thinhkappa
Well-Known Member
Chém kinh quá.á á á á..............
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất thường gặp; do nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non - steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, sự căng thẳng về tinh thần... trong đó nhiễm Hp là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng (Hp có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70 - 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày).
Bạch hoa xà
Theo YHCT, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
Nguyên nhân: Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên. Hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất chua cay... làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hoặc do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn và vị âm hư suy.
Thể tỳ vị hư hàn
Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.
Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung).
Dùng 1 trong các bài thuốc sau:
Bài 1: bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong, bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.
Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g.
Nếu hàn nhiều, gia nhục quế 4g; nếu khí hư nhiều, gia trích hoàng kỳ 12g.
Thể vị âm suy hư
Triệu chứng: vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác.
Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm.
Bài thuốc:
Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g.
Nếu âm hư nhiều – trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g.
Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình, gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.
Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết, gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g.
Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương qui 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo ThS.BS. Trần Thái Hà
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT cho hay: Có rất nhiều giống gừng, trong nước cũng có nơi trồng loại giống gừng củ to gần giống như gừng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bất cứ giống gừng nào trồng trong nước cũng có củ nhỏ hơn một chút, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.
Thêm một đặc điểm có thể phân biệt khá tốt là gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ, gừng Trung Quốc thì không có. Lý do là theo quy định, Trung Quốc phải làm sạch tất cả bùn đất cho các loại thực vật, trong đó có gừng trước khi mang vào Việt Nam. Do đó, gừng Trung Quốc bao giờ vỏ cũng rất sạch, láng mịn hơn hẳn các gừng được trồng trong nước.
Gừng Việt Nam thơm, ngon hơn và được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Ở trong nước, có rất nhiều vùng trồng gừng ở các tỉnh trung du, miền núi, các hộ gia đình cũng thường tự trồng gừng để làm gia vị vì diện tích đất cần thiết để trồng gừng nếu đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình là không lớn.
Về việc gừng Trung Quốc nhiễm hoạt chất thuốc trừ sâu cực độc, ông Hồng khuyến nghị thêm người dân không nên lo lắng quá bởi có thể chỉ có một số người dân ở vùng đó trồng gừng không an toàn chứ không phải là tất cả. Nói một cách công bằng thì tùy thuộc vào ý thức của người trồng, ở trong nước cũng vậy, không thể khẳng định cứ gừng trồng trong nước là an toàn.
Hiện tại, đang có rất nhiều thông tin gừng Trung Quốc nhiễm độc được bán tràn lan tại các chợ ở Việt Nam khiến chị em lo lắng rất nhiều.
Nếu chỉ đơn thuần gừng Trung Quốc được trồng như gừng Việt Nam và đem bán thì chắc đã không có điều gì phải bàn. Nhưng theo một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy, buồn nôn và tim đập chậm vô cùng nguy hiểm.
Còn ở trong nước, trước thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu gừng để kiểm tra, đầu tuần tới có kết quả. Chính vì thế, trước khi có kết quả chính thức, chị em cũng đừng quá lo lắng.
Theo kinh nghiệm chọn mua gừng mà các bà nội trợ hay chia sẻ, chị em có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm sau:
- Kích thước, màu vỏ: Rất dễ nhận ra, gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ hơn, nhiều nhánh, vỏ hơi sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.
Củ gừng Trung Quốc da sáng, mịn, dễ bóc.
Một trong các loại gừng ta: thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm.
Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, trông rất mọng hơn gừng ta rất nhiều.
- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.
Gừng Trung Quốc màu sắc vàng nhạt hơn, ít có xơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn.
Gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều xơ và có đường vân tròn trong thân củ.
Rất dễ phân biệt gừng Trung Quốc (bên trái) với gừng ta.
- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.
Theo Eva
Chém kinh quá.á á á á..............
á, có e nữa kìa....
Ráng chém lên hạng nhất nhất nhé bác .)
ko co ten minh sao . bat dau chem de len ahng tu hom nay qua*-
Móa ui, nhìn bảng danh sách hạng 1, 2 có số đao chém vượt trội. Em chỉ mong sao không bị rớt hạng mùa này là ổn roài.^#(^
(bài này có được tính không các bác, nếu không tính em sẽ chém lại))
Đao cùn quá sao có tên đc .)
Ngày hè nóng là thời điểm dễ gây chán ăn, thiếu nước, cần chú trọng tới dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
Thức ăn
Mùa hè, thường hay gặp tình trạng phải uống nhiều nước nên rất chán ăn, do đó các loại thực phẩm cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu thích hợp với khẩu vị của nhiều người.
Canh: thường là món ăn chủ lực trong những ngày hè oi ả. Các loại canh cua, tôm, tép, thịt nấu với rau đay, rau mồng tơi, rau dền... là lựa chọn hàng đầu. Đồng thời, cua, tôm, tép giàu chất canxi giúp xương chắc khỏe và tim hoạt động tốt.
Rau: Nên sử dụng các loại rau có tính mát, dễ tiêu cần được lựa chọn như: mướp đắng, bí xanh, rau dền…
- Rau ngót nhiều vitamin C, là rau mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt cao.
- Rau muống là loại rất thông dụng, có thể luộc, xào nấu đều rất dễ ăn.
- Cà rốt có chứa vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Các loại vitamin B có trong cà rốt thì giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da.
Thịt: Nguồn chất đạm như thịt lợn, thịt bò cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu như thịt luộc, thịt nấu canh chua với me, sấu... Nên hạn chế hoặc tránh làm các món ăn xào, rán do dễ gây cảm giác chán và khó ăn.
Cá và thủy hải sản: Là lựa chọn thích hợp để cung cấp chất đạm và béo trong mùa hè vì cá và thủy hải sản là đạm dễ tiêu, chất béo có lợi cho sức khỏe. Cá nên chế biến các món canh chua, hấp cho dễ ăn, tránh các món rán, nướng, kho vì khó ăn, mau ngán mà còn gây khát nước.
Đậu nành: Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành... cũng vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng.
Trái cây: Các loại trái cây vừa dễ ăn vừa là nguồn cung cấp chất muối khoáng rất tốt cho cơ thể. Các loại dưa như dưa hấu, dưa bở, dưa hồng... không chỉ là những thực phẩm thanh lọc tốt nhất mà còn có công dụng làm đẹp da hiệu quả mà phụ nữ rất ưa chuộng.
- Cam, quít, bưởi là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mùa hè.
- Chuối, đu đủ, vải, nhãn, na... nói chung là trái cây mùa hè đều chứa nhiều muối khoáng có ích và chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe khi bạn dùng sau các bữa ăn chính.
Nước uống mùa hè
Thời tiết nóng bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi, nhất là khi phải lao động nặng hay hoạt động ngoài trời nắng, do vậy, nhu cầu tự nhiên khiến chúng ta phải uống nhiều nước. Nhưng mồ hôi ra nhiều không những làm cho cơ thể mất nước mà còn mất đi một lượng đáng kể các loại muối khoáng khác. Vì vậy, nếu bạn chỉ uống nước thông thường thì chỉ bù được nước chứ không bù được lượng muối khoáng đã mất.
Đối với mỗi người lớn cần uống 1,5 – 2 lít nước/ ngày, trường hợp làm việc nặng ngoài trời nắng cần uống nhiều hơn, từ 2,5 – 3 lít nước/ ngày.
Muối khoáng tự nhiên chủ yếu có trong rau và trái cây, do đó, các loại nước uống như: Nước rau má, rau diếp cá xay hay giá vắt lấy nước uống còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể…
- Chè đậu đen hay nước đậu đen giúp giải độc, giải nhiệt và là thức uống bổ dưỡng, nhất là với người thận yếu, suy nhược do cảm nặng.
- Nước cam, nước chanh, chanh leo chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng chống bệnh cho cơ thể, rất tốt cho da, giúp cơ thể thanh nhiệt, tiêu khát.
- Sữa chua rất tốt trong mùa hè, nhất là đối với phụ nữ, không chỉ tốt cho da mà còn rất hữu ích đối với hệ tiêu hóa.
- Bột sắn dây cũng là thức uống bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt lương huyết đối với cơ thể.
- Nước mía có công dụng giải nhiệt rất tốt.
- Nước trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa vitamin C, vừa có tác dụng làm mát cơ thể, lại tốt cho việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết.
- Nước rau muống, rau dền, rau lang luộc, nước canh rau các loại, nước luộc ngô, nước râu ngô, nước sắc cây bông mã đề, cây mía lau, rễ cỏ tranh... đều rất tốt cho sức khỏe mùa hè.
- Các loại sinh tố trái cây như bơ, đu đủ, thanh long, dưa hấu... vừa ngon vừa bổ.
Theo Đất Việt