nội chuyện người xem vốn đang dùng đầu thu này buộc phải đổi đầu thu hoặc phải tăng phí trả hàng tháng cũng là một gánh nặng dù chỉ để có được 2 kênh phát sinh từ K+ (trường hợp như Viettel).
Hiện nay, nhu cầu này chưa phát sinh nhiều do một số đài vẫn đang phát các trận đấu ngày thứ bảy, cảm giác “thiếu một ngày chủ nhật cũng không sao”. Nhưng thử tưởng tượng đến thời điểm mà chỉ một đài có EPL thì sao? Nếu K+ tiếp tục độc quyền thì cũng chưa đáng nói bằng việc một đài mới tinh nào đó nhảy vào cuộc chơi. Những đầu thu sẽ lại phải đổi mà giá dịch vụ vẫn có thể tăng lên. Người xem chịu toàn bộ thiệt hại trong khi đơn vị cung cấp tiếp tục ra rả bài ca “phục vụ nhu cầu”.
PayTV ở Việt Nam
Truyền hình trả tiền (PayTV) là một khái niệm chung, mô tả việc xem truyền hình qua các giao thức khác nhau mà người xem phải trả tiền dịch vụ hàng tháng để xem cùng lúc nhiều kênh truyền hình khác nhau thông qua hệ thống đầu thu cho từng thể loại. Do hạ tầng truyền hình, viễn thông của Việt Nam phát triển không thống nhất nên hiện nay mỗi giao thức hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ có đầu thu khác nhau. Từ đó dẫn đến thuê bao nào thì có đầu thu dịch vụ đó thay vì dùng chung thiết bị và trả phí cho từng kênh khác nhau tùy nhu cầu.
Hiện tại Việt Nam, các giao thức PayTV gồm cáp (SCTV, VCTV, HTVC…), vệ thinh thu bằng chảo (K+, VTC, AVG…), qua Internet (NextTV của Viettel, MyTV của VNPT…). Theo thống kê, hiện có đến 50 thương hiệu tham gia cung cấp PayTV với khoảng gần 5 triệu thuê bao có đầu thu riêng lẻ…
Bản quyền NHA Trăm dâu đổ đầu…thuê bao-ban quyen ngoai hang anh