Ðề: Watchmen : từ 20/3 / 2009
Mấy cái comment bác poly tổng hợp được đọc xong mà chết cười
). Ko ngờ thời buổi này rồi mà người ta vẫn ko dùng cái đầu.
Repost 1 cái review viết trong blog mình
http://splendidriver.wordpress.com
Vậy là hôm kia - thứ 3, ngày 25/3, tớ, anh họ kal và tta cuối cùng cũng được xem Watchmen sau bao ngày mong đợi mòn mỏi.
Trước khi đi sâu vào nội dung phim thì có đôi lời về chuyện cắt phim.
Ấy là những gì nghĩ là bị cắt thì ko cắt (chính trị), nhưng lại cắt rất nhiều những cái không hiểu tại sao lại phải cắt.
“Những thứ về chính trị gần như không có gì bị cắt, tất cả Việt Cộng (nón Trung Quốc) bị tan xác, cờ vàng phấp phới, hoà thượng Thích QUảng Đức, Fidel Castro, thậm chí là dịch nguyên Soviet Union là Liên Xô vân vân…. đều được để nguyên không cắt. Chỉ có duy nhất đoạn cô gái có thai thì có lẽ quá báng bổ với các nhà kiểm duyệt nên đã bị cắt sạch.
Bù lại những đoạn sau này bị cắt nhiều rất phí và không hiểu tại sao lại bị cắt. Như đoạn Kovacs suýt bị ám sát khi đang đi lấy đồ ăn và còn lật lại làm 1 thằng trong nhà tù bị thương. Hay đoạn 2 người phá ngục cứu Kovacs cũng bị cắt rất nhiều cảnh đánh nhau và đoạn làm 2 thằng béo bị giật điện. Đoạn 2 người đánh nhau với bọn côn đồ ở ngoài đường cũng bị cắt.
Đoạn sex trên con tàu ko nói làm gì vì làm khá bạo và giống thật. Nhưng quả thật những đoạn bị cắt kể trên không hiểu tại sao lại bị cắt, và vì lý do gì. Bạo lực quá chăng? Có lẽ chỉ khi xem bản Full HD mới hiểu được lý do.
By the way, khi đi xem ở Mega hôm nay đã chứng kiến việc người soát vé thà chết chứ ko bán vé Watchmen cho 1 cô bé 15 tuổi.”
Rồi, bây h đi sâu vào chém phim 1 chút .
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 600x249.
Nếu ai đã từng xem 300 thì ở phim này lại tiếp tục được thưởng thức mấy màn quay chậm giống trong bóng đá của Zack Snyder cho một số cảnh hành động. Mà lạ lắm nhé, không hiểu các anh hùng trong phim học võ ở đâu mà ai ai cũng oánh nhau như chưởng Hồng Kông xem rất sướng mắt, chưa kể lại còn hiệu ứng âm thanh huỳnh huỵch thôi rồi, nghe cứ cảm tưởng như giá mình mà là nhân vật trong fim thì chắc là thối phổi bẹp ruột gan lâu rồi ). Nhiều cảnh oánh nhau hăng quá các anh còn bay hết cả lên. )
Về diễn xuất thì có thể nói tất cả các nhân vật đều diễn rất đạt vai của mình, đặc biệt là vai Rorschach, dấu ấn ở đoạn cuối, làm mặt run run rất giỏi, và vai The Comedian. Không hiểu vì sao cái mặt anh này nhìn đã đủ thấy có 1 cái gì đó mỉa mai rồi chứ chưa nói còn cả diễn xuất. Dấu ấn mạnh nhất về vai Comedian là đoạn đầu phim “It’s the matter of time I suppose”, khuôn mặt ông này lúc nói câu đấy cảm thấy rất là mỉa mai nhé. Vai Dr. Manhattan cũng có thể nói là hết sức đạt khi thể hiện được cái vô hồn mà lại không vô hồn của nhân vật này, mặc dù không có tròng mắt nhưng ko hiểu sao đôi khi vẫn cảm thấy như là ông này đang chuẩn bị khóc tới nơi. Có lẽ cái này là nhờ kỹ xảo là chính, diễn xuất là phụ ). Nghe đồn vai này ban đầu suýt rơi vào tay anh Keanu Reeves đẹp giai trong Matrix Trilogy. Đặc biệt thích vai Rorschach, giọng cực hay.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 600x342.
2 nhân vật diễn chưa đạt là cô Laurie và anh Veidt. Anh Veidt ko hiểu nghĩ gì mà làm cái mặt rõ gian, trong khi trong truyện Veidt là 1 nhân vật có khuôn mặt thậm chí là phúc hậu, hiền hoà nhất trong nhóm. Tuy nhiên, diễn xuất của anh này cũng phải nói là khá ổn chứ ko đến nỗi tệ. Về cô Laurie thì diễn xuất rất tốt những đoạn xxx, còn những đoạn khác thì có phần hơi gượng, cũng có lẽ là diễn xuất của cô bị các nhân vật khác khoả lấp mất rồi. Anh Nite Owl II - Dan Dreiberg thì bt, chả có gì, diễn xuất rất giống truyện, đúng kiểu thằng ngố bụng phệ ).
Có thể nói là phim bám hết sức sát với truyện, tuy nhiên do cái hay của truyện nó quá kinh điển, và trải đều trên tất cả 12 tập truyện, nên những gì phim mang lại vẫn chưa thực sự làm thoả mãn người đã đọc truyện, và với người chưa đọc truyện thì sẽ có người cảm thấy phim tệ và kì cục (có rồi đấy, nhiều là khác). Rất nhiều đoạn thoại trong truyện đã bị thay đổi, tóm tắt cho gọn lại để nhồi vào phim, thành ra có rất nhiều thứ không đủ ép phê. Đặc biệt là sự xuất hiện của 1 số thứ trong phim còn thành ra hơi bị thừa và không cần thiết như con Bubastis của Ozymandias ở cuối phim thành ra lại chả có ý nghĩa gì, trong khi trong fim thì đấy là 1 minh chứng cho The Smartest Man of the World, và còn vì Ozy sau khi chứng kiến sự trở lại của Osterman trong vai Dr. Manhattan đã dám nghĩ đến cả những điều không thể mà tạo ra con vật đấy. Và cái đáng chú ý cuối cùng là đoạn cuối lẽ ra còn 1 pha xxx nữa nhưng có lẽ trong phim đã ko làm ).
Đặc biệt, theo như 1 bài báo trên mạng trước ngày công chiếu thì kịch bản gốc của truyện đã bị kiểm duyệt sửa lại gần như toàn bộ vì trong truyện có cảnh người New York chết la liệt trong vũng máu dễ nhạy cảm về vụ 11-9, vì thế nên đoạn cuối phim đã bị đạo diễn Snyder sửa lại gần như toàn bộ cho phù hợp. Cá nhân mình thích cái kết này hơn vì nó hợp lý và có liên quan nhiều hơn tới các sự kiện lịch sử cũng như khoa học hơn. Tuy nhiên mọi tình tiết trong truyện đều có ý nghĩa của nó, có thể là do mình chưa nhận ra mà thôi.
Có một điều không ổn lắm ở phim là nó làm mọi thứ quá Obvious, một số cảnh thêm vào làm cho phim có cảm giác quá rõ ràng chứ không mập mờ lập lờ bắt tự hiểu như truyện. Cụ thể là đoạn cuối, đoạn Nixon lên thông báo hoà hoãn với Liên Xô là bịa, vì trong truyện khi kết thúc chỉ có 1 cái poster có hình cờ Mỹ và Liên Xô bắt chéo hoà bình và ta phải tự suy luận chứ không có đoạn phô hết cả ra thế này . Hơn nữa là truyện đọc 2 lần rồi vẫn có nhiều cái mơ hồ, đây xem phim xong cái giải thích xừ gần hết những thứ trong truyện chưa hiểu .
Đoạn Opening Credit là 1 mớ flashback hết sức độc đáo tổng hợp một loạt các sự kiện trong 1 giai đoạn dài nhiều biến động của lịch sử nước Mỹ, có điều ở đây nó phịa thêm 1 số thứ liên quan đến nhóm Minute Men (tiền thân của Watchmen) và Watchmen sau này. Ví dụ như anh Andy Warhol thay vì làm pop art deco hình mặt Marilyn Monroe thì lại làm mặt Nite Owl II ), hay dựng lại cảnh Kennedy bị chính Comedian ám sát, đoạn lễ chia tay Sally - Silk Spectre 1 cũng là spoof bức Bữa ăn Tối cuối cùng của Da Vinci, rồi người chụp ảnh Amstrong lúc lên mặt trăng chính là anh Manhattan nhà ta ).
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 2882x3508.
Nói đến mặt trăng thì cái đoạn lâu đài thuỷ tinh của Manhattan bị đổ vỡ lúc trên sao hoả rồi zoom ra có cái mặt cười là có thật đấy. Lên wiki mà tra Galle crater sẽ thấy. Và vị trí của cái đống đổ vỡ đấy thì có ai phát hiện ra không? Chính là vị trí của vết máu trên cái huy hiệu.
Đây là 1 cái phim mà đòi hỏi người xem fải có 1 vốn kiến thức nhất định về lịch sử, chính trị, xã hội, khoa học vân vân… thì mới thấy hết được cái hay, cái thú vị trong mỗi tình tiết phim đựơc. Ví dụ 1 cái rất thâm sâu nhé. Có ai nhớ phim Indiana Jones phần 4 chiếu hồi hè năm ngoái không? Trong phim đó có cảnh 1 đám sinh viên đang biểu tình với biểu ngữ “Better Dead Than Red” - ấy là 1 fong trào chống Cộng cực đoan thời Chiến Tranh Lạnh ở Mỹ mà người ta gọi là “Red Scare” vì chính quyền Mỹ không ngừng tuyên truyền là Liên Xô nhăm nhe bắn bom nguyên tử sang Mỹ (cái này fịa rõ ). Và cái thâm sâu của 1 câu thoại trong Watchmen chính là liên quan tới vấn đề này khi anh Manhattan nói chuyện với cô Laurie trên sao hoả “Now I have this Red one, I don’t have to worry about that Blue one”. Blue ở đây không chỉ để ám chỉ Trái Đất mà còn là để ám chỉ nước Mỹ, vì khi đó phe cộng sản đại diện = màu đỏ, còn các bạn Mỹ thì tự nhận mình là màu xanh –> cái này cũng là lý do vì sao anh giai Manhattan khi mới trở lại được dân Mỹ tung hô là “Superman exists and he’s American” là vì thế ), chứ ko fải nghĩa đen là American đâu.
Cái đoạn bác Manhattan lên sao hoả ngồi chơi xem ảnh 1 mình ấy, nếu ai giỏi tiếng Anh thì chịu khó để ý, trong tất cả các cảnh hồi tưởng về quá khứ và cả các cảnh nhìn đến tương lai, anh này đều sử dụng THÌ HIỆN TẠI chứ không phải quá khứ hay tương lai, tất cả đều là thì hiện tại đối với anh ấy. Giống như anh ta sống cùng 1 lúc trong tất cả các thời điểm của dòng thời gian vậy. Mà như thế nghĩa là như nào? Chịu!!!!! )
Cả cái từ Watchmen cũng là chơi chữ khi mà câu chuyện có một lô các thứ liên quan tới đồng hồ xuất hiện trong truyện chứ nó không chỉ có nghĩa là Dân Bảo Kê đâu nhá ). Đâm ra ban đầu anh em cứ chửi mấy thằng gọi fim là “Người đồng hồ” đâm ra lại là dở hơi đấy )
Không hiểu sao mỗi lần nhìn thấy mặt anh Nixon là nổi da gà, làm cái mũi anh dởm quá đâm ra trông phản hết cả cảm, cả cái củ cải xanh phát sáng bị che mờ của anh Manhattan cũng bị làm hơi bị thái quá gây ra phản cảm vì vốn trong truyện ko thể hiện rõ những đoạn như vậy, mà luôn cắt cảnh nghệ thuật để che chỗ đó đi.
Một cái nữa của phim là vì fim ngắn quá nên 1 số thứ phụ gia như ông Hollis Mason (Nite Owl I) xuất hiện ở đoạn đầu phim sau này bị quên bẵng luôn ko ai đoái hoài nữa, tương tự với nhân vật bác sĩ chữa bệnh cho Rorschach cũng bị bỏ bê ko đả động gì đến nữa. Có 2 nhân vật cũng khá thú vị mà phim chỉ đá qua đôi chút là thằng bé da đen đọc truyện ở quầy báo của 1 ông béo góc đường Quảng trường Time. 2 nhân vật này trong truyện có 1 mối quan hệ hết sức khó hiểu khi thằng bé ngày nào cũng ngồi đọc truyện ở quầy báo của ông này mà không bao giờ đáp lại lời ông này. Và cái truyện thằng bé đọc cũng được miêu tả như 1 bộ truyện hết sức u ám và phức tạp, khó hiểu. Cái truyện đấy có tên là Tales of the Black Freighter, và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình và đưa vào phần Bonus của DVD Watchmen, hiện bản đẹp của phim này đã có trên torrent.
Bên cạnh đó còn là rất nhiều những chú thích của tác giả sau mỗi tập truyện về các nhân vật, tiểu sử, blah blah các thứ mà cuối cùng lại cũng được làm thành 1 bộ phim ngắn riêng theo dạng phóng sự phỏng vấn Hollis Mason và Silk Spectre về cuộc đời làm anh hùng giấu mặt của mình và các đồng sự trong Minute Men và Watchmen - phim tên là Under The hood. Cũng đã có bản đẹp trên torrent. Ai rành phim sẽ thấy bác này là Stephen McHattie, chuyên đóng vai phản diện trong mấy phim cũ cũ. Đóng cả trong Shoot “Em Up đấy.
2 phim ngắn nói trên sẽ đựơc đưa vào DVD của Watchmen sau này. Chú thích thêm là hình như bản ra rạp của Watchmen còn bị cắt nhiều, nên Snyder đã hứa là bản DVD sẽ đầy đủ hơn bản ra rạp vì 1 số lý do nhạy cảm. Và cái hoạt hình Tale of the Black Freighter thì nhân vật chính được lồng tiếng bởi Gerard Butler - anh Leonidas nổi tiếng nhờ 300.
Chốt hạ, một phim có thể nói là cực hay, ko thể tưởng tượng nổi là phim này mà do đạo diễn khác làm thì nó sẽ ra thế nào nữa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thứ đáng nói, có lẽ cái bóng của comic quá lớn để phim có thể vượt qua. Người ta từng kỳ vọng vào 1 siêu phẩm đủ trình độ đọ hàng với The Dark Knight nhưng có lẽ cái này chưa đủ đô.
(trích từ blog cá nhân của mình
http://splendidriver.wordpress.com)
Ôi ngại chèn hình quá, mọi người muốn xem hình minh hoạ thì qua blog em nghía phát vậy