Ðề: Trung tâm nhạc hải ngoại nào bạn thích nghe nhất !!!
Nhạc của mỗi trung tâm Asia hay Thúy Nga đều có cái hay và độc đáo riêng của họ do đó việc so sánh giữa hai trung tâm này là điều khập khiễng. Nói về Asia thì bản thân em rất ấn tượng về chất âm bass tuy nhiên họ lại thiếu sự sáng tạo trong việc tạo ra những bản hòa âm mới. Cùng một bản hòa âm cũ rích mà cứ để cho 3 - 4 lớp ca sĩ hát khiến em có cảm giác ca sĩ đang hát karaoke chứ không phải trình diễn nghệ thuật. CD Người Lính Và Mùa Xuân mới đây là một ví dụ, bản hòa âm Anh Cho Em Mùa Xuân được Thiên Kim hát rồi tới Hồ Hoàng Yến và bây giờ lại đưa cho Hoàng Thục Linh. Ngoài ra còn các bài khác trong CD này cũng dùng bản hòa âm cũ rích!
Nếu bạn để ý coi Asia thì hầu như live show cho ca sĩ thì họ không hòa âm mới. Có một số bản như Chuyện Hoa Sim, Chuyện giàn thiên lý, Hồi chuông xóm đạo... vì những ca khúc này đã ăn sâu vào óc người người VN ta cho nên cũng khó trách tại sao họ không hòa âm lại. Nội bộ thì mình không rõ, nhưng dạo này thấy Trúc Hồ làm nhiều công việc quá, vừa làm giám đốc SBTN, giám đốc Asia, rồi lại đấu tranh dân chủ, tổ chức live show, tổ chức ca nhạc quyên tiền cứu trợ, sinh hoạt cộng đồng, rồi đồng sáng lập Bên Em Đang Có Ta foundation, sáng tác, hòa âm... Bao nhiêu là công việc.
Dạo này có thêm Johny Bạch (Day dream & Don't khow why (Quỳnh Trang, Ngọc Anh Vy), model (Andy Quach..) , Quốc Khanh, Mai Thanh Sơn cũng hòa âm rất hay. Trong cuốn Asia 73 vừa rồi Mai Thanh Sơn có hòa âm bản Biển nhớ (Thiên Kim), Hạnh phúc bên người (Mai Thanh Sơn), Gọi người yêu dấu (Y Phương), còn Quốc Khanh thì hòa âm rất lạ, đem lại làn gió mới cho Asia như Đèn Khuya (Thanh Thúy), Chuyện đêm mưa (Trúc Mai), Duyên quê ( Mỹ Huyền, Nhật Lâm). Bài Cánh phượng hồng thuở xưa (Đặng Thế Luân) do Quốc Khanh hòa âm thì phải, vì thấy cái cách chơi guitar là có thể đoán được, vì phần hòa âm của anh này có đặc trưng là guitar. Hoan hô Trúc Hồ đã tạo cơ hội cho những nhạc sĩ trẻ như Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh.
Phải nói Asia dùng lại hòa âm cũ đa số người ta nhận ra ngay vì những bản đó được hòa âm thường là từ hay đến rất hay cho nên người nghe đã thuộc lòng cái kiểu hòa âm đó rồi, nghe là biết liền. Hồi xưa Asia hòa âm dạo nhạc cũng tương đối dài mới vào bài hát, dạo này thì dạo nhạc thường ngắn hơn nhất là đối với điêu bolero nhưng vô bài hát rất ngọt.
Thúy Nga thì mình cũng chỉ nghe qua một lần rồi thôi nên không ấn tượng lắm cho nên không biết họ có dùng hòa âm cũ hay không. Mà họ có hòa âm lại thì chắc cũng thường xuyên hơn vì họ thay đổi nhiều nhạc sĩ hòa âm, còn bên Asia trụ cột chỉ có 4 người. Thúy Nga thì hay dạo nhạc dài hơn, nhưng khi vô bài hát thì thường không hợp tông cho lắm (trừ những bài hát lấy một phần giai điệu của bài hát làm khúc dạo đầu), tức là giai điệu khúc nhạc dạo không hợp tông với giai điệu của bài hát.
Thúy Nga thì dạo nhạc bolero thường hay lấy chính giai điệu của bài hát để mở đầu khúc nhạc dạo đầu, cái này làm hoài nghe cũng chán.
Riêng về Thúy Nga cái cách hòa âm của họ từ xưa đến nay vẫn không thay đổi cho dù đã thay đổi rất nhiều người hòa âm (kể cả dùng người da trắng). Từ cái thời Hoàng Thi Thơ, Lê Văn Thiện (Hay nhất cho những bản bolero là thời này) cho tới bây giờ cái kiểu hòa âm quá cổ điển nghe giống cải lương vẫn không thay đổi. Còn nhạc dance thì không có cửa với Asia rồi, âm thanh cũng không hay bằng.
Trong kho ổ cứng 2T của tui thì không có một đĩa CD hay DVD nào của TN, còn Vân Sơn thì có down tất cả rồi trích những bài hát của Tâm Đoan (Tui thích Tâm Đoan vơi Như Quỳnh, Hoàng Oanh, Thiên Kim) ra thôi rồi xóa hết. Mặc dù những ca sĩ trên cũng hát cho TN nhưng không thích cái kiểu hòa âm quá cải lương nên tui cũng không lưu giữ lại. Nếu thích thì lên Youtube coi thôi. Điều này khẳng định là tui thích lối hòa âm của Vân Sơn hơn là Thúy Nga. Còn lại là 1 bộ đầy đủ Audio CD của trung tâm Asia và một số của Vân Sơn (Tâm Đoan hát), Thanh Lan, Phượng Hoàng, Truong Son Duy Khanh, Hoang Oanh, May Production, Dáng Ngọc, Diễm Xưa, Làng Văn, Việt Music, Mimosa, Mai Ngọc Khánh Productions, Thúy Anh.
Thích
1: Asia
2: Mây Productions
3: Dạ Lan
4 Trường Sơn Duy Khánh
5: Vân Sơn