anhtuanngoc
Well-Known Member
Nhạc sĩ Cung Tiến tên đầy đủ là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27/11/1938 tại Hà Nội. Ông định cư tại Mỹ từ năm 1987.
Theo cáo phó của gia đình, ông qua đời ngày 10/05/2022 tại Los Angeles, California. Lễ tang và lễ hỏa táng được cử hành ngày 02/06/2022 trong phạm vi gia đình và một số thân hữu. Sau khi hỏa táng, tro cốt được đặt tại nhà tang lễ, công viên tưởng niệm núi Conejo (California).
Trong lịch sử tân nhạc Việt, hiếm có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay ở tuổi niên thiếu như nhạc sĩ Cung Tiến.
Với hai nhạc phẩm vang danh là Thu vàng và Hoài cảm viết khi mới lên 14-15 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là "thần đồng âm nhạc" dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu nghệ thuật.
Từ nhỏ ông đã biết thổi sáo, chơi đàn mandoline và guitar cổ điển trước khi làm quen với đàn piano lúc qua Úc du học năm 19 tuổi.
Sau này Cung Tiến nổi tiếng với dòng nhạc tiền chiến dù sáng tác không nhiều và phần lớn đều viết sau 1954.
Các sáng tác của ông có phong cách trữ tình lãng mạn rõ rệt như Hương xưa, Vang vang trời vào xuân, Lệ đá xanh, Kẻ ở, Mắt biếc, Đôi bờ, Nguyệt cầm, Khói hồ bay, Thuở làm thơ yêu em, Vết chim bay…
Nhà thơ Du Tử Lê viết về Cung Tiến như sau: "Nhiều người cùng giới với nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đa số ca khúc của họ Cung được viết trên căn bản bán cổ điển Tây phương, nên giai điệu rất sang trọng. Theo tôi, chúng ta có không ít nhạc sĩ xây dựng sáng tác của mình trên khung, nền bán cổ điển Tây phương. Nhưng rất ít người cho phần ca từ của họ nhiều hồn tính Đông phương như Cung Tiến".
Âm nhạc của Cung Tiến đã từng được trình diễn và ghi âm ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Úc. Như vở Ballad of an Warriors Wife đã được nhiều dàn nhạc giao hưởng của nhiều nước trình diễn.
Ông từng thực hiện nhiều khảo luận về nhạc dân gian trong nước, nhạc hiện đại phương Tây. Trong khoảng thời gian 1957-1963, Cung Tiến du học ngành kinh tế tại Úc. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa học về dương cầm, phối khí tại Sydney.
Từ năm 1970-1973, Cung Tiến nhận được học bổng sang Anh du học và tại đây, ông tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm về âm nhạc.
Cung Tiến còn từng sáng tác, phê bình văn học, dịch thuật cho các tạp chí với bút hiệu Thạch Chương. Hai tác phẩm ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký viết dưới hầm của Dostoevsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn.
Vậy là thêm một nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc đã khuất núi!
Trong lịch sử tân nhạc Việt, hiếm có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay ở tuổi niên thiếu như nhạc sĩ Cung Tiến.
Với hai nhạc phẩm vang danh là Thu vàng và Hoài cảm viết khi mới lên 14-15 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là "thần đồng âm nhạc" dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu nghệ thuật.
Từ nhỏ ông đã biết thổi sáo, chơi đàn mandoline và guitar cổ điển trước khi làm quen với đàn piano lúc qua Úc du học năm 19 tuổi.
Sau này Cung Tiến nổi tiếng với dòng nhạc tiền chiến dù sáng tác không nhiều và phần lớn đều viết sau 1954.
Các sáng tác của ông có phong cách trữ tình lãng mạn rõ rệt như Hương xưa, Vang vang trời vào xuân, Lệ đá xanh, Kẻ ở, Mắt biếc, Đôi bờ, Nguyệt cầm, Khói hồ bay, Thuở làm thơ yêu em, Vết chim bay…
Nhà thơ Du Tử Lê viết về Cung Tiến như sau: "Nhiều người cùng giới với nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đa số ca khúc của họ Cung được viết trên căn bản bán cổ điển Tây phương, nên giai điệu rất sang trọng. Theo tôi, chúng ta có không ít nhạc sĩ xây dựng sáng tác của mình trên khung, nền bán cổ điển Tây phương. Nhưng rất ít người cho phần ca từ của họ nhiều hồn tính Đông phương như Cung Tiến".
Âm nhạc của Cung Tiến đã từng được trình diễn và ghi âm ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Úc. Như vở Ballad of an Warriors Wife đã được nhiều dàn nhạc giao hưởng của nhiều nước trình diễn.
Ông từng thực hiện nhiều khảo luận về nhạc dân gian trong nước, nhạc hiện đại phương Tây. Trong khoảng thời gian 1957-1963, Cung Tiến du học ngành kinh tế tại Úc. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa học về dương cầm, phối khí tại Sydney.
Từ năm 1970-1973, Cung Tiến nhận được học bổng sang Anh du học và tại đây, ông tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm về âm nhạc.
Cung Tiến còn từng sáng tác, phê bình văn học, dịch thuật cho các tạp chí với bút hiệu Thạch Chương. Hai tác phẩm ông dịch và xuất bản ở Việt Nam là cuốn Hồi ký viết dưới hầm của Dostoevsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn.
Vậy là thêm một nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc đã khuất núi!
Chỉnh sửa lần cuối: