Ðề: Trưởng phòng PR kênh truyền hình K+: Việt Nam từ lâu đã có một VINASHIN trong làng truyền hình
Hôm nay ra đường gặp cảnh này vui vui :
Xin Lỗi Anh(K+) chỉ là thằng bán chảo dạo :
Xe này được mấy chiếc xe máy,gắn cái chảo ở yên sau chạy khắp phổ,vẫn còn được chút là chưa gắn cái loa phát ầm ầm
10 lý do khiến K+ trở thành Vinashin2:
1. Chi phí quá cao: chi phí bản quyền bóng đá + chi phí thuê kênh tần số, kênh vệ tinh + chi phí sản xuất chương trình + quảng cáo dịch vụ K+ + chi phí bộ máy nhân sự rất lớn. Lưu ý: Chi phí bản quyền cho 3 năm tiếp theo dự là còn tăng khủng ngay từ nguồn, về đến VN, lại tăng khủng vì tranh giành nhau giữa các đài. Mà K+ thì không thể không có độc quyền bóng đá - thiếu cái này, K+ chết lập tức.
2. Với người dân, nếu không phải vì mê bóng đá, thì các kênh KTS free của VTV + VTC + AVG đã quá thừa thãi cho nhiều gia đình có thu nhập trung bình trở xuống. Nếu không có bóng đá, chắc chắn nhiều người dân VN sẽ không cần biết K+ là gì????
3. Lượng thuê bao qua 5 năm phát triển vẫn là con số rất hạn chế: mới dừng ở mức 700.000 thuê bao. Cứ cho rằng con số này đều thuê gói HD, và liên tục 12 tháng/ năm, hẳn là các bác biết số tiền thu được từ thuê bao là bao nhiêu?
4. K+ không được lòng người dân VN bởi: khi mới ra đời năm 2010, giá của nó quá đắt, đặc biệt là cái giá quá sốc đối với người dân khiến cho cả xã hội VN bấy giờ bức xúc. Bức xúc này chưa nguôi ngoai, thì đến dư luận sốc vì gói độc quyền, vừa đắt gấp nhiều lần, vừa độc quyền...
5. K+ không được lòng cả thuê bao trung thành: Việc K+ giảm giá gói vào tháng 3/2014, khiến cho những khách hàng "trung thành" có cảm giác bị lừa, hay bị ăn cướp trắng trợn. Cách làm này là cách làm ngu xuẩn nhất, ẫu trĩ nhất - học theo kiểu "chăm sóc khách hàng" của các nhà mạng di động lâu nay.
6. Mục đích làm truyền hình (của K+) là kinh doanh: Trong bối cảnh rất ít doanh nghiệp thuê K+ quảng cáo cho sản phẩm/ dịch vụ của họ, thì K+ mất đi một nguồn thu rất lớn. Các DN cho rằng, lượng thuê bao của K+ quá ít ỏi để thuê quảng cáo trên các kênh này, chính vì vậy, đa số các kênh của K+ phát sóng sạch (như lời K+ ra rả rêu rao), cho đến ngày khai cuộc giải NHA hôm qua, K+ chỉ có thể "bẩn" duy nhất ở trận MU - Swansea, cũng chỉ với 2 mẩu quảng cáo NIVEA for men và Aquarios cho Coca Cola.
7. Một hãng truyền hình nội địa - VTC, trong giai đoạn đầu mùa giải 2013-2015 không mua bản quyền NHA, nay quay lại mua gói 3, phát free trên hệ thống của họ cũng là một nguyên nhân giảm đi lượng khách của VTC đang toan tính rời đi sang K+, và cả một số khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến với VTC (xem free) thay vì đến với K+. Điều này khiến cho việc phát triển thuê bao mới của K+ bị phần nào ảnh hưởng.
8. Liên quan đến vụ K+ đi đêm mua bản quyền hồi đầu năm 2013, mọi người dân VN mong chờ VTV với quyền góp vốn chi phối của mình sẽ phủ quyết việc K+ tự ý đi mua NHA giá cao. Cả hiệp hội THTT mong chờ VTV đứng ra làm đầu mối để "ép" con buôn ngoại bang hạ giá bán BQ NHA xuống, thậm chí dư luận đòi không xem NHA cả 3 mùa giải để tấy chay. Nhưng VTV đã không làm như vậy, và để cho thời gian trôi đi và đưa ra một thông báo chấp nhận quyết định của K+ - như một gáo nước lạnh dội vào tất cả. Điều này khiến nhiều người dân VN, đặc biệt là các đối tượng lớn tuổi (nhưng vẫn mê bóng đá), trong đó có không ít cựu chiến binh bị tổn thương. Với vai trò và vị trí của VTV là hãng truyền hình Quốc gia, người dân VN càng cảm thấy bị phản bội và lên án VTV như tội đồ trong việc này, với những lời lẽ lên án cực kỳ gay gắt trên nhiều trang báo.
9. Nay Viettel tham gia mua được bản quyền các gói thể thao đỉnh cao, mà lại phát miễn phí trên các kênh quảng bá (QPVN cũng là một kênh quảng bá của nhà nước), thì những người dân VN vốn đã tổn thương trên đây sẽ được an ủi rất nhiều. Viettel không chỉ là biểu tượng quốc gia, mà còn là người con của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng nữa, cho nên Viettel sẽ đánh đúng vào tâm lý và tình cảm không chỉ của người dân, mà còn cả một lực lượng rất lớn chiến binh và cựu chiến binh nữa. Lúc đó, Viettel lại trở nên hot hơn bao giờ hết - giống như đầu số 098 thuở xưa vậy. Hiệu ứng domino sẽ giúp Viettel chiếm lĩnh thị trường truyền hình một cách nhanh chóng.
10. Khi đề án số hóa truyền hình hoàn tất, toàn dân được xem truyền hình với chất lượng cao, giống VTV1HD, VTV3HD, VTV6HD bây giờ (VTV có lộ trình HD hóa hoàn toàn tất cả các kênh của họ), chưa kể các kênh free của các đài khác cũng phải số hóa. Khi đó, những người không quá mê bóng đá, ít có lý do gì mà thuê dịch vụ của K+, trong khi chảo free cũng xem được hơn 70 kênh free chất lượng cao (cho các hộ dân vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo). Chưa tính đến một lượng lớn khán giả tìm đến bóng đá bằng các cách xem khác nhau mà không phụ thuộc vào K+ cũng khiến việc phát triển thuê bao của K+ ảnh hưởng không nhỏ.
Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khiến K+ vốn "cứng đầu" với cái giá thuê bao trên trời (300k/tháng), thì nay cũng đã "ngoan ngoãn" giảm giá xuống chỉ còn 220k/tháng và liên tục đưa ra các gói khuyến mại, thậm chí tổ chức bán dạo như gánh hàng rong!!! cho thấy một sự khủng hoảng trong chiến lược
"giá cao" và sự phá sản của các toan tính không được lòng dân VN.
Ở khía cạnh can thiệp từ các nhà lập pháp cho mùa giải 2016-2018 để cắt giảm tổng chi phí đổ ra nước ngoài cho bóng đá của nền kinh tế VN là rất có khả năng. Nếu điều này xảy ra và trở thành sự thật thì câu hỏi đặt ra là:
tương lai nào cho K+ ở VN?
Tóm lại: K+ đã và đang là con tàu Vinashin, sự chìm nghỉm không sủi bọt - nhấn chìm nhiều triệu USD, trong số đó có 51% là tiền của người dân VN chỉ là thời gian.