HDVNService
Thương Gia
Thời gian qua, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng xuất hiện nhiều trên điện thoại thông minh, đặc biệt trong năm 2024 có hàng loạt nhà sản xuất đua nhau mang công nghệ này lên thiết bị của mình. Nhưng đến nay hầu hết người dùng vẫn nghĩ AI trên smartphone chỉ là các trợ lý ảo theo mô-típ nhận lệnh và thực hiện yêu cầu.
Phải đến cuối 2024, một “luồng gió mới” đã thay đổi quan điểm này, bắt đầu với khái niệm True AI Companion (tạm dịch: Người cộng sự AI đích thực - TAC). Thay vì thực thi mệnh lệnh, TAC mang đến khả năng tương tác như một người cộng sự thực tế, có thể đối thoại với chủ nhân, từ đó thay họ giải quyết nhiều tác vụ một cách chủ động hơn thông qua giao tiếp hàng ngày. Giờ đây, với sự xuất hiện của Galaxy S25 Series, TAC đã trở thành hiện thực và sẵn sàng tiếp cận hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
AI ngày càng toàn diện hơn trên điện thoại ở mọi khía cạnh.
Tư duy “hiểu” thay vì chỉ “nghe”
True AI Companion được xây dựng trên nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp mô hình nhận dạng câu lệnh, tự phân tích ngữ cảnh, ý đồ để người dùng có thể trao đổi nhiều chủ đề hoặc đưa ra các yêu cầu xen kẽ ngay trong một cuộc trò chuyện. Nhờ cách mô phỏng tư duy con người, TAC không bị ngắt quãng khi nội dung “nhảy” chủ đề quay lại.
“Người đồng hành AI” xử lý mọi yêu cầu đơn giản và chủ động hơn nhiều so với các mô hình AI trên smartphone hiện có.
“Cộng sự” này tự nhóm yêu cầu vào danh sách tác vụ phù hợp rồi giải quyết trơn tru, tiết kiệm nhiều thao thác trên máy cho chủ nhân như việc phải mở từng ứng dụng, bởi AI tự xử lý và phản hồi thống nhất.
Nhưng điều đó chưa đủ để cho thấy khả năng “hiểu” của True AI Companion. Điểm khiến TAC trở nên khác biệt chính là khả năng giữ mạch đối thoại, ghép nối liền lạc từng yêu cầu riêng lẻ. Ví dụ khi được yêu cầu tìm một nhà hàng ở khu vực được chỉ định, sau đó trao đổi và câu lệnh tiếp theo là yêu cầu lên lịch, đặt chỗ, AI tự động hiểu và xâu chuỗi lại thành một lệnh cụ thể là “đặt bàn tại nhà hàng ở khu vực vừa nêu trên, vào khung giờ cụ thể”, mà không cần người dùng phải lặp lại thành một câu lệnh đầy đủ, chi tiết. Việc lưu giữ ngữ cảnh trong bộ nhớ tạm giúp việc ứng xử trở nên liên tục trong suốt dòng hội thoại. Kể cả khi câu hỏi được chuyển qua vấn đề khác như chỗ đỗ xe, thời gian phục vụ… thì AI vẫn hiểu mọi thứ đang xoay quanh câu truyện vừa trao đổi trước đó.
True AI Companion mô phỏng khả năng “tư duy trôi chảy,” giúp người dùng không mất thời gian gọi từng app riêng lẻ trên máy. Mỗi bước AI đề xuất, người dùng có thể xác nhận hoặc chỉnh sửa. Nếu nảy sinh câu hỏi “mang theo vật dụng gì khi đi công tác,” AI căn cứ thông tin vị trí và thời tiết để đề xuất danh sách đồ cần mang.
Học hỏi thói quen, tùy biến trải nghiệm cá nhân hóa
Một trong những tính năng quan trọng nhất của trí tuệ nhân tạo là học hỏi thói quen để tùy biến theo từng người dùng chắc chắn không thể thiếu với True AI Companion. Qua thời gian sử dụng, “người bạn đồng hành” này có thể học hành vi, hiểu lịch trình, sở thích, thậm chí cách sử dụng ngôn ngữ của người dùng để gợi ý hoặc chủ động đưa ra giải pháp chính xác hơn cho các tình huống trong quá trình sử dụng. Điều này đặc biệt hữu dụng khi TAC trở thành trí tuệ nhân tạo trung tâm để điều khiển nhà thông minh phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của gia đình.
Bảo mật sau lượng tử mang đến sự yên tâm đối với các dữ liệu mà AI “học” được trong quá trình phục vụ.
Toàn bộ dữ liệu thu giữ được sẽ đều lưu giữ cục bộ trên thiết bị (on-device), do vậy người dùng có thể yên tâm về quyền riêng tư. Theo Samsung, hệ thống Personal Data Engine sẽ quản lý dữ liệu người dùng trong vùng an toàn (Knox Vault hay nền tảng bảo mật tương tự), mã hóa sau lượng tử. Nhờ vậy, thông tin nhạy cảm khi AI “học” hành vi cá nhân cũng không rò rỉ ra bên ngoài. Người dùng có thể tùy chọn mức độ cho phép AI truy cập danh bạ, nhật ký cuộc gọi hay vị trí.
Bên cạnh đó, quá trình “xử lý AI cục bộ” giúp hạn chế việc gửi dữ liệu lên đám mây. Đây là hướng đi nhiều người dùng đánh giá cao, tránh việc phải cung cấp thông tin cho bên thứ ba, đồng thời cũng giúp tiết kiệm dữ liệu di động.
Galaxy S25 với khả năng xử lý AI vượt trội, mang đến “giao tiếp tự nhiên” giữa người dùng và thiết bị
Nói cách khác, TAC được định hướng là một “agentic AI”, tức “AI tác nhân”, biến thiết bị từ một cỗ máy thông minh phản ứng thụ động thành chủ thể đề xuất hành động ngay trong tay người dùng. Một số ví dụ có thể kể đến để dễ hình dung về khả năng của True AI Companion như tự động đề xuất dọn dẹp bộ nhớ máy nếu người dùng chụp ảnh liên tục; nhắc nhở chuẩn bị quà khi đến gần sinh nhật người trong danh bạ (trước đây người dùng phải chủ động ra lệnh lên lịch nhắc hoặc tự thực hiện); nếu lịch làm việc dày đặc sẽ gợi ý thời gian nghỉ ngơi, đưa ra bài tập thư giãn…
Hỏi gì cũng biết, luôn có đáp án cho mọi vấn đề từ tìm kiếm địa điểm, lên lịch đến gợi ý hoạt động.
Tóm lại, TAC sẽ thông minh và “tính người” hơn AI trên nhiều mẫu điện thoại hiện nay, tự đưa ra gợi ý có chủ đích để giảm bớt công đoạn thủ công cho chủ máy. Việc còn lại của người dùng chỉ là chấp nhận hay không với các đề xuất đó.
True AI Companion cũng thông minh hơn trong khả năng nhận lệnh bằng văn bản, giọng nói hoặc mở rộng thêm chức năng. Nếu sử dụng TAC trên điện thoại có hỗ trợ bút (như Galaxy S Ultra Series và bút Galaxy S Pen), hoặc camera, AI có thể nhận thông tin lệnh qua hình ảnh, nét vẽ: người dùng vẽ sơ đồ phòng khách, AI nhận dạng và gợi ý cách bố trí nội thất; chụp lại tờ rơi, danh thiếp và AI tự nắm nội dung, lên lịch hay thêm thông tin vào danh bạ…
Tương lai trợ lý ảo hoàn thiện
Hiện nay, True AI Companion được xem như khởi đầu của xu hướng AI mô phỏng giao tiếp con người để giải quyết đa tác vụ, thay vì tách rời thành nhiều ứng dụng lẻ. Mô hình này tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng. Trong tương lai, khi AI càng thuần thục ngôn ngữ, khả năng tự suy luận hay xử lý thông tin, việc sử dụng smartphone có thể diễn ra qua đối thoại là chủ yếu.
Tìm kiếm thông minh bằng đàm thoại, giảm thao tác tiếp xúc sẽ là xu hướng của AI trên di động.
Người dùng sẽ ít phụ thuộc thao tác chạm và gõ, thay vào đó chỉ ra lệnh nói trực tiếp, True AI Companion biến yêu cầu này thành các bước cụ thể trong nháy mắt, giảm khâu tìm kiếm, mở ứng dụng… Khi AI phát hiện trục trặc hoặc xung đột (ví dụ trùng lịch hẹn), nó lại đối thoại để để xuất một hoặc vài giải pháp mới thay thế. Viễn cảnh đầy thực tế này cũng mở ra tiềm năng người dùng không còn phải tìm và cài đặt ứng dụng cho từng tác vụ riêng lẻ trên điện thoại mà hoàn toàn có thể “đẩy” công việc này cho AI.
Phải đến cuối 2024, một “luồng gió mới” đã thay đổi quan điểm này, bắt đầu với khái niệm True AI Companion (tạm dịch: Người cộng sự AI đích thực - TAC). Thay vì thực thi mệnh lệnh, TAC mang đến khả năng tương tác như một người cộng sự thực tế, có thể đối thoại với chủ nhân, từ đó thay họ giải quyết nhiều tác vụ một cách chủ động hơn thông qua giao tiếp hàng ngày. Giờ đây, với sự xuất hiện của Galaxy S25 Series, TAC đã trở thành hiện thực và sẵn sàng tiếp cận hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
AI ngày càng toàn diện hơn trên điện thoại ở mọi khía cạnh.
Tư duy “hiểu” thay vì chỉ “nghe”
True AI Companion được xây dựng trên nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp mô hình nhận dạng câu lệnh, tự phân tích ngữ cảnh, ý đồ để người dùng có thể trao đổi nhiều chủ đề hoặc đưa ra các yêu cầu xen kẽ ngay trong một cuộc trò chuyện. Nhờ cách mô phỏng tư duy con người, TAC không bị ngắt quãng khi nội dung “nhảy” chủ đề quay lại.
“Người đồng hành AI” xử lý mọi yêu cầu đơn giản và chủ động hơn nhiều so với các mô hình AI trên smartphone hiện có.
“Cộng sự” này tự nhóm yêu cầu vào danh sách tác vụ phù hợp rồi giải quyết trơn tru, tiết kiệm nhiều thao thác trên máy cho chủ nhân như việc phải mở từng ứng dụng, bởi AI tự xử lý và phản hồi thống nhất.
Nhưng điều đó chưa đủ để cho thấy khả năng “hiểu” của True AI Companion. Điểm khiến TAC trở nên khác biệt chính là khả năng giữ mạch đối thoại, ghép nối liền lạc từng yêu cầu riêng lẻ. Ví dụ khi được yêu cầu tìm một nhà hàng ở khu vực được chỉ định, sau đó trao đổi và câu lệnh tiếp theo là yêu cầu lên lịch, đặt chỗ, AI tự động hiểu và xâu chuỗi lại thành một lệnh cụ thể là “đặt bàn tại nhà hàng ở khu vực vừa nêu trên, vào khung giờ cụ thể”, mà không cần người dùng phải lặp lại thành một câu lệnh đầy đủ, chi tiết. Việc lưu giữ ngữ cảnh trong bộ nhớ tạm giúp việc ứng xử trở nên liên tục trong suốt dòng hội thoại. Kể cả khi câu hỏi được chuyển qua vấn đề khác như chỗ đỗ xe, thời gian phục vụ… thì AI vẫn hiểu mọi thứ đang xoay quanh câu truyện vừa trao đổi trước đó.
True AI Companion mô phỏng khả năng “tư duy trôi chảy,” giúp người dùng không mất thời gian gọi từng app riêng lẻ trên máy. Mỗi bước AI đề xuất, người dùng có thể xác nhận hoặc chỉnh sửa. Nếu nảy sinh câu hỏi “mang theo vật dụng gì khi đi công tác,” AI căn cứ thông tin vị trí và thời tiết để đề xuất danh sách đồ cần mang.
Học hỏi thói quen, tùy biến trải nghiệm cá nhân hóa
Một trong những tính năng quan trọng nhất của trí tuệ nhân tạo là học hỏi thói quen để tùy biến theo từng người dùng chắc chắn không thể thiếu với True AI Companion. Qua thời gian sử dụng, “người bạn đồng hành” này có thể học hành vi, hiểu lịch trình, sở thích, thậm chí cách sử dụng ngôn ngữ của người dùng để gợi ý hoặc chủ động đưa ra giải pháp chính xác hơn cho các tình huống trong quá trình sử dụng. Điều này đặc biệt hữu dụng khi TAC trở thành trí tuệ nhân tạo trung tâm để điều khiển nhà thông minh phù hợp với giờ giấc sinh hoạt của gia đình.
Bảo mật sau lượng tử mang đến sự yên tâm đối với các dữ liệu mà AI “học” được trong quá trình phục vụ.
Toàn bộ dữ liệu thu giữ được sẽ đều lưu giữ cục bộ trên thiết bị (on-device), do vậy người dùng có thể yên tâm về quyền riêng tư. Theo Samsung, hệ thống Personal Data Engine sẽ quản lý dữ liệu người dùng trong vùng an toàn (Knox Vault hay nền tảng bảo mật tương tự), mã hóa sau lượng tử. Nhờ vậy, thông tin nhạy cảm khi AI “học” hành vi cá nhân cũng không rò rỉ ra bên ngoài. Người dùng có thể tùy chọn mức độ cho phép AI truy cập danh bạ, nhật ký cuộc gọi hay vị trí.
Bên cạnh đó, quá trình “xử lý AI cục bộ” giúp hạn chế việc gửi dữ liệu lên đám mây. Đây là hướng đi nhiều người dùng đánh giá cao, tránh việc phải cung cấp thông tin cho bên thứ ba, đồng thời cũng giúp tiết kiệm dữ liệu di động.
Galaxy S25 với khả năng xử lý AI vượt trội, mang đến “giao tiếp tự nhiên” giữa người dùng và thiết bị
Nói cách khác, TAC được định hướng là một “agentic AI”, tức “AI tác nhân”, biến thiết bị từ một cỗ máy thông minh phản ứng thụ động thành chủ thể đề xuất hành động ngay trong tay người dùng. Một số ví dụ có thể kể đến để dễ hình dung về khả năng của True AI Companion như tự động đề xuất dọn dẹp bộ nhớ máy nếu người dùng chụp ảnh liên tục; nhắc nhở chuẩn bị quà khi đến gần sinh nhật người trong danh bạ (trước đây người dùng phải chủ động ra lệnh lên lịch nhắc hoặc tự thực hiện); nếu lịch làm việc dày đặc sẽ gợi ý thời gian nghỉ ngơi, đưa ra bài tập thư giãn…
Hỏi gì cũng biết, luôn có đáp án cho mọi vấn đề từ tìm kiếm địa điểm, lên lịch đến gợi ý hoạt động.
Tóm lại, TAC sẽ thông minh và “tính người” hơn AI trên nhiều mẫu điện thoại hiện nay, tự đưa ra gợi ý có chủ đích để giảm bớt công đoạn thủ công cho chủ máy. Việc còn lại của người dùng chỉ là chấp nhận hay không với các đề xuất đó.
True AI Companion cũng thông minh hơn trong khả năng nhận lệnh bằng văn bản, giọng nói hoặc mở rộng thêm chức năng. Nếu sử dụng TAC trên điện thoại có hỗ trợ bút (như Galaxy S Ultra Series và bút Galaxy S Pen), hoặc camera, AI có thể nhận thông tin lệnh qua hình ảnh, nét vẽ: người dùng vẽ sơ đồ phòng khách, AI nhận dạng và gợi ý cách bố trí nội thất; chụp lại tờ rơi, danh thiếp và AI tự nắm nội dung, lên lịch hay thêm thông tin vào danh bạ…
Tương lai trợ lý ảo hoàn thiện
Hiện nay, True AI Companion được xem như khởi đầu của xu hướng AI mô phỏng giao tiếp con người để giải quyết đa tác vụ, thay vì tách rời thành nhiều ứng dụng lẻ. Mô hình này tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng. Trong tương lai, khi AI càng thuần thục ngôn ngữ, khả năng tự suy luận hay xử lý thông tin, việc sử dụng smartphone có thể diễn ra qua đối thoại là chủ yếu.
Tìm kiếm thông minh bằng đàm thoại, giảm thao tác tiếp xúc sẽ là xu hướng của AI trên di động.
Người dùng sẽ ít phụ thuộc thao tác chạm và gõ, thay vào đó chỉ ra lệnh nói trực tiếp, True AI Companion biến yêu cầu này thành các bước cụ thể trong nháy mắt, giảm khâu tìm kiếm, mở ứng dụng… Khi AI phát hiện trục trặc hoặc xung đột (ví dụ trùng lịch hẹn), nó lại đối thoại để để xuất một hoặc vài giải pháp mới thay thế. Viễn cảnh đầy thực tế này cũng mở ra tiềm năng người dùng không còn phải tìm và cài đặt ứng dụng cho từng tác vụ riêng lẻ trên điện thoại mà hoàn toàn có thể “đẩy” công việc này cho AI.