Trung Quốc siết chặt tài nguyên đang được cả thế giới thèm muốn, ngành công nghệ toàn cầu gặp khó?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trung Quốc vừa ban hành loạt quy định mới nhằm siết chặt quản lý đất hiếm, nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung nội địa và củng cố vị thế thống trị toàn cầu trong lĩnh vực này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng leo thang.

Theo quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/10, toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm, từ khai thác, luyện kim, chế biến, phân phối đến xuất khẩu, đều sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ Trung Quốc khẳng định đất hiếm là tài nguyên quốc gia, thuộc sở hữu nhà nước và sẽ được giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh tài nguyên và an ninh công nghiệp.

1719903460398-png.9074

Nikkei Asia nhận định, động thái này cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip tiên tiến.

Là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm gần 90% sản lượng toàn cầu, Trung Quốc hoàn toàn có thể "dùng" đất hiếm như một "con bài chiến lược" trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và phương Tây

Tầm quan trọng của đất hiếm đã được Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khi công bố mục tiêu nội địa hóa hoàn toàn việc sản xuất loại vật liệu này vào năm 2030. Dự báo, nhu cầu đất hiếm của EU sẽ tăng gấp 6 lần trong thập kỷ này và gấp 7 lần vào năm 2050.

Quy định mới của Trung Quốc gây lo ngại về khả năng nguồn cung đất hiếm sẽ bị hạn chế, từ đó làm gia tăng căng thẳng với phương Tây. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc sử dụng vũ khí hóa nền kinh tế để gây ảnh hưởng, tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc này.

Việc siết chặt quản lý đất hiếm diễn ra trong bối cảnh EU vừa công bố kế hoạch tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc. Mặc dù hai bên đang tiến hành đàm phán nhưng động thái này của Trung Quốc cho thấy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo VN review
 
Bên trên