Ðề: VTC làm ăn kiểu gì đây?
K+ có cước thuê bao cao hơn VTC.
K+ hiện nay có mức phí thuê bao cao nhất trên thị trường. Có 1 số nguyên nhân:
1) chiến lược kinh doanh: các công ty mới thành lập và có đầu tư cao vào công nghệ mới hơn sẽ có chi phí cao hơn do mức khấu hao trang thiết bị cao hơn các công ty đã khấu hao 1 phần hoặc toàn bộ. Khác với chi phí trang thiết bị có thể khấu hao trong 5-10 năm, chi phí bản quyền buộc phải khấu hao nhanh trong 3 năm, trước khi hết thời hạn bản quyền. Trong bối cảnh này, nếu chơi kiểu đánh nhanh thắng nhanh (là cách K+ đã chọn), khi đặt giá cao, K+ hi vọng sẽ rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư. Chiến lược đặt giá này phụ thuộc: a) cạnh tranh; b) độ co giãn của nhu cầu.
Xét: a) cạnh tranh: K+ đã ngoạn mục loại bỏ cạnh tranh trong phân khúc bóng đá; b) độ co giãn của cầu: một bộ phận khách hàng ko co giãn (ko quan tâm đến) về giá đã trở thành thuê bao K+, tuy nhiên số còn lại thì hoặc dùng gói kênh khác (kể cả internet và cafe bóng đá), hoặc nhịn. Do độ co giãn của cầu khá cao (khách hàng ít chấp nhận mức giá của K+), nên lượng thuê bao K+ ko như mong đợi, điều này càng khiến chi phí cố định (trang thiết bị + bản quyền) mà mỗi thuê bao K+ phải gánh lại càng cao, dẫn đến giá thuê bao cao. K+ mắc trong tư thế: muốn hạ giá để tăng số lượng thuê bao nhưng nếu hạ thì ARPU (doanh thu/thuê bao) sẽ giảm, làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận/thuê bao. Ngoài ra, K+ ko có gói kênh đủ hấp dẫn và cạnh tranh dành riêng cho các phân khúc không bóng đá (đàn ông ko bóng đá, phụ nữ, trẻ em), nên khả năng mở rộng thuê bao cũng bị hạn chế.
Một số động thái của K+ như thuê nhiều TP trên vệ tinh (nghe nói để chặn trước đối thủ cạnh tranh) cũng khiến đẩy chi phí cao hơn.
2) chi phí quản lý cao: do liên doanh với Pháp nên chi phí nhân sự của K+ cao vượt so với mức lương các công ty trong nước. Ước tính nếu K+ có 40 nghìn thuê bao (mỗi thuê bao trả 200 nghìn tháng), thì chi phí nhân sự nước ngoài của K+ có thể chiếm 20%-40% doanh thu (ở 1 công ty bình thường chỉ ở mức 5-10%). Khi số thuê bao nhỏ, thì chi phí quản lý mà mỗi thuê bao lại phải gánh lại càng cao. Các chi phí nhân sự trong nước cũng nhỉnh hơn so với các công ty trong nước do ra sau và phải chào mức lương cạnh tranh để hút nhân sự các nơi khác.
3) tuân thủ luật bản quyền quốc tế và VN: do có yếu tố nước ngoài nên K+ có chi phí liên quan đến pháp lý, hợp đồng cao hơn các công ty khác. Trong khi các công ty trong nước có thể khai số thuê bao thấp hơn để giảm chi phí bản quyền thì K+ ko dám vì sợ công ty mẹ bên Pháp bị kiện. Trong khi các đài VN như VTC, "vô tư" phát sóng các chương trình ko có hoặc đã hết bản quyền thì K+ ko dám làm vì lí do như trên.
Tóm lại do một số yếu tố "khách quan", thuê bao K+ trả phí cao hơn trong khi bản thân K+ vẫn có thể bị lỗ. Tình huống: "lose-lose"?