VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Ztv

New Member
Re: Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Tại sao các công ty truyền thông có giờ vàng trên vtv vì họ đã thao túng được nhà tài trợ và nhà Đài. Để có tài trợ họ phải book được giờ vàng và bản quyền hot. Muốn có giờ vàng thì đấu thầu với tvad . Thiếu spot quảng cáo để bù lỗ đã có tvad gẩy cho, Tóm lại nhân sự vtv 3 đi làm thuê cho các công ty truyền thông. Câu chuyện đơn giản thôi vì vtv3 làm gì có cơ chế tài chính tốt như các đơn vị bên ngoài(Họ trả catse cao và đẩy chi phí sản xuất rất khủng) VTV3 không có quyền đó vì phải thông qua tvad và ban tài chính kế toán vtv. Nếu vtv3 tự đầu tư chương trình thì tvad lại phải gọi quảng cáo cho nên các game phải thông qua ông này tính toán khả thi.... Trong khi làm với công ty truyền thông tvad chỉ việc phát giá khung giờ, thu tiền... Làm bên ngoài vừa có tiền lại đỡ mệt ... Bản quyền cũng vậy , đẩy thằng ngoài nó mua rồi mua lại đỡ mệt giải trình giá cả , đắt rẻ... Rồi cuối cùng sctv ,vstv đều bỏ tiền mua theo giá chia sẻ từ Canal thôi. Từ 2006 vụ bản quyền world cup vtv đã bị dư luận nghi đi đêm với fpt khi mua độc quyền giải này và bán cho chính vtv. VTV bảo bị
canal qua mặt... Trời Ông Lương phó tổng VTV phị trách tài chính vốn là giám đốc TT Quảng cáo VTV, trước đấy là kế toán trưởng vtc ( khi vtc còn thuộc vtv) Bác này giỏi, đầu có sỏi mà Canal qua mặt được thì em kg tin,em là em biết thừa. Thôi họ có tiền muốn tiêu sao là việc của họ. Ai bảo các Đài không nhiều đạn để thi đấu. VTV đang thừa tiền từ quảng cáo và thu phí truyền hình, k+ có lỗ tý vẫn gẩy nhẹ là xong. Dân chết thôi, độc quyền muôn đời nó thế.
 

kasawaka

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

hãy cứ tin vào một tương lai tươi sáng >:D<
 

hduc1989

New Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

So với trước đây chất lượng vctv thì càng ngày càng đi xuống mà giá cả càng ngày càng tăng
 

ngocsonpt

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Những thông tin về vụ bản quyền truyền hình Giải ngoại hạng Anh (EPL) từ năm 2013 đến 2016 cũng hạ màn, khi cuối tuần qua báo chí đưa tin ông phó tổng giám đốc người Pháp của K+ chính thức tuyên bố rằng Canal Plus - đối tác của VTV để “đẻ” ra K+ - đã chuyển giao bản quyền cho K+!
Tôi cứ tưởng sau bản tin này dư luận sẽ lại ầm ầm phản đối, khi kịch bản đã kết thúc đúng như dự báo của báo chí: để tránh sự phản đối của dư luận, Canal Plus sẽ mua bản quyền rồi chuyển giao cho K+. Như thế, từ các vị người Việt trong liên doanh cho đến VTV đều vô can nhờ bằng chứng “ngoại phạm”: Canal Plus làm chuyện này!
VTV phải trả lời những thắc mắc của người dân
Theo dõi câu chuyện bản quyền truyền hình bóng đá Anh trên báo chí từ đầu đến giờ, tôi thấy đau. Đau vì người Việt mình sao lại quá dễ dãi. Thoạt tiên ai cũng nói rất mạnh mẽ rằng phải đoàn kết lại để không bị nước ngoài xỏ mũi, dẫn đi như một chú cừu non. Từ ông anh cả VTV cho đến hiệp hội rồi cả cơ quan nhà nước quản lý về truyền hình.
Nhưng rồi bây giờ mọi chuyện đã ngã ngũ thì tất cả đều nghiễm nhiên xem chuyện bản quyền từ Canal Plus chuyển cho K+ là điều bình thường. Với tư cách là một người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng các loại thuế cho Nhà nước, tôi đòi hỏi VTV với tư cách là đơn vị sống nhờ tiền thuế của nhân dân phải trả lời công khai cho dư luận mấy câu hỏi sau
Bản quyền truyền hình bóng đá Anh ba mùa từ 2013 đến 2016 mà Canal Plus chuyển cho K+ là theo kiểu gì? Tặng hay vẫn tính tiền vào liên doanh K+? Nếu tặng thì không nói làm gì. Còn nếu tính tiền vào liên doanh thì phải trả lời câu hỏi: Tại sao IMG chào giá ba gói thầu với tổng giá trị là 37,5 triệu USD, nhưng trên trang web của Canal Plus lại thông báo mua hai gói 1 và 2 (theo chào giá của IMG là 33 triệu USD) với giá 40 triệu USD?
Phải chăng đối tác Canal Plus mua vượt giá rồi thoải mái tính tiền vào liên doanh? Một câu hỏi nữa, đó là vai trò của VTV là cổ đông chính với 51% trong liên doanh sao lại để Canal Plus tự tung tự tác như thế?
Chúng tôi có quyền hỏi câu này vì theo báo chí thông tin, VTV góp vốn vào liên doanh bằng cơ sở vật chất, và cơ sở ấy chắc chắn là tài sản của Nhà nước (cũng là của nhân dân đóng thuế) bao gồm đất đai, trụ sở...
Nếu VTV không trả lời công khai những câu hỏi này thì quả là đáng buồn thay.
 

binhhc

Moderator
VTV cũng đi theo vết xe đổ của trào lưu ở ta hiện nay: cứ phải có tí gì đó độc quyền thì nó mới oách. ^:)^
 

iostimetv

New Member
Re: Ðề: Re: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

VTV Plus là sản phẩm hợp tác giữa Truyền hình cáp Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông Mạng và dịch vụ (Medianet Corporation).
GIỚI THIỆU

toàn kênh SD thôi,chất lượng thì cũng tạm. Giá có thêm mấy kênh HD quốc tế nữa thì ngon
 

quaxoai89

Active Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

sắp tới tôi tin là vtv sẽ thao túng thị trường truyền hình trả tiền và bản quyền các giải đấu thể thao lớn trên thế giới.Khi đó người chịu thiệt chính là khán giả.Mong chờ gì vào mấy ông to nahf mình đây.
 

ngocsonpt

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

TT - Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) là quan điểm của Bộ Thông tin - truyền thông trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ hôm 20-3.
Truyền hình trả tiền: cuộc đấu lạ lùng
Quan điểm này đã “xua tan” những lý lẽ của Hiệp hội THTT VN (VNPayTV) nhằm ngăn cản các doanh nghiệp viễn thông gia nhập thị trường THTT.
Từ năm ngoái, sau khi hay tin các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, FPT có ý định nhảy vào cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (một loại hình THTT), VNPayTV đã ngay lập tức có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng, thậm chí đầu năm nay còn có văn bản gửi lên cả Thủ tướng nhằm ngăn cản việc cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông.
Hôm 12-3 vừa qua, VNPayTV tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, tổng Thanh tra Chính phủ. Mặc dù dưới danh nghĩa văn bản đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý để cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho các tập đoàn viễn thông, nhưng văn bản chốt lại chỉ kiến nghị dừng cấp phép cho Viettel - đơn vị đã chính thức nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Thông tin - truyền thông.
Đây là những động thái lạ lùng, bởi trong khi thị trường THTT chưa có sự cạnh tranh, người tiêu dùng vẫn phải chịu sự o ép giá cước của một số doanh nghiệp chiếm thị phần độc quyền thì việc có thêm đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ sẽ rất có lợi cho người tiêu dùng, có lợi cho sự hình thành một thị trường THTT cạnh tranh.
Lý của ông bảo vệ độc quyền
Trong văn bản hôm 12-3, VNPayTV cho rằng thị trường THTT đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đơn vị trong ngành truyền hình đang bắt đầu thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020 nên việc Viettel xin đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều... hệ quả xấu!
Theo VNPayTV, các tập đoàn viễn thông nhà nước đầu tư sang truyền hình là không phù hợp quy hoạch và mục tiêu phát triển; bất cập về thị trường, về công nghệ, lãng phí đầu tư; gây ra những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa những đơn vị tham gia thị trường THTT, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỉ đồng mà các đơn vị này đã đầu tư. VNPayTV “cảnh báo” sự ra đời của một đơn vị cung cấp THTT như Viettel sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp mà các cơ quan quản lý sẽ phải xử lý trong thời gian tới.
VNPayTV còn cho rằng nếu Bộ Thông tin - truyền thông cấp phép cho Viettel thì bộ sẽ sai vì không thực hiện đúng quyết định phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 (quyết định 22/2009/QĐ-TTg) và quyết định phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 (quyết định 2451/QĐ-TTg).

Thị trường chưa bão hòa
Trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Thông tin - truyền thông cho rằng việc các tập đoàn viễn thông lập hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là hoàn toàn bình thường và nếu đơn vị nào đáp ứng đủ các yêu cầu thì bộ sẽ cấp phép. Quan điểm của Bộ Thông tin - truyền thông cũng đã được thể hiện trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ ngày 20-3 khi cho rằng nên khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT do xu hướng hội tụ công nghệ trên một sợi cáp viễn thông có thể cung cấp các dịch vụ thoại, Internet và truyền hình.
Theo Bộ Thông tin - truyền thông, VNPayTV đã trích dẫn không đầy đủ nội dung quy định tại quyết định 22 và 2451. Theo đó, việc chấm dứt phát sóng truyền hình analog tại năm thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2015 và chấm dứt phát sóng truyền hình analog mặt đất chỉ áp dụng với phương thức “phát thanh, truyền hình analog mặt đất”, không áp dụng đối với “truyền hình cáp analog”. Quyết định 22 chỉ quy định “ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp analog trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số”.
Văn bản của bộ cũng phản bác quan điểm của VNPayTV về việc thị trường THTT đã bão hòa khi cho rằng sau 10 năm phát triển, cả nước mới có khoảng 4 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ THTT, đạt tỉ lệ 20% hộ dân, chủ yếu ở vùng thành thị, 80% còn lại tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa sử dụng dịch vụ này.
Do đó, Bộ Thông tin - truyền thông cho rằng nếu quy định các doanh nghiệp phải triển khai áp dụng công nghệ cáp số ngay thì sẽ tiếp tục ngăn cản người dân tiếp cận dịch vụ THTT do truyền hình cáp số đòi hỏi mỗi tivi phải đi kèm một đầu thu với giá khoảng 1,5 triệu đồng để thu tín hiệu truyền hình.
Ngoài ra, theo Bộ Thông tin - truyền thông, định hướng quy hoạch dịch vụ là ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có cam kết đầu tư để cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, dịch vụ truyền hình số hoặc có cam kết lộ trình rõ ràng và khả thi về việc chuyển đổi hoàn toàn sang dịch vụ truyền hình số theo quy định của Nhà nước khi kết hợp sử dụng cả công nghệ số và tương tự.
Thực tế, một đại diện của Viettel cho biết đơn vị này xin cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hoàn toàn theo công nghệ số, tức là không đi ngược lại chủ trương chung.
Về việc VNPayTV phản đối cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông, lãnh đạo của Bộ Thông tin - truyền thông cho rằng cấp phép hay không là thẩm quyền của bộ và bộ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Theo vị lãnh đạo này, việc VNPayTV phản đối giống như chuyện có một miếng bánh nhưng nhiều người cùng muốn chia nhau, bây giờ có thêm một người nữa chen vào nên bị phản ứng là lẽ thường.
Theo thống kê, VN hiện có 18 triệu hộ gia đình có tivi, đạt tỉ lệ 90%. Trong số các dịch vụ truyền hình đang được cung cấp, truyền hình analog mặt đất (truyền hình quảng bá) chiếm 76,2%, truyền hình số mặt đất (gồm quảng bá và trả tiền) chiếm 12,5%. Hai dịch vụ THTT khác là truyền hình cáp chiếm 9,5%, truyền hình vệ tinh chiếm 1,5%.
Do ưu điểm về công nghệ nên truyền hình cáp là dịch vụ THTT phổ biến trên thế giới. Trong cơ cấu các hộ gia đình dùng THTT, truyền hình cáp chiếm 90% ở các nước phát triển và 65% ở các nước đang phát triển.
Tại VN, ba đơn vị chiếm 90% thị phần truyền hình cáp gồm VCTV (thuộc VTV), SCTV (liên doanh giữa VTV và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) và HTVC (thuộc Đài truyền hình TP.HCM). Tuy nhiên, ba đơn vị này chỉ có hơn 2,5 triệu thuê bao và phạm vi đầu tư chủ yếu tập trung vào những thành phố lớn, đối tượng khách hàng có thu nhập cao, chưa phát triển được tới các khu vực nông thôn.
 

rua bo

Well-Known Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Đúng là độc quyền có khác.
 

Hai Scm

Active Member
Re: Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Tại sao các công ty truyền thông có giờ vàng trên vtv vì họ đã thao túng được nhà tài trợ và nhà Đài. Để có tài trợ họ phải book được giờ vàng và bản quyền hot. Muốn có giờ vàng thì đấu thầu với tvad . Thiếu spot quảng cáo để bù lỗ đã có tvad gẩy cho, Tóm lại nhân sự vtv 3 đi làm thuê cho các công ty truyền thông. Câu chuyện đơn giản thôi vì vtv3 làm gì có cơ chế tài chính tốt như các đơn vị bên ngoài(Họ trả catse cao và đẩy chi phí sản xuất rất khủng) VTV3 không có quyền đó vì phải thông qua tvad và ban tài chính kế toán vtv. Nếu vtv3 tự đầu tư chương trình thì tvad lại phải gọi quảng cáo cho nên các game phải thông qua ông này tính toán khả thi.... Trong khi làm với công ty truyền thông tvad chỉ việc phát giá khung giờ, thu tiền... Làm bên ngoài vừa có tiền lại đỡ mệt ... Bản quyền cũng vậy , đẩy thằng ngoài nó mua rồi mua lại đỡ mệt giải trình giá cả , đắt rẻ... Rồi cuối cùng sctv ,vstv đều bỏ tiền mua theo giá chia sẻ từ Canal thôi. Từ 2006 vụ bản quyền world cup vtv đã bị dư luận nghi đi đêm với fpt khi mua độc quyền giải này và bán cho chính vtv. VTV bảo bị
canal qua mặt... Trời Ông Lương phó tổng VTV phị trách tài chính vốn là giám đốc TT Quảng cáo VTV, trước đấy là kế toán trưởng vtc ( khi vtc còn thuộc vtv) Bác này giỏi, đầu có sỏi mà Canal qua mặt được thì em kg tin,em là em biết thừa. Thôi họ có tiền muốn tiêu sao là việc của họ. Ai bảo các Đài không nhiều đạn để thi đấu. VTV đang thừa tiền từ quảng cáo và thu phí truyền hình, k+ có lỗ tý vẫn gẩy nhẹ là xong. Dân chết thôi, độc quyền muôn đời nó thế.

em hầu như không coi VTV3 rồi, chỉ coi tý thời sự VTV1 thôi... em cũng nghĩ giống bác .... các bác đều có trình cao cả, không qua mặt được đâu, chẳng qua là có thỏa thuận thôi....
 

ngocsonpt

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, VNPayTV là đơn vị tích cực nhất trong việc ngăn cản sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông vào thị trường THTT. Bị công luận phản đối, trong một văn bản mới đây của mình, VNPayTV chỉ trích một số tờ báo của Bộ Thông tin - truyền thông “dọn đường dư luận” để cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông làm THTT. VNPayTV còn dẫn ra thông tin rằng họ đang đại diện cho lợi ích của hàng chục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT và khẳng định thị trường THTT đang có rất nhiều pháp nhân tham gia cung cấp dịch vụ, cạnh tranh bình đẳng, không thể có chuyện độc quyền như một số bài báo quy kết.
Ai đang độc quyền?
Trên thực tế, những người am hiểu lĩnh vực này đều cho rằng chẳng có sự “cạnh tranh bình đẳng” nào bởi thị phần THTT đang nằm trong tay một số “ông lớn” như VTV và Đài truyền hình TP.HCM. Chẳng hạn, truyền hình vệ tinh thì thị phần chủ yếu trong tay K+ (“đứa con” liên doanh của VTV với đối tác Pháp) do có lợi thế nắm bản quyền Giải bóng đá ngoại hạng Anh. Truyền hình cáp thì ba đơn vị chiếm thị phần tới 90% gồm VCTV (thuộc VTV), SCTV (liên doanh giữa VTV và Saigontourist), HTVC (Đài truyền hình TP.HCM). Đáng chú ý, một số đơn vị đã bị VCTV và SCTV “thôn tính”.
Những người tiêu dùng là người hiểu rõ hơn hết việc có hay không sự độc quyền trên thị trường THTT và chính họ hiểu sự bức xúc thế nào về THTT. Thậm chí năm 2010, không chỉ người xem truyền hình mà đối tác liên doanh với SCTV là Công ty cổ phần thương mại vận tải Thần Tốc cũng không chịu được việc SCTV tăng giá cước bất hợp lý nên đã có thư phản ánh tới Tuổi Trẻ.
Sự bức xúc của người xem truyền hình còn thể hiện ở chỗ các nhà đài kinh doanh theo kiểu “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Điển hình nhất là VTC hồi mới cung cấp dịch vụ THTT đã khuyến mãi bán đầu thu nhưng khách hàng mua về sử dụng chưa được bao lâu thì lại tung ra đầu thu mới, đồng thời cắt giảm một số kênh truyền hình đối với những thuê bao sử dụng đầu thu cũ. Thế nên mới đây, sau khi mua được bản quyền Giải ngoại hạng Anh, K+ đã công bố giảm giá bộ đầu thu nhằm thu hút khách hàng mới nhưng lại lờ tịt khả năng tăng giá cước trong thời gian tới.
Có quá ít nhà cung cấp dịch vụ THTT chất lượng và việc mỗi nhà cung cấp sử dụng một đầu thu khác nhau khiến người tiêu dùng luôn phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp, rất ít cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất.
Thị trường sôi động hơn
Theo quy chế quản lý hoạt động THTT, có bốn loại hình dịch vụ THTT gồm truyền hình cáp, truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh và truyền hình di động. Mỗi loại hình đều có ưu điểm, nhược điểm riêng nhưng theo Bộ Thông tin - truyền thông, truyền hình cáp phù hợp với nhu cầu và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân hiện nay.
Chính vì lý do đó, Viettel là doanh nghiệp viễn thông hăng hái nhất trong việc tham gia thị trường THTT với việc cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nhằm tận dụng tối đa hệ thống cáp quang đang cung cấp các dịch vụ viễn thông phủ khắp cả nước của mình để cung cấp dịch vụ truyền hình. Viettel tính toán rằng thị trường còn khoảng 16,5 triệu hộ gia đình (bao gồm 2 triệu hộ chưa có tivi) sẽ là đối tượng tiếp theo sử dụng THTT trong tương lai.
Trong hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ, Viettel đặt mục tiêu sẽ đạt được 5 triệu thuê bao khách hàng sau năm năm đầu tiên triển khai cung cấp dịch vụ với cơ cấu 35% tại thành thị và 65% tại nông thôn. Như vậy, trung bình mỗi năm Viettel dự kiến phát triển được 1 triệu thuê bao khách hàng.
Viettel cũng nêu quan điểm triển khai cung cấp dịch vụ từ nông thôn tới thành thị, từ đồng bằng tới miền núi và đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng có mức thu nhập khác nhau từ thu nhập thấp tới thu nhập cao. Để đạt được mục tiêu này, Viettel xây dựng bảy gói cước cơ bản nhất cho ba nhóm đối tượng là nông thôn, thành thị và nhóm có nhu cầu sử dụng gói gia tăng.
Chưa rõ sự thành bại của Viettel ra sao nhưng sau thành công của doanh nghiệp này trong lĩnh vực viễn thông, việc họ tham gia thị trường THTT chắc chắn sẽ khiến thị trường sôi động hơn, trở thành “cú hích” buộc các nhà cung cấp dịch vụ THTT phải thay đổi chiến lược đầu tư kinh doanh nếu muốn có thị phần.
Không phải mua thêm đầu thu
Hiện tại, theo quyết định phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 thì mới chỉ quy định từ ngày 1-1-2013, tất cả máy thu hình sản xuất và nhập khẩu vào VN phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất. Tức là người tiêu dùng chỉ cần mua một tivi là có thể sử dụng truyền hình số mặt đất của bất kỳ nhà cung cấp nào mà không phải thay tivi hay mua thêm đầu thu, giống như việc một chiếc điện thoại di động có thể sử dụng sim của nhiều nhà cung cấp khác nhau.
 

rua bo

Well-Known Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Hiệp hội THTT tráo trở như con nít. Không biết thành lập ra làm cái giề cho tốn kém chẳng giúp ích cho người tiêu dùng. Pó tay...
 
Bên trên