steven240607
New Member
Ðề: VTC Xoay chảo đã thấy tín hiệu 100% của vệ tinh Aisasat 5.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nhà minh đó, mình đó, tại ở tại Côn Đảo, các pác biết Côn Đảo chứ?
ok. Ngày mai mình up hình cái thang chia độ cho các bạn xem. Ở Côn Đảo Không hề bị cúp ĐIỆN. Xướng chổ đấy, và mát lắm...Nhưng mà diễn đàng mình khó úp hình lên quá, phải nhờ addmin chỉnh lại ...
Khổ là đúng òi ! Ở các đời HD02 nếu gặp con máy HD02 đời cũ chip tuner p11 mà nâng cấp thì ...Toi là cái chắc ! Phải tuner p20 mới được ! Mà AE nào biết cái pass mặc định của HD02 chia sẻ tui với !!! Mà USB jet flash 1g trở lên nó không nhận đâu chọn dòng khác ( hoặc thẻ đt ) nó mới nhận ,.
Mỗi TP của Vinasat-1 chỉ có 34Mbps thôi bạn ơi.
Tính ra mỗi kênh HD VTC chỉ cho 01 băng thông tầm 3.7Mbps cho cả Audio + Video thôi (hiện 01 TP VTC phát 9 kênh HD + 02 kênh SD).
Bạn nói nén Mpeg4 nên chỉ cần băng thông 2Mbps ? Bạn cứ thử lấy 01 phim HD encode lại thành 720p theo chuẩn H264 với bitrate riêng cho phần video 2Mbps xem thử chất lượng nó thấp cỡ nào ?
Thường thì các phim 720p mà chúng ta tải thì băng thông riêng cho phần video cũng phải 5-7 Mbps rồi. Ngay cả các bộ phim nén m-hd cũng có bitrate phần video 2-3 mbps rồi.
Việc VTC duy trì chuẩn nén MPEG2 cho các kênh SD là vì các đầu VTC SD nó VTC bán ra chỉ hỗ trợ MPEG2 không hỗ trợ MPEG4.
Mạo muội hỏi bác tý,bác dựa vào đâu để nói 1TP của VinaSat chỉ được có 34mbps.
Và em cũng chưa hiểu hết cái 34mbps của bác nói,bác có thể giải thích thêm không.Liệu có phải bác muốn nói đến băng thông 36Mhz của 1TP VinaSat.Nếu vậy thì bác có 1 sự nhầm lẫn rất lớn.Còn dung lượng truyền tải lên 1 băng thông 36Mhz kia là bao nhiêu Mbps thì nó còn phụ thuộc vào cả 1 hệ thống truyền dẫn.
Cuối cùng thì chúng ta cũng đã có vệ tinh, 40 năm sau khi nhân loại phóng thành công quả vệ tinh đầu tiên. VINASAT-1 (ngụ ý là sẽ có VINASAT-2, 3, …) sẽ được phóng về từ bãi phóng French Guiana vào ngày 19.04.2008, nếu nó không bị hoãn như nhiều lần trước đó.
Chúng ta tự hào là đã có vệ tinh, vệ tinh xịn, mua của Hãng Lockheed Martin lận. Quả vệ tinh trị giá 300 triệu US$ và mười mấy năm tiến hành dự án.
Báo chí tung hô “VINASAT-1 mở ra kỷ nguyên mới cho viễn thông Việt Nam”, “viễn thông lột xác”, rồi nào là mạng viễn thông từ này ổn định không sợ đứt cáp, vân vân và vân vân. Quá nhiều mỹ từ mà đến nhà sản xuất Lockheed Martin cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.
VINASAT-1 là vệ tinh cỡ nhỏ, có 20 bộ phát đáp, mỗi bộ cho dung lượng 34 Mbps, như vậy VINASAT-1 tạo được ra dung lượng 680 Mbps mỗi chiều up/down.
Cách đây mươi năm, 680 Mbps là một dung lượng kết nối khổng lồ, có lẽ đủ cho cả Châu Á dùng cũng không hết. Nhưng với cuộc cách mạng Internet Băng rộng, giờ đây 680 Mbps may lắm thì cũng chỉ đủ phục vụ cho một quận ở HN hoặc SG.
Nếu ai đó đưa cho tôi 300 triệu US$ để phủ sóng vệ tinh toàn Việt Nam, có nên phóng vệ tinh chăng? Tôi sẽ trả lời ngay là dứt khoát không!
Để có 680 Mbps mỗi chiều phù khắp Việt Nam, tôi sẽ thuê ngay vệ tinh của Thaicom do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin sáng lập. Giá bán không mặc cả là 1,000 US$/Mbps/một chiều/tháng, tôi sẽ trả 680 Mbps x 2 chiều x 1,000 US$ = 1,360,000 US$ mỗi tháng. Còn 300 triệu US$, số tiền to quá, sao không gửi tiết kiệm 12%/năm nhỉ? Mỗi tháng cũng được 3,6 triệu US$, thuê vệ tinh rồi cũng còn dư những hơn 2 triệu US$ lận, biết tiêu gì đây?
Vậy VINASAT-1 có khả năng kinh doanh hiệu quả không?
Câu trả lời cũng chắc chắn là không, trừ khi cả Châu Á bị động đất liên hoàn, cáp biển đứt sạch. Nhưng khi đó, liệu chúng ta còn sống sót để mà dùng Internet không nhỉ?
Chúng ta giả thiết:
*
Toàn bộ chi phí phóng VINASAT-1 là 300 triệu US$, không phát sinh gì thêm, kể ra cũng hơi lạ.
*
Toàn bộ số tiền trên được vay với lãi xuất cực kỳ ưu đãi là 5%/năm.
*
Chi phí vận hành hàng năm tương đương 3% vốn đầu tư, như chuẩn quốc tế.
Thì, nếu VINASAT-1 bay được 20 năm như những lời tiên đoán siêu tưởng thì giá thành băng thông của VINASAT-1 là khoảng 1,900 US$/Mbps/một chiều/tháng. Còn nếu như nó chỉ bay nổi 12 năm như các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thì giá thành sẽ là 2,500 US$/Mbps/một chiều/tháng.
Liệu ai sẽ mua băng thông của VINASAT-1 với mức giá cao gấp nhiều lần Shin Satellite. FPT thì chắc chắn không rồi! Còn VTV, VOV, Viettel? Họ có chịu ăn cơm nhà với giá đắt không? Khó thay, trừ phi Nhà nước lại yêu cầu cán bộ của mình phải bay bằng Vietnam Airlines như đã từng xảy ra vào thế kỷ trước.
Vậy là Việt Nam đã có cái đèn ông sao đắt giá, đáng ghi ngay vào cuốn kỷ lục Guiness - ba trăm triệu đô la Mỹ. Còn Bạn? Bạn có phóng không?"
Cuối cùng thì chúng ta cũng đã có vệ tinh, 40 năm sau khi nhân loại phóng thành công quả vệ tinh đầu tiên. VINASAT-1 (ngụ ý là sẽ có VINASAT-2, 3, …) sẽ được phóng về từ bãi phóng French Guiana vào ngày 19.04.2008, nếu nó không bị hoãn như nhiều lần trước đó.
Chúng ta tự hào là đã có vệ tinh, vệ tinh xịn, mua của Hãng Lockheed Martin lận. Quả vệ tinh trị giá 300 triệu US$ và mười mấy năm tiến hành dự án.
Báo chí tung hô “VINASAT-1 mở ra kỷ nguyên mới cho viễn thông Việt Nam”, “viễn thông lột xác”, rồi nào là mạng viễn thông từ này ổn định không sợ đứt cáp, vân vân và vân vân. Quá nhiều mỹ từ mà đến nhà sản xuất Lockheed Martin cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.
VINASAT-1 là vệ tinh cỡ nhỏ, có 20 bộ phát đáp, mỗi bộ cho dung lượng 34 Mbps, như vậy VINASAT-1 tạo được ra dung lượng 680 Mbps mỗi chiều up/down.
Cách đây mươi năm, 680 Mbps là một dung lượng kết nối khổng lồ, có lẽ đủ cho cả Châu Á dùng cũng không hết. Nhưng với cuộc cách mạng Internet Băng rộng, giờ đây 680 Mbps may lắm thì cũng chỉ đủ phục vụ cho một quận ở HN hoặc SG.
Nếu ai đó đưa cho tôi 300 triệu US$ để phủ sóng vệ tinh toàn Việt Nam, có nên phóng vệ tinh chăng? Tôi sẽ trả lời ngay là dứt khoát không!
Để có 680 Mbps mỗi chiều phù khắp Việt Nam, tôi sẽ thuê ngay vệ tinh của Thaicom do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin sáng lập. Giá bán không mặc cả là 1,000 US$/Mbps/một chiều/tháng, tôi sẽ trả 680 Mbps x 2 chiều x 1,000 US$ = 1,360,000 US$ mỗi tháng. Còn 300 triệu US$, số tiền to quá, sao không gửi tiết kiệm 12%/năm nhỉ? Mỗi tháng cũng được 3,6 triệu US$, thuê vệ tinh rồi cũng còn dư những hơn 2 triệu US$ lận, biết tiêu gì đây?
Vậy VINASAT-1 có khả năng kinh doanh hiệu quả không?
Câu trả lời cũng chắc chắn là không, trừ khi cả Châu Á bị động đất liên hoàn, cáp biển đứt sạch. Nhưng khi đó, liệu chúng ta còn sống sót để mà dùng Internet không nhỉ?
Chúng ta giả thiết:
*
Toàn bộ chi phí phóng VINASAT-1 là 300 triệu US$, không phát sinh gì thêm, kể ra cũng hơi lạ.
*
Toàn bộ số tiền trên được vay với lãi xuất cực kỳ ưu đãi là 5%/năm.
*
Chi phí vận hành hàng năm tương đương 3% vốn đầu tư, như chuẩn quốc tế.
Thì, nếu VINASAT-1 bay được 20 năm như những lời tiên đoán siêu tưởng thì giá thành băng thông của VINASAT-1 là khoảng 1,900 US$/Mbps/một chiều/tháng. Còn nếu như nó chỉ bay nổi 12 năm như các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thì giá thành sẽ là 2,500 US$/Mbps/một chiều/tháng.
Liệu ai sẽ mua băng thông của VINASAT-1 với mức giá cao gấp nhiều lần Shin Satellite. FPT thì chắc chắn không rồi! Còn VTV, VOV, Viettel? Họ có chịu ăn cơm nhà với giá đắt không? Khó thay, trừ phi Nhà nước lại yêu cầu cán bộ của mình phải bay bằng Vietnam Airlines như đã từng xảy ra vào thế kỷ trước.
Vậy là Việt Nam đã có cái đèn ông sao đắt giá, đáng ghi ngay vào cuốn kỷ lục Guiness - ba trăm triệu đô la Mỹ. Còn Bạn? Bạn có phóng không?"
Về kinh tế, theo tính toán, mỗi năm vệ tinh VINASAT-1 có thể tiết kiệm cho đất nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh. Khi không còn phải thuê kênh vệ tinh với giá đắt, các doanh nghiệp viễn thông và truyền thông trong nước sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành dịch vụ, từ đó giúp thúc đẩy lĩnh vực viễn thông và truyền thông...
Chả hiểu những cái phép tính này ở đâu ra và dựa vào cái gì. Nhưng việc phóng vệ tinh Vinasat là việc được tính toán rất kỹ về mọi phương diện chứ không đơn giản như mấy ông nông dân tính cấy ruộng thu bao nhiêu thóc / ha
Còn về kinh tế. Các tờ báo lớn đều tính toán và cho kết quả
Việc các báo tính toán và cho KQ *** em chả tin lắm đâu, nếu Vinasat-1 mà ngon thì VTC đã chả phải thuê thêm Asiasat 5 làm gì cho tốn tiền - kinh tế thì trường chỗ nào rẻ thì ta dùng dịch vụ của họ, VTC chả dại gì đi dùng dịch vụ của Asiasat nếu Vinasat rẻ hơn
Và hãy luôn nhớ rằng:
Việc phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 sẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian và những ứng dụng của nó mở ra trang mới cho ngành công nghệ viễn thông trong nước.
Với độ rộng băng tần 36Mhz sẽ ra được bao nhiêu Mbps là do kỹ thuật điều chế bạn à.
Mình thì cũng không tìm hiểu xem cụ thể tính ra là bao nhiêu. Con số 34 Mbps/TP là mình lấy trên 01 bài viết trên blog của Trương Đình Anh hồi Vinasat-1 mới được phóng.
Nội dung bài đó thế này:
Link gốc : http://www.anhtruong.com/2008/04/vinasat.html