Sự suy tàn của các thương hiệu TV Nhật Bản - "chết" bởi Trung Quốc

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Thương hiệu điện tử Nhật Bản lại một lần nữa chứng kiến sự biến mất của một tên tuổi lớn. Funai, công ty từng sản xuất những chiếc TV bán chạy nhất nước Mỹ cho các nhà bán lẻ như Walmart, đã chính thức nộp đơn phá sản vừa rồi. Điều gì đã dẫn đến kết cục đáng buồn này?

Phản ánh khó khăn chung của ngành điện tử Nhật Bản

Funai từng đạt doanh thu 350 tỷ yên (khoảng 57 nghìn tỷ VND) trong thời kỳ đỉnh cao. Họ từng nắm giữ thị phần lớn nhất trong số các nhà sản xuất TV Nhật Bản tại Mỹ, được biết đến rộng rãi qua các quảng cáo tại các sân vận động bóng chày, dải sản phẩm nghe nhìn phong phú với mức giá tầm trung. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh khốc liệt về giá với sản phẩm Trung Quốc đã khiến doanh số sụt giảm, kéo theo suy thoái hiệu suất kinh doanh. Sau khi người sáng lập, ông Funai Tetsuyoshi, qua đời năm 2017, chiến lược kinh doanh của công ty trở nên hỗn loạn, điển hình là việc mua lại rồi nhanh chóng bán đi một chuỗi thẩm mỹ viện.

Trước đây, "thương hiệu Nhật Bản" từng là lá bùa hộ mệnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi và Funai không phải trường hợp ngoại lệ. Cho đến giữa những năm 1990, các nhà sản xuất thiết bị nghe nhìn Nhật Bản vẫn thống trị thế giới. Sony dẫn đầu thị phần TV toàn cầu, theo sau là Panasonic, Toshiba và Hitachi. Trong lĩnh vực máy ghi hình, tiêu chuẩn VHS của Victor (nay là JVC Kenwood) và Betamax của Sony đã cạnh tranh quyết liệt. Sau đó, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu trong việc phát triển đĩa DVD, Blu-ray. Các thương hiệu âm thanh như Pioneer, Trio (nay là JVC Kenwood) và Sansui cũng nổi tiếng toàn cầu về công nghệ và chất lượng. Hầu như mọi gia đình trên thế giới đều sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử do Nhật Bản sản xuất.

1730356311148.png


Tuy nhiên, sự sụp đổ của bong bóng kinh tế Nhật Bản đã kéo theo sự suy thoái của ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt ở âm thanh nghe nhìn. Sansui là trường hợp đầu tiên, bị mua lại bởi Polypeck International (PPI) của Anh năm 1989, sau đó rơi vào tay Semi-Tech của Hồng Kông năm 1991. Akai và Nakamichi cũng chịu chung số phận, lần lượt bị Semi-Tech mua lại vào năm 1994 và 1997. Pioneer sau khi thất bại với TV Plasma đã bán mảng âm thanh cho Onkyo năm 2015, sau đó bị một quỹ đầu tư châu Á mua lại vào năm 2019. Onkyo cũng tuyên bố phá sản vào năm 2022.

Chuyển dịch sang kỹ thuật số

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn của các thương hiệu điện tử Nhật Bản là việc không theo kịp làn sóng kỹ thuật số. CD ra đời năm 1982 đã nhanh chóng thay thế đĩa than, đánh dấu sự chuyển dịch từ analog sang digital. Âm thanh số dù trong trẻo hơn lại khó tạo ra sự khác biệt giữa các nhà sản xuất. Ngay cả thiết bị giá rẻ cũng có thể tái tạo âm thanh chất lượng đủ tốt. Xu hướng nghe nhạc cá nhân với Walkman ra đời 1979 cũng góp phần vào sự suy thoái của dàn âm thanh Hi-Fi Nhật Bản.

Tương tự, sự xuất hiện của TV LCD và Plasma đã thay đổi ngành công nghiệp TV. Mặc dù ban đầu Nhật Bản làm chủ công chơi nhờ ưu thế công nghệ vượt trội, nhưng việc sản xuất màn hình LCD không đòi hỏi nhiều bí quyết như màn hình CRT. Việc số hóa truyền hình cũng làm giảm sự khác biệt giữa các sản phẩm. Ngành công nghiệp TV chuyển từ mô hình tích hợp theo chiều dọc sang mô hình phân công lao động theo chiều ngang. Các công ty Nhật Bản không thể cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc và Trung Quốc về quy mô đầu tư.

23495-53d731fd0f3b73bec3107fab50461242.jpg

Sau đó, bằng giá rẻ và số lượng ồ ạt, những đối thủ nước ngoài đánh bật hàng loạt thương hiệu Nhật Bản ra khỏi thị trường TV. Bây giờ, ngay cả Hàn Quốc cũng đang bị TV giá rẻ của Trung Quốc gây sức ép. LG đã chấp nhận từ bỏ theo đuổi quy mô doanh số vì không thể theo kịp, chuyển sang tập trung vào phân khúc cao cấp có tỷ suất lợi nhuận cao và nền tảng phần mềm để bổ sung nguồn thu.

Bài học tương lai

Sharp, từng nổi tiếng với "mô hình Kameyama", đã mất dần lợi thế cạnh tranh trước Samsung và phải nhờ đến hỗ trợ của Foxconn. Hitachi và Mitsubishi đã rút khỏi thị trường TV, Toshiba bán mảng kinh doanh TV cho Hisense. Hiện chỉ còn Sony, Panasonic và Sharp tiếp tục sản xuất TV, nhưng thị phần toàn cầu của họ rất nhỏ. Sony từng lỗ 8 năm liền ở mảng TV trước khi tái cơ cấu. Panasonic vẫn đang chật vật với khoản lỗ từ ngành này.

Trong bối cảnh giới trẻ ngày càng ít xem TV, các nhà sản xuất Nhật Bản cần tạo ra giá trị gia tăng mới cho sản phẩm của mình. Nếu không, họ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ "tuyệt chủng" như các nhà sản xuất TV Mỹ.

Theo VN review
 
Bên trên