Thế giới hiện đại đều hết sức ngạc nhiên với bộ lạc Ashanti khi họ đeo cả đống vào ròng trên người.
Bộ tộc Ashanti nằm ở phía Nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi. Ghana là một quốc gia nghèo đói, song bộ lạc này lại nổi tiếng vì sở hữu rất nhiều vàng.
Với dân số khoảng 3 triệu người, bộ tộc Ashanti có tổ chức như một quốc gia thu nhỏ.
Vương quốc Ashanti nằm biệt lập giữa rừng, sống cuộc sống biệt lập, không giao thương với thế giới bên ngoài.
Quốc gia này giành độc lập vào XVII. Bộ lạc này sống trên vùng đất có nhiều mỏ vàng, nên việc chủ quyền vàng với họ rất đơn giản.
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, dù sở hữu vô số vàng bạc, song bộ lạc này lại rất nghèo, thậm chí tình trạng đói kém diễn ra khắp nơi.Trong khi họ đeo cả kg vàng trên người, nhưng lại không có gì ăn. Nạn chết đói diễn ra ở nhiều vùng đất nơi bộ lạc này sinh sống.
Người Ashanti hiện vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò là chủ, quyết định mọi việc hệ trọng.
Mặc dù theo chế độ mẫu hệ, song lại hài ước ở chỗ đàn ông có quyền lấy nhiều vợ.
Những đứa trẻ người Ashanti được dạy dỗ rất cẩn trọng từ tấm bé.
Người cha sẽ dạy cho các cậu con trai 7-8 tuổi biết đi rừng, săn bắn kiếm sống. Những bé gái sẽ được mẹ dạy cách trồng trọt, hái lượm, đặc biệt là cách bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Người Ashanti rất coi trọng đời sống tâm linh. Họ nhìn đâu cũng thấy linh hồn. Từ tảng đá, cây cỏ, chim chóc... đều có linh hồn, do đó họ tôn trọng mọi thứ hiện diện xung quanh mình.
Người Ashanti đánh giá sự giàu có dựa trên lượng vàng đeo trên người. Vàng thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực. Vì thế, người ta đua nhau đúc vàng đeo trên người. Vàng cũng là công cụ, là linh hồn của bộ tộc, để họ phô ttrương với các bộ lạc xung quanh.
Họ cũng đánh giá các đối tác làm ăn thông qua lượng vàng đeo trên người. Tầng lớp tộc trưởng phô trương quyền lực của mình với những vàng đeo mỏi cả đôi chân.
Các chàng trai, cô gái người Ashanti đánh giá đối phương thông qua trọng lượng vàng đính trên cơ thể nhau, chứ không phải trí tuệ hay vóc dáng.
Mặc dù có rất nhiều vàng, nhưng bộ lạc này vẫn đói, vì họ sống khép kín giữa rừng, không giao thương với thế giới bên ngoài.
Họ sống theo kiểu tự cung, tự cấp. Vàng được đem ra làm vật trao đổi chả khác gì mớ rau, con cá.
Vì ai cũng có vàng, nên thứ vật chất màu vàng này chỉ có giá trị ảo, mang tính tượng trưng, chứ không đem lại no ấm cho người dân.
Cũng vì đeo rất nhiều vàng trên người, nên bộ lạc Ashanti không dám giao du với thế giới bên ngoài. Người dân bộ lạc này cũng là con mồi của các băng cướp nguy hiểm. Tại vùng đất thuộc bộ lạc này, đã xảy ra nhiều cuộc cướp bóc, giết người để chiếm đoạt khối tài sản kếch xù từ một người Ashanti bình thường. Chính vì tự đeo lên mình mối nguy hiểm, nên tốt nhất là người Ashanti trốn ở vùng đất sâu trong rừng thẳm. Vì như vậy, vàng không phải là thứ mang lại ấm no cho họ, mà ở một góc độ nào đó, nó kéo họ xa với thế giới văn minh.
ST.
Gà lai cá là giống gia cầm đầu tiên trên thế giới có hẳn một câu lạc bộ dành cho những người đam mê.
Thời gian gần đây, gà vảy cá (gà lai cá), tên quốc tế là gà Sebright, đang trở thành một vật nuôi “độc” dành cho những người mê sinh vật cảnh Việt Nam.
Chúng có điểm đặc trưng là những chiếc lông vũ tròn trịa có viền đen bao quanh, trông rất giống vảy cá.
Điều này tạo nên một vẻ quyến rũ đặc trưng cho những con “gà lai cá” này
Không những vậy, gà vảy cá còn có một lịch sử rất đáng tự hào
Giống gà này được tạo ra từ thế kỷ 19, trong một chương trình nhân giống chọn lọc do nhà nghiên cứu người Anh John Saunders Sebright (1767–1846) tiến hành.
Ngay sau khi xuất hiện, chúng đã được đưa vào các triển lãm gia cầm quốc tế danh giá ở châu Âu.
Chúng cũng là giống gia cầm đầu tiên trên thế giới có hẳn một câu lạc bộ dành cho những người đam mê
Ngày nay, gà vảy cá đã trở thành một giống gà cảnh phổ biến trên toàn cầu
Tại Việt Nam, gà vảy cá còn khá hiếm và có giá rất cao.
Để sở hữu một cặp gà, chủ nhân sẽ phải trả từ 6-7 triệu đồng.
Cách nuôi gà vảy cá tương tự như các loại gà khác.
(Theo Kiến thức)
chém vậy mà ko cùn mới lạ...mài thế mà đao vẩn cùn...
Chào cả nhà buổi chiều .
chưa chắc.....ăn vào mà ko dê thì đích thị là chó.....thường thường thì quán hay treo đầu dê bán thịt chóchụp hình con đường toàn dzê....
Tình cờ đọc bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em". Nhớ lại chữ ký của chú Đức "THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI AI CÓ SUY NGHĨ THÀNH CÔNG" nên mình đưa lên đây để mọi người cùng đọc và cảm nhận Thành công phải như thế nào. Bài văn được viết ngày 6/9/2006 và nhận điểm 9 với lời phê: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công".
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục?
Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
ST
Bữa giờ chưa thấy off quán Dê nào nhỉ ?
Thì bữa nào mình Of chui mini lẩu dê với dzú dê nướng chấm chao,ôi nhắc tới làm chi......:-?:-?:-?:-?
Chiều mưa buồn quá......