Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng người dùng đang có dấu hiệu chậm lại do lĩnh vực này bắt đầu đi xuống sau nhiều năm mở rộng với tốc độ chóng mặt.
Số lượng người dùng video trực tuyến tích cực ở Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỉ người vào năm 2020, với giá trị thị trường đạt 241 tỉ nhân dân tệ (khoảng 37,2 tỉ USD), tăng 44% so với năm trước đó, South China Morning Post dẫn kết quả Báo cáo Phát triển Internet Trung Quốc do Hiệp hội Internet Trung Quốc công bố hôm 13.7.
Theo các nhà phân tích, cách thức kiếm tiền mới từ video trực tuyến là động lực để Trung Quốc đạt được con số ấn tượng trên. “Cơ hội lớn đối với video trực tuyến là việc kiếm tiền từ người dùng thông qua thương mại. Tỷ lệ thâm nhập của video trực tuyến cho thấy nó có sự hấp dẫn lớn như một nguồn giải trí và giáo dục, ngay cả với những người tiêu dùng ở độ tuổi đang già đi”, Mark Tanner, Giám đốc điều hành công ty tư vấn China Skinny, cho biết.
Đồng thời, ông Tanner cũng nói thêm rằng trong thời gian tới video trực tuyến vẫn có cơ hội để phát triển, nhưng tốc độ sẽ chậm lại đáng kể do lĩnh vực này đang bắt đầu có xu hướng đi xuống sau giai đoạn tăng trưởng chóng mặt.
Tại Trung Quốc, Kuaishou và ByteDance là hai công ty lớn nhất trong thị trường video ngắn. Những nền tảng phát trực tuyến khác bao gồm iQiyi, Youku, Tencent Video và Bilibili. Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, ghi nhận 600 triệu người dùng hoạt động hằng ngày (DAU) tính đến tháng 8.2020. Trong khi đó, đối thủ Kuaishou đạt 295 triệu DAU trong quý kết thúc vào tháng 3.2021.
Theo kết quả báo cáo, phát trực tiếp (live streaming) vẫn là một trong những mảng phát triển nhanh nhất của video trực tuyến, đạt giá trị thị trường 150 tỉ nhân dân tệ vào năm 2020, tăng 42% so với năm trước, mặc dù tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn so với nhiều năm trước đó.
Tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng đối với giải trí âm thanh trực tuyến, bao gồm âm nhạc, sách nói (audio book), podcast, đã tăng 7,22% trong năm 2020. Tuy nhiên, âm nhạc trực tuyến “không có sự tăng trưởng rõ ràng” về lượng người dùng, còn giá trị thị trường của nhạc kỹ thuật số tăng 10% lên 73 tỉ nhân dân tệ.
Thị trường trò chơi điện tử cũng ghi nhận mức tăng 2% số lượng người dùng trong cùng năm, đạt 648 triệu người ở Trung Quốc. Quy mô thị trường là 341 tỉ nhân dân tệ. Dự kiến con số này sẽ đạt 380 tỉ nhân dân tệ trong năm nay và vượt qua mốc 400 tỉ nhân dân tệ vào năm 2022.
Số lượng người dùng video trực tuyến tích cực ở Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỉ người vào năm 2020, với giá trị thị trường đạt 241 tỉ nhân dân tệ (khoảng 37,2 tỉ USD), tăng 44% so với năm trước đó, South China Morning Post dẫn kết quả Báo cáo Phát triển Internet Trung Quốc do Hiệp hội Internet Trung Quốc công bố hôm 13.7.
Theo các nhà phân tích, cách thức kiếm tiền mới từ video trực tuyến là động lực để Trung Quốc đạt được con số ấn tượng trên. “Cơ hội lớn đối với video trực tuyến là việc kiếm tiền từ người dùng thông qua thương mại. Tỷ lệ thâm nhập của video trực tuyến cho thấy nó có sự hấp dẫn lớn như một nguồn giải trí và giáo dục, ngay cả với những người tiêu dùng ở độ tuổi đang già đi”, Mark Tanner, Giám đốc điều hành công ty tư vấn China Skinny, cho biết.
Đồng thời, ông Tanner cũng nói thêm rằng trong thời gian tới video trực tuyến vẫn có cơ hội để phát triển, nhưng tốc độ sẽ chậm lại đáng kể do lĩnh vực này đang bắt đầu có xu hướng đi xuống sau giai đoạn tăng trưởng chóng mặt.
Tại Trung Quốc, Kuaishou và ByteDance là hai công ty lớn nhất trong thị trường video ngắn. Những nền tảng phát trực tuyến khác bao gồm iQiyi, Youku, Tencent Video và Bilibili. Douyin, phiên bản TikTok ở đại lục, ghi nhận 600 triệu người dùng hoạt động hằng ngày (DAU) tính đến tháng 8.2020. Trong khi đó, đối thủ Kuaishou đạt 295 triệu DAU trong quý kết thúc vào tháng 3.2021.
Theo kết quả báo cáo, phát trực tiếp (live streaming) vẫn là một trong những mảng phát triển nhanh nhất của video trực tuyến, đạt giá trị thị trường 150 tỉ nhân dân tệ vào năm 2020, tăng 42% so với năm trước, mặc dù tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn so với nhiều năm trước đó.
Tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng đối với giải trí âm thanh trực tuyến, bao gồm âm nhạc, sách nói (audio book), podcast, đã tăng 7,22% trong năm 2020. Tuy nhiên, âm nhạc trực tuyến “không có sự tăng trưởng rõ ràng” về lượng người dùng, còn giá trị thị trường của nhạc kỹ thuật số tăng 10% lên 73 tỉ nhân dân tệ.
Thị trường trò chơi điện tử cũng ghi nhận mức tăng 2% số lượng người dùng trong cùng năm, đạt 648 triệu người ở Trung Quốc. Quy mô thị trường là 341 tỉ nhân dân tệ. Dự kiến con số này sẽ đạt 380 tỉ nhân dân tệ trong năm nay và vượt qua mốc 400 tỉ nhân dân tệ vào năm 2022.
Theo Thanh Niên