Microsoft khá kín tiếng khi nói về tương lai lĩnh vực di động mà hãng đang đeo đuổi. Tất cả mọi người đều biết về Windows Phone 8 khi nó ra mắt vào ngày hôm qua, nhưng thông tin cũng chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta không biết gì hơn ngoài việc nền tảng mới là thực sự lột xác so với người tiền nhiệm 7.5. Trong thực tế, Microsoft không phải là đang tồn tại trong cõi hư vô, hãng vẫn hiện diện trước mắt mọi người. Vấn đề ở chỗ, bạn không nên chỉ nhìn chằm chằm vào Windows Phone 8, mà hãy quan sát 2 đối thủ của nó, là iOS và Android. Home screen Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất ở Windows Phone 8 là màn hình chính (home screen) của nó. Các tile (ô vuông màu trên home screen) vẫn còn đó, nhưng chúng trở nên linh hoạt và dễ sử dụng hơn. Người dùng có thể tùy biến kích thước và màu sắc của tile, giúp tận dụng không gian màn hình một cách triệt để và khoa học. Điều này rất tốt, nhưng Android mới chính là vị vua của khả năng khai thác không gian thông tin với nền tảng widget framework mạnh mẽ. Android 3.0 có khả năng thay đổi kích thước các widget, cũng như bổ sung thêm tính năng direct playback và flick-scrolling. Mặc dù có khả năng tùy biến cao, thế nhưng vẫn có sự khác biệt giữa icon và widget trên Android. Trong khi đó, Windows Phone đã tìm ra cách để xóa nhòa khoảng cách này. Ở đầu cầu bên kia, chúng ta có iOS. Apple chống lại mọi lời cầu xin để home screen có khả năng tùy biến cao hơn. Trong thực tế, trải nghiệm trên home screen của iPhone đã không có nhiều thay đổi kể từ khi ra đời vào năm 2007. Không nghi ngờ gì nữa, Widows Phone đã đánh bại hoàn toàn iOS về khả năng tùy biến mà không làm mất vẻ thẩm mỹ. Trong khi đó, mặc dù đôi khi còn vụng về, nhưng khả năng tùy biến của Android vẫn đang là cao nhất. Phần lõi Thứ làm cho Windows Phone 8 trở nên mới mẻ và khác biệt chính là việc chuyển đổi từ nhân Windows CE sang NT. Đây cũng chính là mã nguồn mà nhân hệ điều hành Windows đang sử dụng, bao gồm cả Windows 8. Microsoft xác nhận rằng những ứng dụng đang chạy trên Windows Phone 7.5 sẽ tiếp tục hoạt động trên nền tảng mới. Windows Phone 7.5 được phát triển dựa trên môi trường Silverlight và XNA. Nó thân thiện hơn với người sử dụng, nhưng lại làm khó các nhà phát triển. Có rất ít hoặc không có cơ hội để các nhà phát triển sử dụng nền tảng khác. Tuy nhiên, với hệ điều hành mới thì điều này sẽ được giải quyết triệt để. Bằng cách sử dụng một framework mới, các nhà phát triển có thể sử dụng mã nguồn bằng C và C++, kết hợp với SQLite và DirectX để tạo ra các ứng dụng tốt và nhanh hơn. Lợi thế ở đây là các nhà phát triển có thể tái sử dụng các đoạn mã nguồn của các phần mềm trên Windows để tạo ứng dụng cho Windows Phone 8. Thậm chí, nhiều phần mềm đơn giản chạy trên Windows cũng có thể chạy được trên Windows Phone 8. Tất cả các game ở trên iOS đều có cơ chế tương tự. Apple cho phép các nhà phát triển có thể tạo ra các công cụ đơn giản nhằm truy cập vào phần cứng bằng Xcode. Trong khi đó, các nhà phát triển của Android lại phải làm việc khác thường hơn. Hệ điều hành này sử dụng nhân Linux nhưng lại không hỗ trợ khả năng tương thích chéo. Hầu hết các ứng dụng đều được mã hóa bằng Java và là non-native (không phải bản địa). Tuy nhiên, nền tảng này lại không hỗ trợ các ứng dụng lớn. Hỗ trợ phần cứng Windows Phone 8 chạy trên nhân của Windows NT, do đó nó dễ dàng tương thích với các bộ vi xử lý đa lõi. Không những thế, độ phân giải mà hệ điều hành di động này hỗ trợ cũng cao hơn so với người tiền nhiệm, bao gồm cả WXGA (1280×768) và 720p (1280×720). Trong khi đó, Android và iOS đã hoạt động trên các màn hình có độ phân giải cao được một thời gian. Màn hình siêu nét Retina đã có trên iPhone 4 và Android cũng đã có điện thoại 720p. Do đó, nếu tính tại thời điểm này, cả ba hệ điều hành trên đều hỗ trợ độ phân giải cao một cách xuất sắc. Android chắc chắn cũng sẽ sớm có điện thoại 1080p. Các bạn cứ đợi đấy xem! Lõi NT thực sự hỗ trợ thẻ nhớ SD, không giống như cách phân vùng nửa vời mà Microsoft đã làm trên Windows Phone thế hệ trước. Điều này làm cho vị thế của Windows Phone cao hơn cả Android và iOS trong việc sử dụng bộ nhớ lưu trữ nội bộ. Wallet, Maps và Skype Hai ứng dụng mới nhất trên Windows Phone 8 là thách thức trực tiếp đối với Android và iOS. Wallet, không được nhầm lẫn với Google Wallet, là sự thống nhất giữa nền tảng thanh toán NFC và quản lý thẻ tín dụng. Đây là sự hợp nhất giữa hệ thống thanh toán kém cỏi của Google và ứng dụng Passbook mới được Apple giới thiệu. Bing Maps sẽ không xuất hiện trên các thiết bị Windows Phone 8, thay vào đó sẽ là Nokia Maps. Ứng dụng này đã gây ấn tượng cực mạnh trên phiên bản Lumia, với khả năng dẫn hướng turn-by-turn (dẫn từng bước một để đi đến đích) và hỗ trợ tra cứu offline - một điều chưa có tiền lệ trong các phiên bản Windows Phone trước đó. Điều tương tự cũng xảy ra trên ứng dụng tra cứu bản đồ của Android và iOS. Skype sẽ được tích hợp đúng cách trên Windows Phone. Mặc dù bạn phải tải về ứng dụng, nhưng cách nó nhận cuộc gọi và quay số sẽ giống như những ứng dụng điện thoại thông thường. Các ứng dụng VoIP trên Android cũng sẽ có khả năng tương tác y hệt, tuy nhiên iOS lại thiếu nền tảng VoIP tích hợp ngoài, thay vào đó là FaceTime. Theo Extremetech |
Chỉnh sửa lần cuối: