Ðề: VTV đã triển khai mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh
BAODATVIET.VN | VTV giúp K+ duy trì thế độc quyền?
VTV giúp K+ duy trì thế độc quyền?
Cập nhật lúc :9:33 AM, 13/10/2012
Từng luôn khẳng định mong muốn hợp tác, chia sẻ với các đài để có bản quyền Giải Ngoại hạng Anh từ 2013 đến 2016 phục vụ người hâm mộ, nhưng lúc này, VTV lại đang có những toan tính riêng...
Nói một đằng, làm một nẻo
Trong công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 8.10, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã khẳng định việc Bộ chỉ đạo các nhà đài cử ra một đầu mối để đàm phán bản quyền sau đó chia sẻ cho các đơn vị khác là chủ trương hợp lý, tránh gây lãng phí ngoại tệ trong quá trình đàm phán. Vấn đề là VTV cũng đồng thời “báo trước” cho tất cả biết việc họ chủ động “đơn thương độc mã” liên hệ với Ban tổ chức Giải Ngoại hạng Anh (EML) từ tháng 6.2012, với hy vọng có được bản quyền giải đấu này.
K+ sẽ tiếp tục độc quyền Super Sunday từ 2013 đến 2016?
Về việc này, ông Phạm Nhật Vũ-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) chia sẻ với NTNN chiều qua (12.10): “AVG đã gửi công văn đề xuất ý tưởng hợp tác giữa các nhà đài để mua bản quyền Giải Ngoại hạng Anh từ cuối tháng 9. Tới lúc này, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình TP.HCM, Hà Nội… đều đã bày tỏ sự ủng hộ.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng, tránh để đối tác nước ngoài hưởng lợi. Chúng tôi cũng rất hy vọng những đơn vị có uy tín như VTV, VTC hay Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam chủ trì một cuộc gặp mặt giữa các nhà đài để đi tìm tiếng nói chung trước khi đàm phán với đối tác nước ngoài, chứ một “tân binh” như chúng tôi đứng ra chủ trì e không hợp lý. Vậy mà…”.
Tất cả vì… K+
Vẫn chưa biết VTV có giành được bản quyền Giải Ngoại hạng Anh (2013-2016) hay không chỉ biết chắc rằng người hâm mộ thời gian tới sẽ chịu thiệt thòi hơn nhiều những năm qua. Đặt trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay, nếu người dân tiếp tục phải chịu thêm gánh nặng kinh tế (mà nguyên nhân dẫn tới điều này là do một đơn vị hoạt động bằng tiền đóng thuế của dân) để được thỏa mãn niềm vui bóng đá, thì e rằng quá nghiệt!
Liên quan tới “quy định mới” cho rằng lần này EML không cho phép hai đơn vị trở lên liên doanh với nhau để tham gia đấu giá khiến các đơn vị truyền hình trả tiền Việt Nam không thể liên doanh với nhau, ông Vũ bày tỏ: “Tôi không tin có quy định nào lạ như vậy cả. Khi VTV chủ động một mình đấu giá, việc thất bại là có thể xảy ra. Trong trường hợp giá quá cao mà VTV vẫn cố gắng mua thì sẽ khiến bản thân họ cũng như các nhà đài trong nước, người hâm mộ thiệt thòi rất nhiều”.
Về vấn đề này, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình trả tiền (xin giấu tên) nói: “Do mỗi đài đều có mục đích, tham vọng khác nhau… nên sẽ khó tìm được tiếng nói chung để cử một đại diện bỏ thầu. Các đơn vị truyền hình trả tiền khi mới xuất hiện trên thị trường, càng cần có món “đặc sản” để thu hút khách hàng. Tôi giả sử nếu K+ không độc quyền Giải Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật (Super Sunday) thì liệu họ có thể tồn tại nổi không?”.
Ở góc độ đó, có thể hiểu một trong những lý do khiến VTV chủ động đấu giá bản quyền Giải Ngoại hạng Anh (2013-2016), thay vì sớm ngồi lại đàm phán với các nhà đài trong nước là vì… Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu kênh K+ vốn là liên doanh giữa VTV và kênh truyền hình Canal+ của Pháp).
Thời gian qua, người hâm mộ không phải thuê của K+ đã phải rất cực khổ mới có thể “mò” xem được các trận Super Sunday trên mạng Internet. Và trong tương lai, khi K+ “bắt tay” với các nhà cung cấp mạng, nhiều khả năng “nguồn” này cũng bị cắt luôn để K+ khẳng định hoàn toàn thế độc quyền.
ÔI VTV!!!!!!!!!!!!!!!11