Ðề: Seagate từ chối bảo hành
HDD bán ở tiệm chạp phô nhưng là của chính hảng sản xuất, không phải đồ nhái, cũng là hàng chính hảng. Không phải hàng của nhà phân phối độc quyền mới được bảo hành. Nhà phân phối độc quyền cũng chỉ là một kênh phân phối. Thời đại buôn bán toàn cầu qua internet không có khái niệm hàng chính hảng theo nghĩa do công ty phân phối độc quyền bán ra, từ ngữ này do con buôn VN đặt ra thôi!
Khái niệm hàng chính hảng là khái niệm bá láp. Ngày xưa điện thoại Nokia được phân phối bởi Đông Nam mới được coi là chính hảng, thực chất ra sao?Em vẫn chưa hiểu chuyện :|
Em ko hiểu tại sao ko thể BH toàn cầu (tức bao gồm VN, tàu)? Tức là Seagate không thể nhận dạng được cái ổ cứng này có phải của mình làm ra ko, có còn hạn bảo hành ko... Tóm lại ko có 1 cái gì in chết vào trong thiết bị để identify nó?
Nếu thực sự là như vậy thì mới sợ ổ ve chai đem vào đòi bảo hành, chứ ổ đã là của Seagate làm ra, can cớ gì Seagate ko BH cho tôi? Đã "toàn cầu" là ở VN cũng có, tàu cũng có, sao phải có "đường dây ma giáo" nào "mang ổ từ TQ sang VN" để bảo hành.
Qui kết toàn bộ hàng xách tay là trốn thuế, chui lủi cũng là vơ đũa cả nắm. VD em đi du học, máy ảnh em Canon mua ở nước ngoài cũng là một tài sản khá lớn nhưng giấy tờ mua bán đầy đủ, có register sản phẩm trên hệ thống đàng hoàng. Vậy giờ mang về VN cái là bị xếp rọ với "hàng chui lủi, trốn thuế"? và nếu muốn bảo hành thì sang Nhật mà bảo hành?
Em hỏi thế vì ở bên kia em mua ổ được show hàng rất tử tế (nếu muốn - còn phần lớn người mua tin tưởng nên ôm box nguyên seal về là ok). Nếu muốn bên bán sẽ show thứ nhất là seal nguyên, rồi khớp mã trên box và mã trên sản phẩm, sau đó lên trang web của hãng sx, activate, sản phẩm được activate trên hệ thống, có đủ cả purchase date, activate date, guaranty until..... Những cái đó ở VN cũng làm được, có điều nó ko làm. Nếu người mua mua nhầm hàng dổm thì ít ra nó phải cho thấy sản phẩm này là đồ chế, chứ ai có quyền bảo hàng xách tay là hàng trôi nổi, ko rõ nguồn gốc vậy. Phần lớn hàng xách tay rất tốt, nhưng chính sách này đã mặc nhiên gạt đống sp đó ra khỏi diện BH! Muốn khách hàng tin tưởng thì phải có biện pháp mà thông báo cho khách hàng cách check và kiểm tra activation code của sản phẩm chứ ko phải phủi tay như vậy.
Em thật là chỉ có người tiêu dùng của mình bị vậy chứ công ty chả có cái lí gì ở đây cả. Tại sao lại cam chịu như vậy? Vậy có chăng nên ra nước ngoài sống cho đảm bảo?
Xin thưa với các bác, làm ăn ở thị trường VN cực sướng vì có gì đấm cho quan chức tí $, tiền mất tật mang dân chịu, nó ko chịu, người tiêu dùng chả làm gì được, ngon thì bỏ thời gian đi kiện nhau với nó. Vụ Toyota sản xuất xe bị lỗi chip, dính chân ga nó bị thiệt hại nặng nề, phải đi thu hồi trên thị trường Mĩ, xin lỗi khách hàng rồi đền bù ko biết bao nhiêu mà kể. Thu hồi nhé, tức là phải về địa phương lập ra các đại lý tạm thời, đến gặp khách hàng xin thu xe về sửa chữa trong thời gian bao nhiêu lâu đó, trong những ngày đó đền bù cho việc ko có phương tiện đi lại là bao nhiêu, chứ ko phải chờ dân đến đòi "bảo hành". Đơn giản là Toyota ko làm thì chính quyền sẽ phạt, và nếu có thằng nào đi xe tai nạn do lỗi đó của nhà sản xuất thì nó kiện thối phổi. Trong khi ở VN nó ra thông cáo sao, "Dòng xe ở VN ko thuộc diện thu hồi sửa chữa." Nó cứ nói ngang phè vậy đó, làm gì nhau?
Ở mình chính quyền không đứng về phía người tiêu dùng!
HDD bán ở tiệm chạp phô nhưng là của chính hảng sản xuất, không phải đồ nhái, cũng là hàng chính hảng. Không phải hàng của nhà phân phối độc quyền mới được bảo hành. Nhà phân phối độc quyền cũng chỉ là một kênh phân phối. Thời đại buôn bán toàn cầu qua internet không có khái niệm hàng chính hảng theo nghĩa do công ty phân phối độc quyền bán ra, từ ngữ này do con buôn VN đặt ra thôi!