TP - Từng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số để phát triển truyền hình, từ đó Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện (VTC) nổi lên như một “ông trùm” về truyền hình số ở Việt Nam. Thành tựu ấy được đánh dấu bằng danh hiệu Anh hùng Lao động (AHLĐ) thời kỳ đổi mới. Nhưng nay vị “Anh hùng” này cũng lâm cảnh khốn khó, để tồn tại phải trải qua những cuộc “đại phẫu” không đơn giản.
Ngày 19-12-2000, VTC trở thành đơn vị đầu tiên tại VN phát sóng tín hiệu truyền hình số mặt đất
Cơ đồ một Anh hùng
Cách đây dăm bảy năm, kiếm được một trí ở VTC là niềm mơ ước của nhiều người trong giới truyền thông, vì mức lương “khủng” từ chiến lược “săn đầu người” nóng của đơn vị này. Khi đó, cỡ bình luận viên bóng đá Quang Huy, Quang Tùng được trả vài chục triệu mỗi tháng (thu nhập gấp vài lần tại VTV), kèm theo là chức tước (Quang Huy về VTC được bổ nhiệm phó giám đốc kênh).
Trong lần trò chuyện với tôi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VTC Thái Minh Tần còn tuyên bố, mục tiêu của VTC là phải cạnh tranh ngang ngửa với VTV (Đài Truyền hình Việt Nam).
Để chứng minh cho tuyên bố này, từ mùa bóng năm 2007-2010, VTC bỏ ra hàng triệu USD để mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Với hợp đồng này, đỉnh cao của VTC đã phát triển tới khoảng 3 triệu thuê bao đầu thu kỹ thuật số của VTC.
Năm 2005, VTC được phong tặng danh hiệu AHLĐ thời kỳ đổi mới. Và một năm sau đó, cá nhân TS Thái Minh Tần, người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển VTC được phong tặng AHLĐ.
Tuy nhiên, lãnh đạo VTC thừa nhận, ngay khi VTC phát triển mạnh nhất, với trụ cột là Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, thì ở đó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, do phát triển nóng theo bề rộng nên chất lượng giảm sút. Đài truyền hình VTC một năm phát triển thêm vài chục kênh, trong khi nội dung thuộc loại “xem cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Gặp cơn bão suy thoái kinh tế 2008, sau đó là 2011, từ một đơn vị Anh hùng, VTC dần đuối sức. Tôi còn nhớ, thời điểm đó TS Thái Minh Tần đã qua tuổi 62.
Cuối năm 2011, ông Tần có quyết định nghỉ hưu. Và chỉ đến khi bàn giao, cả VTC mới rầm rộ loan tin, song song với cơ đồ hoành tráng bên ngoài, VTC cũng đồng thời là một con nợ lớn. Có đơn vị thuộc VTC, tiếng là hoành tráng nhưng bắt đầu giảm lương, nợ lương không còn là chuyện lạ. Tình huống này, đặt người kế nhiệm ông Tần phải vượt qua thử thách “tái cơ cấu hay là chết”.
“Chiêu độc” tái cơ cấu
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Khả Dân, Bí thư Đảng ủy VTC, cho biết: Cả Tổng Công ty có tới 42 đơn vị trực thuộc. Khi rà soát, có nhiều đơn vị cùng “cha mẹ” nhưng chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, như có tới 2-3 "ông" cùng làm game, hoặc về dịch vụ tin nhắn cũng 2-3 đơn vị làm... như thế, sinh ra cạnh tranh lẫn nhau, gây mâu thuẫn nội bộ. Còn chỉ riêng Văn phòng Tổng Công ty đã có tới 400 nhân viên.
Theo ông Dân, bộ máy cồng kềnh đến nỗi, có ban ở Tổng Công ty chỉ có 5 người thì bốn lãnh đạo; có ban 12 người thì 8 lãnh đạo, chỉ có 4 nhân viên.
Thậm chí có những Ban quản lý dự án lập ra tới mười mấy người, nhưng do không có vốn đầu tư, nên chỉ ngồi chơi, nhưng vẫn hưởng lương cả năm trời.
Cũng có người cả ngày chỉ mang một công văn từ tầng 3 xuống tầng 1. Riêng bộ máy nhân sự tại văn phòng Tổng Công ty đã ngốn ngót nghét chục tỷ đồng mỗi tháng. Như thế, tiền đâu nuôi nổi?
Cách nào cắt giảm nhân sự? Theo ông Dân, đây cũng là việc làm đau đầu lãnh đạo VTC, vì đụng vào đâu cũng dính “người thân quen cả”. Nhưng một kế hoạch tái cơ cấu vẫn được vạch ra.
Đầu tiên, thực hiện tổng rà soát chức năng nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị thành viên. Mục tiêu đặt ra, các đơn vị không chồng lấn nhiệm vụ. Mỗi phòng ban chỉ một trưởng, hai phó, còn số lượng nhân viên chỉ lấy đủ để đáp ứng nhiệm vụ công việc.
Lãnh đạo Tổng Công ty chọn trưởng, còn trưởng phòng ban quyết định chọn phó và nhân viên.
“Thực hiện theo nguyên tắc đó, mọi thứ công khai minh bạch, nên chỉ trong thời gian ngắn, riêng Văn phòng Tổng Công ty đã giảm được gần 200 người. Nhiều người đang từ trưởng ban xuống làm nhân viên cũng phải vui vẻ. Còn lực lượng dôi dư, nhiều người tự xin ra ngoài, xin nghỉ hưu sớm hoặc chúng tôi giới thiệu xuống đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất, để họ tuyển theo nhu cầu”, ông Dân tâm sự.
Kết thúc năm 2012, từ 42 đơn vị thành viên, nay VTC chỉ còn 21 đầu mối. Nói về hiệu quả của cuộc “đại phẫu” này, ông Dân cho biết, đã giảm được chi phí mỗi tháng nhiều tỷ đồng cho VTC.
“Riêng ở Văn phòng Tổng Công ty, với mức lương trung bình trên 10 triệu một người một tháng, thì việc giảm được 200 người đã cắt giảm được mỗi tháng riêng tiền chi lương đã vài ba tỷ đồng”, ông Dân nói.
Theo ông Dân, quá trình “đại phẫu” cũng có một vài trường hợp khiếu nại, nhưng lãnh đạo VTC đều gặp gỡ, động viên để chuyển công việc, hoặc giải quyết về hưu sớm.
“Có một chị phó ban, là vợ của một cựu quan chức Văn phòng Chính phủ, gặp chúng tôi suốt để phản ánh. Nhưng sau khi chúng tôi vận động, làm chế độ, chính sách chị ấy đã xin về hưu sớm” - ông Dân nói.
Ông Dân thừa nhận, cả một thời gian dài, VTC phát triển theo chiều rộng, cảm tính, thiếu chiến lược, chưa rõ mục tiêu nên tạo ra những lỗ hổng lớn.
“Còn nay, chúng tôi xác định VTC sẽ tập trung vào ba mũi nhọn là truyền hình và dịch vụ truyền hình; công nghiệp nội dung số; hạ tầng viễn thông, trong đó hai nội dung đầu được ưu tiên”, ông Dân cho biết.
Nói về cuộc cạnh tranh trong làng truyền hình Việt Nam, khi hàng loạt các đối thủ mới ra đời, ông Dân bảo VTC đang xác định phải nằm trong Top 3 “mới sống được”.
Hiện VTC đang đứng sau hai “ông lớn” khác là VTV và Truyền hình TPHCM - HTV. Mục tiêu của VTC đến năm 2020 phải trở thành doanh nghiệp hàng đầu về truyền thông đa phương tiện với trên 50 triệu khách hàng vào năm 2020.
Số hóa nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước
Theo lãnh đạo VTC, hiện đơn vị này đã số hóa dữ liệu các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc tại website: Nghĩa trang liệt sỹ trực tuyến http://trian.go.vn. Tại trang web này, thân nhân có thể tìm thấy tên, vị trí phần mộ của liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Việt-Lào, ở Nghệ An, Quảng Trị. Tới đây, VTC sẽ thực hiện dự án lắp đặt camera để người ở xa cũng quan sát được phần mộ liệt sĩ.
nguồn :Cuộc “đại phẫu” của một Anh hùng - Tiền Phong Online
Ngày 19-12-2000, VTC trở thành đơn vị đầu tiên tại VN phát sóng tín hiệu truyền hình số mặt đất
Cơ đồ một Anh hùng
Cách đây dăm bảy năm, kiếm được một trí ở VTC là niềm mơ ước của nhiều người trong giới truyền thông, vì mức lương “khủng” từ chiến lược “săn đầu người” nóng của đơn vị này. Khi đó, cỡ bình luận viên bóng đá Quang Huy, Quang Tùng được trả vài chục triệu mỗi tháng (thu nhập gấp vài lần tại VTV), kèm theo là chức tước (Quang Huy về VTC được bổ nhiệm phó giám đốc kênh).
Trong lần trò chuyện với tôi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VTC Thái Minh Tần còn tuyên bố, mục tiêu của VTC là phải cạnh tranh ngang ngửa với VTV (Đài Truyền hình Việt Nam).
Để chứng minh cho tuyên bố này, từ mùa bóng năm 2007-2010, VTC bỏ ra hàng triệu USD để mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Với hợp đồng này, đỉnh cao của VTC đã phát triển tới khoảng 3 triệu thuê bao đầu thu kỹ thuật số của VTC.
Năm 2005, VTC được phong tặng danh hiệu AHLĐ thời kỳ đổi mới. Và một năm sau đó, cá nhân TS Thái Minh Tần, người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển VTC được phong tặng AHLĐ.
Tuy nhiên, lãnh đạo VTC thừa nhận, ngay khi VTC phát triển mạnh nhất, với trụ cột là Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, thì ở đó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, do phát triển nóng theo bề rộng nên chất lượng giảm sút. Đài truyền hình VTC một năm phát triển thêm vài chục kênh, trong khi nội dung thuộc loại “xem cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Gặp cơn bão suy thoái kinh tế 2008, sau đó là 2011, từ một đơn vị Anh hùng, VTC dần đuối sức. Tôi còn nhớ, thời điểm đó TS Thái Minh Tần đã qua tuổi 62.
Cuối năm 2011, ông Tần có quyết định nghỉ hưu. Và chỉ đến khi bàn giao, cả VTC mới rầm rộ loan tin, song song với cơ đồ hoành tráng bên ngoài, VTC cũng đồng thời là một con nợ lớn. Có đơn vị thuộc VTC, tiếng là hoành tráng nhưng bắt đầu giảm lương, nợ lương không còn là chuyện lạ. Tình huống này, đặt người kế nhiệm ông Tần phải vượt qua thử thách “tái cơ cấu hay là chết”.
“Chiêu độc” tái cơ cấu
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Khả Dân, Bí thư Đảng ủy VTC, cho biết: Cả Tổng Công ty có tới 42 đơn vị trực thuộc. Khi rà soát, có nhiều đơn vị cùng “cha mẹ” nhưng chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, như có tới 2-3 "ông" cùng làm game, hoặc về dịch vụ tin nhắn cũng 2-3 đơn vị làm... như thế, sinh ra cạnh tranh lẫn nhau, gây mâu thuẫn nội bộ. Còn chỉ riêng Văn phòng Tổng Công ty đã có tới 400 nhân viên.
Theo ông Dân, bộ máy cồng kềnh đến nỗi, có ban ở Tổng Công ty chỉ có 5 người thì bốn lãnh đạo; có ban 12 người thì 8 lãnh đạo, chỉ có 4 nhân viên.
Thậm chí có những Ban quản lý dự án lập ra tới mười mấy người, nhưng do không có vốn đầu tư, nên chỉ ngồi chơi, nhưng vẫn hưởng lương cả năm trời.
Cũng có người cả ngày chỉ mang một công văn từ tầng 3 xuống tầng 1. Riêng bộ máy nhân sự tại văn phòng Tổng Công ty đã ngốn ngót nghét chục tỷ đồng mỗi tháng. Như thế, tiền đâu nuôi nổi?
Cách nào cắt giảm nhân sự? Theo ông Dân, đây cũng là việc làm đau đầu lãnh đạo VTC, vì đụng vào đâu cũng dính “người thân quen cả”. Nhưng một kế hoạch tái cơ cấu vẫn được vạch ra.
Đầu tiên, thực hiện tổng rà soát chức năng nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị thành viên. Mục tiêu đặt ra, các đơn vị không chồng lấn nhiệm vụ. Mỗi phòng ban chỉ một trưởng, hai phó, còn số lượng nhân viên chỉ lấy đủ để đáp ứng nhiệm vụ công việc.
Lãnh đạo Tổng Công ty chọn trưởng, còn trưởng phòng ban quyết định chọn phó và nhân viên.
“Thực hiện theo nguyên tắc đó, mọi thứ công khai minh bạch, nên chỉ trong thời gian ngắn, riêng Văn phòng Tổng Công ty đã giảm được gần 200 người. Nhiều người đang từ trưởng ban xuống làm nhân viên cũng phải vui vẻ. Còn lực lượng dôi dư, nhiều người tự xin ra ngoài, xin nghỉ hưu sớm hoặc chúng tôi giới thiệu xuống đơn vị thành viên trực tiếp sản xuất, để họ tuyển theo nhu cầu”, ông Dân tâm sự.
Kết thúc năm 2012, từ 42 đơn vị thành viên, nay VTC chỉ còn 21 đầu mối. Nói về hiệu quả của cuộc “đại phẫu” này, ông Dân cho biết, đã giảm được chi phí mỗi tháng nhiều tỷ đồng cho VTC.
“Riêng ở Văn phòng Tổng Công ty, với mức lương trung bình trên 10 triệu một người một tháng, thì việc giảm được 200 người đã cắt giảm được mỗi tháng riêng tiền chi lương đã vài ba tỷ đồng”, ông Dân nói.
Theo ông Dân, quá trình “đại phẫu” cũng có một vài trường hợp khiếu nại, nhưng lãnh đạo VTC đều gặp gỡ, động viên để chuyển công việc, hoặc giải quyết về hưu sớm.
“Có một chị phó ban, là vợ của một cựu quan chức Văn phòng Chính phủ, gặp chúng tôi suốt để phản ánh. Nhưng sau khi chúng tôi vận động, làm chế độ, chính sách chị ấy đã xin về hưu sớm” - ông Dân nói.
Ông Dân thừa nhận, cả một thời gian dài, VTC phát triển theo chiều rộng, cảm tính, thiếu chiến lược, chưa rõ mục tiêu nên tạo ra những lỗ hổng lớn.
“Còn nay, chúng tôi xác định VTC sẽ tập trung vào ba mũi nhọn là truyền hình và dịch vụ truyền hình; công nghiệp nội dung số; hạ tầng viễn thông, trong đó hai nội dung đầu được ưu tiên”, ông Dân cho biết.
Nói về cuộc cạnh tranh trong làng truyền hình Việt Nam, khi hàng loạt các đối thủ mới ra đời, ông Dân bảo VTC đang xác định phải nằm trong Top 3 “mới sống được”.
Hiện VTC đang đứng sau hai “ông lớn” khác là VTV và Truyền hình TPHCM - HTV. Mục tiêu của VTC đến năm 2020 phải trở thành doanh nghiệp hàng đầu về truyền thông đa phương tiện với trên 50 triệu khách hàng vào năm 2020.
Số hóa nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước
Theo lãnh đạo VTC, hiện đơn vị này đã số hóa dữ liệu các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc tại website: Nghĩa trang liệt sỹ trực tuyến http://trian.go.vn. Tại trang web này, thân nhân có thể tìm thấy tên, vị trí phần mộ của liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Việt-Lào, ở Nghệ An, Quảng Trị. Tới đây, VTC sẽ thực hiện dự án lắp đặt camera để người ở xa cũng quan sát được phần mộ liệt sĩ.
nguồn :Cuộc “đại phẫu” của một Anh hùng - Tiền Phong Online