Ðề: Ráp HTPC chiếu Full HD giá chỉ 3 triệu! Tại sao không?
Đề tài này cũng đã hơi lâu, cộng với con Atom 330 hiện giờ chẳng còn hàng nữa, nên em nghĩ chắc các bác cũng muốn closed nó lại. Không ngờ vẫn được nhiều bác quan tâm, làm em hết sức cảm kích =D>
Em theo dõi từ đầu và không thấy các bác nói về vấn đề full hd của em pc giá 3 tr này
Nếu 3,3 tr như bác chủ nói mà chơi đc full thì quá tuyệt vời
Mặc dù em đã nói khá rõ ở Trang 1, nhưng có vẻ một số bác vẫn còn nghi ngại khả năng chiếu Full HD của Atom 330. Em xin chụp vài screen trong khi đang chiếu các phim 1080p để minh họa (để công bằng, tất cả các phim này đều được chụp screen vào thời điểm từ phút thứ 10:00 cho đến 10:30).
Tên phim: Flawless.2007.HDTV.1080p.x264.dxva-EuReKA.mkv
Nhận xét: Đây là bộ phim Full HD có bit-rate không cao lắm, cho nên được chiếu một cách quá sức dễ dàng, sử dụng chỉ 50% CPU và 310 MB RAM (điều này cũng cho thấy HTPC chạy WinXP chẳng hề đòi hỏi nhiều RAM).
Tên phim: Sleeping.Beauty.1080p.(1959).mkv
Nhận xét: Phim hoạt hình thì thường không "nặng", cho nên trình chiếu trơn tru bộ phim này cũng là điều dễ hiểu.
Tên phim: The.Hitchhiker's.Guide.to.the.Galaxy.2005.1080p.BluRay.DTS.x264-FoRM.mkv
Nhận xét: Bộ phim Full HD này có bit-rate khá cao (thời lượng chỉ 1:48 mà có dung lượng tới gần 10GB). Nhìn screen ta thấy CPU có vẻ hơi đuối sức, nhưng thực tế thì vẫn chiếu trơn tru.
Tên phim: The.Punisher.2004.Blu-Ray.1080p.DTS.x264.dxva-EuReK.mkv
Nhận xét: Đây có thể nói là bộ phim Full HD khá chuẩn (thời lượng hơn 2 giờ và dung lượng hơn 10GB). Atom 330 cần 80% công suất CPU và 350 MB bộ nhớ để chiếu phim này.
Đây cũng là trường hợp phổ biến nhất: phần lớn bộ phim Full HD chiếu bằng Atom 330 đều có đồ thị tương tự như thế này. Các bác yên tâm rồi nhé!!!
Tên phim: Sinbad.Legend.of.the.Seven.Seas.1080p.2003.mkv
Nhận xét: Đây là trường hợp mà Atom 330 bộc lộ điểm yếu của nó. Thoạt đầu nhìn Screen ta thấy có vẻ bộ phim này được chiếu ngon lành, nhưng thực tế là có một số chỗ bị khựng nhẹ. Từ đó em có kết luận như sau: Atom 330 không hề sợ phim huy động CPU ở mức cao (như phim The.Hitchhiker's.Guide.to.the.Galaxy ở trên), nhưng lại rất sợ phim có tốc độ biến thiên trồi sụt, cho dù CPU vẫn ở mức thấp (như phim này). Nhưng ở đây cũng phải nói đến yếu tố khách quan là bộ phim Sinbad.Legend.of.the.Seven.Seas này cũng kô được Rip chuẩn lắm, hình và tiếng bị lỗi rất nhiều.
Thực ra điều này em đã cảnh báo ngay từ đầu (ở Post số #4) là trong một số trường hợp xui xẻo thì Atom 330 có thể xảy ra hiện tượng hơi bị khựng. Đó là cái giá phải trả cho việc người ta không thiết kế Atom 330 để chiếu phim HD. Nhưng nhược điểm này hoàn toàn được khắc phục ở phiên bản Atom 330 ION và Atom D510.
Bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi cái. Em không thích dàn loa của vi tính, em có dàn loa Onkyo và Diatione dạng Hi-End. Xin các bác giúp em ngỏ xuất audio của HTPC. Bình thường em xem đầu đĩa và TV cũng dùng dàn loa này nên không biết nếu dùng HTPC thì nó có làm được tương tự vậy không.
Bác xuất từ đầu đĩa và TV ra dàn loa bằng đường nào thì HTPC cũng hoàn toàn xuất được bằng đường đó. Chỉ cần bác có HTPC được trang bị cổng phù hợp. Về nguyên tắc HTPC có thể xuất ra bằng đường analog, digital, optical... đủ cả. Bác nên xem ở các thớt khác về đề tài này. Nếu mainboard không có sẵn cổng thì bác mua thêm card gắn vào. Nói chung loại xoàng thì dưới 100 USD.
Đã đọc bài viết của Bro về "cải thiện tốc độ truy xuất HDD", nói chung là có lý nhưng mà vẫn thắc mắc thêm chút là: HDD khác CD vì nó gồm nhiều thớt đĩa (chứ không phải 1 thớt như CD, thế thì phân vùng nó tính thế nào ạ (nghĩa là theo thứ tự đĩa trên đĩa dưới hay là các đĩa chạy song song cùng 1 lúc ạ?
Bác thật là người tinh ý khi phát hiện ra vấn đề HDD có nhiều "thớt". Tuy nhiên nguyên lý vẫn như vậy thôi. Sở dĩ em không đề cập đến chuyện này vì chủ đề chính là nói về con Atom 330, còn vấn đề phân vùng HDD chỉ là phần phụ thêm vào. Nhưng nay bác đã hỏi thì em xin giải thích rõ hơn:
HDD không chỉ nhiều thớt (plate) mà mỗi thớt còn bao gồm 2 mặt (side) nữa. Như hình vẽ dưới đây, mô tả một HDD có 2 thớt. Giả sử ta gọi vòng dữ liệu ngoài cùng là track 0, thì té ra có tới 4 track 0. Chúng được truy xuất bởi 4 đầu từ riêng biệt A, B, C, D.
Ta cũng biết rằng HĐH quản lý dữ liệu theo từng cluster. Các cluster được đánh số thứ tự bắt đầu từ track 0 side A, xong rồi qua track 0 side B (hết plate 1), sau đó tiếp tục đến track 0 side C, rồi mới đến track 0 side D (hết plate 2).
Chu trình trên cứ thế được lặp lại với track 1, 2, 3... tiếp theo.
Bác có thể thắc mắc sao HĐH không quản lý theo kiểu: rải cluster hết toàn bộ side A, xong rồi sau đó mới qua side B, C, D? Lý do rất đơn giản: quản lý kiểu này thì chỉ dễ hiểu về mặt logic thôi, chứ về mặt hiệu năng thì rất kém (vì đầu từ phải liên tục di chuyển ra vào).
Kết quả là cả 4 side hoạt động giống như 4 anh em song sinh. Thậm chí kể cả việc phân vùng cũng thế: giả sử ta phân vùng ổ C lấy mất 50 track đầu tiên của side A, thì bắt buộc phân vùng C này cũng phải lấy đúng 50 track đầu tiên của các side B/C/D.
Có một hiện tượng mà ta rất thường gặp là: Khi ra lệnh phân vùng, mặc dù đã chỉ định một con số tròn (100 MB chẳng hạn), nhưng kết quả thu được lại là một con số lẻ nào đó. Vận dụng quy luật "anh em song sinh" ở trên ta sẽ giải thích được ngay: Thường thì con số ta chỉ định chưa chắc đã "chia đều" cho tất cả các side (VD: 100 MB tương đương với 50 track A, 50 track B, 50 track C và
49 track D). Thế là HĐH tự động điều chỉnh lấy thêm 1 track của side D cho đủ số 50. Điều này làm cho dung lượng của phân vùng sẽ phát sinh thêm 1 số lẻ.
Do đó, để đơn giản, mỗi khi nói về phân vùng, người ta chỉ cần đưa ra hình ảnh của 1 side là đủ, các side còn lại được hiểu ngầm là giống hệt như vậy.