Trung Quốc cạnh tranh quá gắt, Panasonic ngừng sản xuất tấm quang năng và tế bào quang điện

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Theo Nikkei, Panasonic sẽ rút khỏi mảng sản xuất tấm quang năng và tế bào quang điện. Động thái của hãng xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ Trung Quốc, những công ty có thể sản xuất mặt hàng này với chi phí thấp hơn nhưng lại có chất lượng tương đồng Panasonic.

Cụ thể, Panasonic sẽ ngừng sản xuất tấm quang năng và tế bào quang điện tại các nhà máy ở Malaysia và tỉnh Shimane của Nhật Bản sớm nhất là vào tháng 3/2022. Đây là sự kiện tiếp theo đánh dấu sự rút lui của một ông lớn như Panasonic khỏi lĩnh vực kinh doanh sản xuất năng lượng mặt trời. Trước đó, công ty có trụ sở tại Osaka đã hủy bỏ hợp tác sản xuất pin mặt trời với Tesla vào năm ngoái.

Nguồn tin từ Nikkei cho biết khi không còn tự tạo ra nguồn cung, Panasonic sẽ mua các tấm quang năng từ các nhà sản xuất khác để tiếp tục hoạt động trong ngành điện thông qua các hoạt động kinh doanh như lắp đặt hệ thống phát điện cho dân dụng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, lượng điện mặt trời tạo ra trong năm nay dự kiến đạt 117 triệu kilowatt, tăng 10% so với năm trước. Nhu cầu sử dụng sử dụng các tấm pin mặt trời tăng trưởng mạnh mẽ là do các nhà sản xuất Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này và còn giảm giá của chúng thấp hơn khoảng một phần ba so với giá năm 2012.

2166732.jpg


Chính lợi thế về giá đã giúp các đối thủ Trung Quốc nắm giữ được phần lớn thị phần và buộc các nhà sản xuất Nhật Bản phải ngừng sản xuất. Trong đó, hoạt động kinh doanh tấm quang năng và tế bào quang điện của Panasonic bị ảnh hưởng nặng nề khi báo cáo doanh thu luôn "chìm trong màu đỏ".

Hiện tại, hầu hết doanh số bán hàng của Panasonic phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng trong nước. Tuy nhiên, lượng đặt mua tấm pin mặt trời tại Nhật Bản được dự báo sẽ không tăng trong thời gian tới do chương trình khuyến khích sản xuất điện mặt trời ở các hộ gia đình bị tạm hoãn từ tháng 11/2019 và đến nay chưa được khởi động lại.

Hoạt động kinh doanh pin mặt trời của Panasonic chủ yếu do Sanyo Electric đảm nhiệm, công ty này được Panasonic mua lại từ năm 2011. Hãng sản xuất pin mặt trời với công nghệ HIT, tạo ra được những tấm pin được coi là có hiệu suất cao nhất trên thế giới thời điểm đó trong việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện. Năm 2009, Panasonic đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất pin mặt trời đứng đầu thế giới nhưng hiện tại công ty này đã nằm ngoài top 5 do bị canh tranh khốc liệt về giá bởi các công ty Trung Quốc.

Tuy nhiên, Panasonic có kế hoạch tiếp tục kinh doanh năng lượng tái tạo, tập trung vào các phân khúc như hệ thống quản lý điện năng cho các thành phố thông minh.

Sau khi ngừng sản xuất tấm pin mặt trời, nhà máy Shimane sẽ tập trung sản xuất các máy điều hòa năng lượng. Sản phẩm này có tác dụng chuyển đổi điện năng một chiều lấy từ các tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều. Trong khi đó, nhà máy của Panasonic ở Osaka, nơi sản xuất tấm quang năng trong xe hơi, dự kiến sẽ di dời nhân viên.

Với sự rút lui của Panasonic, Kyocera và Sharp sẽ là những công ty lớn duy nhất ở Nhật Bản sản xuất bảng điều khiển và tấm pin năng lượng mặt trời. Thị phần toàn cầu hiện đang bị thống trị bởi các nhà sản xuất Trung Quốc như JinkoSolar, và các nhà sản xuất Nhật Bản từng dẫn đầu thị trường đang mất dần vị thế.

Theo Vn review​
 

baby05

Active Member
Lợi ít truớc mắt, thiệt hại về sau. Bài viết rất hay
 
Bên trên