TV Samsung OLED: Chuẩn mực mới cho hình ảnh lẫn âm thanh trên TV OLED

caothudeche

Moderator
Thế nhưng như e có rất nhiều phim 4k Bluray ở định dạng DV, nếu chiếu lên tivi Samsung thì bị sai màu do không hỗ trợ, không xem được. Chả lẽ phải chấp nhận không xem các nội dung DV nếu muốn dùng tivi Samsung ạ
Khả năng bạn không xem hết video trên rồi. Chúng ta chia băn khoăn của bạn ra 2 vấn đề không xem được và sai màu.
- Không xem được: Nếu chuyện này sảy ra thì nó là một vấn đề lớn với Sam nhưng Sam đâu có dại dột như thế vì nó không sảy ra. DV chỉ là một layer (lớp) của nội dung video, như vậy nên không hỗ trợ DV thì nó hỗ trợ các phần còn lại nên xem được, nhưng chỉ đến lớp HDR.
- Sai màu: Ở đây chúng ta lại chia ra 2 quan điểm về sai màu. Sai màu so với ý đồ của đạo diễn, thực tế là làm gì có TV nào hỗ trợ được đầy đủ yêu cầu của DV, thế nên tất cả đều sai màu theo quan điểm này. Video trên đã chỉ rất rõ ở các TV khác nhau.
Sai màu theo quan điểm cá nhân, có thể chúng ta cho rằng dù TV không đáp ứng đủ yêu cầu của DV nhưng dù sao nó hỗ trợ DV thì nó cũng đọc nội dung chuẩn hơn nên cho ra hình ảnh gần sát nhất so với gốc nên kiểu gì nó chẳng hơn thằng không hỗ trợ DV. Suy nghĩ này cũng hợp lý, nhưng thực tế thì video đã chỉ ra một số hạn chế của DV so với HDR thường khi chạy trên các TV hiện tại đó. Và bản thân Sam cũng khẳng định là AI của họ đủ thông minh để xử lý nội dung HDR, chứng tỏ họ cũng nghiên cứu chán mới quyết định không tốn tiền vào DV, họ đâu có dại dột mà làm điều này ở hàng loạt TV từ trước đến giờ.
=> Kết lại cứ xem thực tế, ưng cái mắt của mình xem đẹp là được, cần thiết thì ngồi so sánh trực tiếp các model khác nhau mà chọn, đừng cố đi tìm sự hoàn hảo vì nó làm gì có đâu.
 
Khả năng bạn không xem hết video trên rồi. Chúng ta chia băn khoăn của bạn ra 2 vấn đề không xem được và sai màu.
- Không xem được: Nếu chuyện này sảy ra thì nó là một vấn đề lớn với Sam nhưng Sam đâu có dại dột như thế vì nó không sảy ra. DV chỉ là một layer (lớp) của nội dung video, như vậy nên không hỗ trợ DV thì nó hỗ trợ các phần còn lại nên xem được, nhưng chỉ đến lớp HDR.
- Sai màu: Ở đây chúng ta lại chia ra 2 quan điểm về sai màu. Sai màu so với ý đồ của đạo diễn, thực tế là làm gì có TV nào hỗ trợ được đầy đủ yêu cầu của DV, thế nên tất cả đều sai màu theo quan điểm này. Video trên đã chỉ rất rõ ở các TV khác nhau.
Sai màu theo quan điểm cá nhân, có thể chúng ta cho rằng dù TV không đáp ứng đủ yêu cầu của DV nhưng dù sao nó hỗ trợ DV thì nó cũng đọc nội dung chuẩn hơn nên cho ra hình ảnh gần sát nhất so với gốc nên kiểu gì nó chẳng hơn thằng không hỗ trợ DV. Suy nghĩ này cũng hợp lý, nhưng thực tế thì video đã chỉ ra một số hạn chế của DV so với HDR thường khi chạy trên các TV hiện tại đó. Và bản thân Sam cũng khẳng định là AI của họ đủ thông minh để xử lý nội dung HDR, chứng tỏ họ cũng nghiên cứu chán mới quyết định không tốn tiền vào DV, họ đâu có dại dột mà làm điều này ở hàng loạt TV từ trước đến giờ.
=> Kết lại cứ xem thực tế, ưng cái mắt của mình xem đẹp là được, cần thiết thì ngồi so sánh trực tiếp các model khác nhau mà chọn, đừng cố đi tìm sự hoàn hảo vì nó làm gì có đâu.
Ý e sai màu ở đây là khi chạy file video DV trên những thiết bị không hỗ trợ nó cứ bị ra 2 màu xanh hồng ấy bác, chứ sai màu theo ý đồ đạo diễn thì e biết là không có cái nào hoàn hảo rồi ạ
 

caothudeche

Moderator
Ý e sai màu ở đây là khi chạy file video DV trên những thiết bị không hỗ trợ nó cứ bị ra 2 màu xanh hồng ấy bác, chứ sai màu theo ý đồ đạo diễn thì e biết là không có cái nào hoàn hảo rồi ạ
Sao lại bị xanh hồng nhỉ? Mình chưa hình dung ra và cũng chưa thấy trong thực tế.
Lý thuyết là nội dung DV được có cấu trúc layer nên có khả năng tương thích ngược. Basic layer chính là nội dung HDR, Enhanced layer chính là dynamic metadata chứa các thông tin tăng cường của DV, HDR10+.... Do vậy TV đã không hỗ trợ DV có nghĩa nó không thể đọc hiểu nội dung của DV này để mà trình chiếu. Thay vào đó nó chỉ đọc nội dung HDR thôi, cái bạn xem chính là nội dung HDR, ở các TV bình thường thì không nói, nhưng Sam nói AI của họ lo tất. Bởi vậy nếu có hiện tượng như bạn nói thì là vấn đề lớn cho Sam.
 
Sao lại bị xanh hồng nhỉ? Mình chưa hình dung ra và cũng chưa thấy trong thực tế.
Lý thuyết là nội dung DV được có cấu trúc layer nên có khả năng tương thích ngược. Basic layer chính là nội dung HDR, Enhanced layer chính là dynamic metadata chứa các thông tin tăng cường của DV, HDR10+.... Do vậy TV đã không hỗ trợ DV có nghĩa nó không thể đọc hiểu nội dung của DV này để mà trình chiếu. Thay vào đó nó chỉ đọc nội dung HDR thôi, cái bạn xem chính là nội dung HDR, ở các TV bình thường thì không nói, nhưng Sam nói AI của họ lo tất. Bởi vậy nếu có hiện tượng như bạn nói thì là vấn đề lớn cho Sam.
Khi chạy file DV trên màn hình không được hỗ trợ nó bị lệch hoàn toàn màu luôn bác ạ, nếu được thì e xin phép gửi ảnh màn hình khi chạy phim qua zalo hay fb cho bác
 

caothudeche

Moderator
Khi chạy file DV trên màn hình không được hỗ trợ nó bị lệch hoàn toàn màu luôn bác ạ, nếu được thì e xin phép gửi ảnh màn hình khi chạy phim qua zalo hay fb cho bác
Chụp vài hình đăng lên đây hoặc đoạn video ngắn đăng youtube rồi đẩy link qua đây là được mà.Và bạn cũng đưa ra kết nối các thiết bị, cách play file DV đó nữa.
 

chanhny

Active Member
Chào mừng bé Sam gia nhập thế giới OLED sau hàng thập kỷ đi chê bai OLED, phải nói là màn quay xe tuyệt đẹp. Điều mong mỏng hơn cả từ bé Sam là Micro-LED thì vẫn chưa thấy có nhiều khả năng sản xuất rộng rãi.
Nói chung đều là OLED, ưu điểm thì ai cũng biết cả, khác biệt có chăng chỉ là một 9 một 10. Thế nên khi nói đến OLED thì cách xử lý nhược điểm của nó mới là vấn đề (độ sáng, độ bền màu - điểm ảnh, burn-in). Và để khắc phục các nhược điểm lớn này thì mỗi hàng có một cách: LG thì là cấu trúc RWBG, Sony & Sam là Triangular RGB (kích thước sub-pixel khác nhau, to nhất là Green) và có thể kết hợp thêm các giải pháp từ phần cứng, phần mềm để khắc phục nhược điểm trên, cải thiện qua nhiều đời máy. LG và Sony coi như đã đủ thời gian để chứng minh, còn Sam thì mới gia nhập nên cần đợi 1 thời gian nữa.

tào lao, ss nó cải tiến nhờ thông chấm lượng tử trên lcd giờ nâng cấp lên qd oled. dĩ nhiên là hơn đám whiteoled của lg rồi. đúng như ss nói ko chơi với oled thuần mà chơi với qd oled thím ơi.
giải pháp ss là dùng chấm lượng tử lọc màu từ diot blue đảm bảo sáng hơn và tuổi thọ diot blue đồng với nhau nên tránh tình trạng burn in như RGB ko lọc màu qua quantumn dot
 

chanhny

Active Member
phải thay đổi để sống thôi, 2-3 năm qua đội ss quá chán. đth thì phốt, tv thì bấu víu vô qled ko nhiều thay đổi.
lần ra mắt samsung oled mới sẽ là quyết định sống còn của hãng
phốt gì thím> như đám ip[ 13 promax update lỗi màn hình cầu vồng sao ko thấy phốt nhỉ?
 

chanhny

Active Member
Có lẽ họ có lý của họ vì Dolby Vision yêu cầu độ sáng cao, nhưng độ sáng tối đa của TV chưa tới nên biết đâu họ nghĩ bỏ qua. Nhưng dù sao thì TV đầu bảng mà thiếu thì cũng kỳ.
Không chỉ hình ảnh mà phần âm thanh cũng thiếu sót trầm trọng đó là không hỗ trợ passthrough họ nhà DTS. TV cao cấp thì chắc hẳn cũng sẽ có bộ dàn, thiếu DTS thì cực kỳ khó chịu cho người đùng đây.
vậy mấy con sony hay lg tới chưa? vấn đề dolby vision đòi tiền bản quyền cao.
 

chanhny

Active Member
Họ đã làm rồi sao còn sẽ nữa bạn.

Theo lý thuyết thì cứ tăng cường độ dòng điện thì led sẽ sáng hơn, nhưng đúng như bạn nói làm như vậy thì tổn hại đến LED. Bài học này TV LCD của Sony gặp rất nhiều, mọi người luôn để hình ảnh sống động, sáng 100% thế là rất nhiều TV sau đó hỏng tấm nền (bác nào không tin cứ tìm hiểu các thợ sửa).
Vậy nếu tăng độ sáng mà không làm tổn hại đến LED thì ta phải tìm cách khác, có thể là nghiên cứu LED bền hơn, hoặc như cách Sam và Sony làm đó là phủ lớp chấm lượng tử (QD). Phủ lên 1 lớp chấm lượng tử là cách đã làm với LCD mà các hãng gọi với nhiều cái tên như QLED, Nanocell... thì vẫn là nói đến QD. Hay như LG làm là cách bố trí sub-pixel WGRB.
Sam giật tít như vậy nhưng kết quả từ Rtings thì độ sáng tối đa mà họ đo được cho S95B là 1036 cd/m², còn LG G2 là 1018 cd/m², không hề nhiều.
Nhưng nếu các bạn để ý kỹ video phần test Local Dimming thì cả Sam và Sony dùng QDOLED đều có hiện tượng tản sáng ra xung quanh nhiều hơn, phải chăng đây là tác dụng ngược của QDOLED.
ss chưa đẩy mạnh sáng như bên sony dòng a95k ấy vì cả 2 dùng chung loại panel thôi. còn lg dùng white oled để tăng sáng thì diot blue màu ngủm hơn để tạo độ trắng cho white oled, chưa kể 1/4 số subpixel là điểm ảnh rổng white nên hình ảnh ko mịn bằng RGB là cái chắc rồi, nhìn gần khá rổ với màn size to.
còn tản sáng môi trường nhiều thì do nó sáng chứ blooming thì ko có nhé.

  • Perfect black levels.
  • No blooming around bright objects.
  • Wide viewing angle.
  • Near-perfect tone mapping.
  • Bright highlights and vivid colors.
 

chanhny

Active Member
tăng sáng rất dễ nhưng sẽ làm tổn tại điểm ảnh hữu cơ (organic), chữ O trong tên gọi OLED
hay là ông sam giảm thời gian bảo hành xuống, hoặc hạ giá thành tấm nền OLED xuống?
cái này gọi là dớt nè, cách lg làm là mới giảm tuổi thọ oled là dùng oled blue kết hợp oled vàng tạo ra oled white, mà đẩy sáng 100% nên blue mau ngủm thành ra lg làm chất blue 2 lớp hay 3 lớp. để tăng sáng lg phải làm nhiều lớp giá thành cao và luôn dính 1/4 sô pixel là pixel white để tăng sáng nên hình ảnh ko mịn bằng rgb được.

ss thì áp dụng cách lọc màu quantumn dot từ thời lcd qled lên qd oled và chỉ dùng mỗi diot blue làm nền. ưu điểm là quantum dot lọc màu thì sáng hơn và màu tươi rộng hơn, dễ sản xuất và ít lớp chất nền, giá thành tương lai tv oled sẽ rẻ hơn nhiều. Còn burn in thì hầu như các hãng làm màn monitor giờ như Dell, MSI... điều xài panel qd oled này cả, điển hình là Alien ware dám bảo hành 3 năm burn in kìa, đố con màn nào lg mà hãng dám bảo hành 3 năm brun in ko? monitor nội dung tỉnh hơn tv nhiều
 

caothudeche

Moderator
tào lao, ss nó cải tiến nhờ thông chấm lượng tử trên lcd giờ nâng cấp lên qd oled. dĩ nhiên là hơn đám whiteoled của lg rồi. đúng như ss nói ko chơi với oled thuần mà chơi với qd oled thím ơi.
giải pháp ss là dùng chấm lượng tử lọc màu từ diot blue đảm bảo sáng hơn và tuổi thọ diot blue đồng với nhau nên tránh tình trạng burn in như RGB ko lọc màu qua quantumn dot
Hơn hay không thì cứ để thời gian trả lời, vì SS mới trình làng thôi chưa có gì chắc chắn chỉ với 1 vài bài test kết quả ban đầu. Và cũng xin nói luôn là tất cả các hãng họ không muốn dùng các công nghệ hiện tại W-OLED, QD-OLED gì đâu, đơn giản là cái họ muốn không thể sản xuất đại trà và thương mại hóa nên họ mới tìm các cách khác dù không được 9-10 thì cũng phải được 7-8.
Trên thế giới điện thoại thì màn SuperAMOLED của Samsung là vô đối rồi. Nó đẹp như thế thì tại sao Samsung lại không muốn đưa nó lên Tivi, đơn giản là quá khó để sản xuất đại trà màn hình cỡ lớn, và Samsung phải gác lại giấc mơ TV OLED.
Câu chuyện tương tự cũng như LG, tỉ lệ panel sản xuất lỗi quá lớn, nhưng LG không gác lại và tiếp tục nghiên cứu và cách của họ là W-OLED. Sau khi TV LG OLED đã có chỗ đứng trên thị trường thì các hãng khác bắt đầu chạy đua theo, điển hình là ông lớn Sony cũng phải dùng tấm nền do LG sản xuất.
Có lẽ là nhớ công nghệ QD mà khiến Samsung quay lại với TV OLED, đây là tín hiệu đáng mừng để thị trường thêm đông, OLED trở nên phổ cập và người dùng có lợi. Nhưng bạn đừng thần thánh quá QD OLED, vì bản chất nó vẫn dùng OLED làm nền nên lãnh trọn nhược điểm của loại đèn LED này, cho dù bạn có dùng đèn BLUE hay WHITE thì cũng là giải pháp tình thế chứ không phải là khắc phục triệt để mang lại sự vượt trội. Bạn xem kết quả so sánh đó, chênh nhau có tí xíu thì chưa nói lên được nhiều.

P/s: Bạn tìm hiểu kỹ về tấm nền QD-OLED đó nhưng lại chưa tới hoặc có chút nhầm lẫn trong thuật ngữ. QD-OLED không dùng chấm lượng tử để LỌC MÀU nhé, đã lọc thì kiểu gì cũng có suy hao nên dùng LỌC MÀU ở đây là không đúng. Bản chất là chấm lượng tử phát ra ánh sáng màu dựa theo kích thước của nó.
 

caothudeche

Moderator
vậy mấy con sony hay lg tới chưa? vấn đề dolby vision đòi tiền bản quyền cao.
Haizzzzz! LG, Sony... họ đâu có nói là TV của họ có độ sáng đạt chuẩn DV, đơn giản họ hỗ trợ DV thôi. Ý của tôi ở trên là đang bênh cho cái lý của SS về không hỗ trợ DV, nhưng tôi là người hiểu thì có thể thông cảm khách hàng thông thường họ không quan tâm. Nếu SS thực sự muốn tiết kiệm một khoản tiền để có được sự hỗ trợ DV đó thì hãy thể hiện nó qua giá tới tay khách hàng, rồi cố gằng mà giải thích cho họ hiểu là DV thực sự không cần thiết. Chứ hiện tại thì so với đối thủ đấy mà thiếu DV thì mất tính cạnh tranh, thiếu cả hỗ trợ pass-through DTS thì ối dồi ôi hỏng.
 
Bên trên