Re: Ðề: Tổng quan về các dòng TV Sony Bravia 2015 vừa ra mắt tại Việt Nam
Vâng. Rất cảm ơn giải thích chi tiết của bác dựa trên lý thuyết kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, như ví dụ tôi nêu ở trên, chúng ta đều thấy chuyện nghiên cứu để giảm chi phí nguyên vật liệu đâu có. Làm tivi LCD nó đâu có giống như làm cái bánh mỳ (phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu).
Định phí mà bác nêu ở trên, theo tôi trong lĩnh vực tivi LCD này, cái định phí lớn nhất chính là chi phí cho R&D. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của các mặt hàng công nghệ. Đừng nhìn các mặt hàng công nghệ giống như mặt hàng bánh mỳ mà quá nhấn mạnh biến phí.
Bỏ 1 đống tiền ra để nghiên cứu ra công nghệ mới (hoặc bỏ tiền ra để mua phát minh của người ta) thì lúc bán hàng mới ra các hãng đều phải tìm cách thu hồi vốn R&D đó, càng nhanh càng tốt. Do đó họ sẽ tính toán hét giá cao ở giai đoạn đầu, là để trước mắt thu hồi được càng nhiều càng tốt. Nếu thị trường thờ ơ thì sao? họ phải giảm giá, phần vốn R&D thu trên đầu mỗi sản phẩm sẽ thấp đi, nhưng bù lại số lượng bán tăng lên sẽ kéo lại. Đấy, đấy mới là thực chất của câu chuyện, chứ không phải giá giảm do nghiên cứu cải tiến làm giá linh kiện rẻ đi đâu.
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, Sony là một ví dụ, các bác thờ ơ thì chưa chắc nó đã giảm giá đâu. Nó có tiếng là bảo thủ, thà chết chứ không chịu hy sinh, không hạ giá để làm rẻ thương hiệu. Bằng chứng sống động là laptop Vaio đã phải bán cũng vì lý do tương tự.
Sam, LG thì có cách tiếp cận thị trường mềm dẻo, khéo léo hơn. Họ làm theo nguyên tắc chung ở trên. Vì vậy lúc mới ra thì giá ngất ngưởng, sau 1 thời gian ngắn bị chê, bị thờ ơ thì giảm sốc để tăng tiêu thụ.
Năm nay LG là hãng tỏ ra mềm dẻo nhất, những mẫu 4K mới ra của họ giá rất hợp lý ngay từ đầu, chứ không hét cao. Có lẽ họ đã thay đổi sang chiến thuật mới, duy trì mức giá ổn định hợp lý ngay từ đầu để khuyến khích tiêu thụ. Nếu thành công, họ sẽ nhanh hoàn vốn R&D cho 4K trong 1-2 năm (VD thế, nhanh hơn các đối thủ). Các năm sau nữa là tự sinh lời rồi, lúc đó họ có thể cắt bỏ phần chi phí R&D trên đầu mỗi sản phẩm, có thể hạ thấp giá hơn nữa.
2 bác daicahoang và trung1984 nói chả ai sai cả. Về tài chính kế toán, giá thành gồm biến phí và định phí.
Cái bác daicahoang nói đến là phần chính của biến phí (chi phí nguyên vật liệu), nếu có thể nghiên cứu sử dụng nhiều nguyên liệu giá rẻ thì biến phí trên 1 sản phẩm sẽ giảm và tổng biến phí giảm.
Cái bác trung1984 nói đến là định phí. Do tổng định phí là không đổi nên về nguyên tắc sản xuất càng nhiều sản phẩm thì định phí trên 1 sản phẩm càng thấp.
Do giá thành 1 sản phẩm gồm biến phí trên 1 sản phẩm và định phí trên 1 sản phẩm. Vì vậy, giảm biến phí hoặc định phí trên 1 sản phẩm như 2 bác đều làm giảm giá thành trên 1 sản phẩm. Mà dùng được cả 2 cách của 2 bác thì càng tuyệt.
Nhưng mà nó hơi lạc đề với chủ đề một tí, bàn luận chuyện kinh doanh của hãng làm gì cho phức tạp.
Vâng. Rất cảm ơn giải thích chi tiết của bác dựa trên lý thuyết kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, như ví dụ tôi nêu ở trên, chúng ta đều thấy chuyện nghiên cứu để giảm chi phí nguyên vật liệu đâu có. Làm tivi LCD nó đâu có giống như làm cái bánh mỳ (phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu).
Định phí mà bác nêu ở trên, theo tôi trong lĩnh vực tivi LCD này, cái định phí lớn nhất chính là chi phí cho R&D. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của các mặt hàng công nghệ. Đừng nhìn các mặt hàng công nghệ giống như mặt hàng bánh mỳ mà quá nhấn mạnh biến phí.
Bỏ 1 đống tiền ra để nghiên cứu ra công nghệ mới (hoặc bỏ tiền ra để mua phát minh của người ta) thì lúc bán hàng mới ra các hãng đều phải tìm cách thu hồi vốn R&D đó, càng nhanh càng tốt. Do đó họ sẽ tính toán hét giá cao ở giai đoạn đầu, là để trước mắt thu hồi được càng nhiều càng tốt. Nếu thị trường thờ ơ thì sao? họ phải giảm giá, phần vốn R&D thu trên đầu mỗi sản phẩm sẽ thấp đi, nhưng bù lại số lượng bán tăng lên sẽ kéo lại. Đấy, đấy mới là thực chất của câu chuyện, chứ không phải giá giảm do nghiên cứu cải tiến làm giá linh kiện rẻ đi đâu.
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, Sony là một ví dụ, các bác thờ ơ thì chưa chắc nó đã giảm giá đâu. Nó có tiếng là bảo thủ, thà chết chứ không chịu hy sinh, không hạ giá để làm rẻ thương hiệu. Bằng chứng sống động là laptop Vaio đã phải bán cũng vì lý do tương tự.
Sam, LG thì có cách tiếp cận thị trường mềm dẻo, khéo léo hơn. Họ làm theo nguyên tắc chung ở trên. Vì vậy lúc mới ra thì giá ngất ngưởng, sau 1 thời gian ngắn bị chê, bị thờ ơ thì giảm sốc để tăng tiêu thụ.
Năm nay LG là hãng tỏ ra mềm dẻo nhất, những mẫu 4K mới ra của họ giá rất hợp lý ngay từ đầu, chứ không hét cao. Có lẽ họ đã thay đổi sang chiến thuật mới, duy trì mức giá ổn định hợp lý ngay từ đầu để khuyến khích tiêu thụ. Nếu thành công, họ sẽ nhanh hoàn vốn R&D cho 4K trong 1-2 năm (VD thế, nhanh hơn các đối thủ). Các năm sau nữa là tự sinh lời rồi, lúc đó họ có thể cắt bỏ phần chi phí R&D trên đầu mỗi sản phẩm, có thể hạ thấp giá hơn nữa.