Kinh nghiệm hay khi mua HDD!
Ổ đĩa cứng là thành phần không thể thiếu khi chơi HD, dù bạn có bộ HT ngon đến đâu nhưng thiếu HDD thì cũng gần như... vô dụng!
Vì vậy anh em ta đành phải bớt nhậu nhẹt, trà đá, bia hơi..., giấu diếm luôn cả mụ xã ở nhà
để bắt bồ vài em HDD cho đủ bộ. Nhưng vấn đề là mất bao công sức như vậy nhưng vào một ngày xấu trời nào đó sau khi sử dụng chưa được bao lâu bạn bỗng phát hiện ra mấy em HDD này toàn hàng 2nd, đã nhiễm HIV giai đoạn cuối chỉ còn nước bỏ của là vài trăm bộ phim, nhạc tích góp lâu nay để chạy lấy người thì thật là tai họa.
Vậy làm thế nào để biết trước là các em có dương tính với
bad, recertificate, repaired... hay không?! Sau một hồi mày mò trên mạng em đọc được bài viết sau up trên vn-zoom thấy rất hay và bổ xung được nhiều kiến thức để xét nghiệm trước các em HDD. Em xin phép bác tác giả up lên đây để anh em cùng nghiên cứu làm sao cho cơm lành mà phở cũng ngọt, bồ bịch an toàn nhé.
Bài viết do Recovery DATVIET .Nick "dichvuhdd" thực hiện. Nguồn: vn-zoom.com.
Ngày nay, máy vi tính có mặt tại khắp nơi,nhà riêng,văn phòng, cty,trường học… Tuy nhiên, đôi khi chúng khiến chúng ta thật đau đầu: máy hỏng, máy không chạy, máy bị mất toàn bộ dữ liệu…có lẽ việc mất dữ liệu sẽ là việc gây khó chịu cho nhiều người nhất và đôi khi những dữ liệu mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.
- Đĩa cứng gồm có hai phần: phần cơ và phần bảng mạch điều khiển. Phần cơ thường gồm có khung thép chứa đựng các đĩa để lưu trữ thông tin, motor quay đĩa, hệ thống đầu đọc, hệ thống dịch chuyển và điều khiển dịch chuyển đầu đọc, các lỗ dùng để can thiệp đến đầu đọc, cơ đầu đọc và thông với bên ngoài, bộ phận lọc bụi…Phần mạch điều khiển thường gồm các linh kiện chủ yếu như chip chính, ROM, RAM, chip nguồn, IC công suất nguồn, cổng giao tiếp data.
- Thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm ổ cứng như : Samsung, Seagate, Maxtor, IBM, Hitachi… với tiêu chuẩn chất lượng khác nhau...dẫn đến sự khó chọn lựa cho người dùng khi đi mua.Ổ cứng thì hay hư,nhưng với 1 ổ cứng chất lượng đúng hãng...thì xác xuất"chết" thì ít hơn; cũng "hên xui" HDD thì khó đoán trước được. Với bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin khi chọn mua ổ cứng cho mình, nhất là khi mua trúng phải ổ cứng kém chất lượng, hàng “tút” lại , hdd của bạn bị “luộc” khi mang nguyên laptop PC đi sửa…
- Không phải ai cũng có đủ tiền để mua một ổ cứng chính hãng mới cho mình mà chỉ có 1 số tiền nhỏ đủ mua một ổ cứng củ... Sau đây là những cách tráo hdd khi bạn mang máy đi sửa và một số ổ cứng không nên mua…hy vọng sẽ giúp ích được 1 số người.
1. Hoàn toàn không có hdd giả ,chỉ có hdd “tút lại”, hdd kém chất lượng, hdd bị luộc… Nhưng nhìn chung vẫn là hdd Seagate, Maxtor, Samsung…!
2. Nhận dạng HDD “REPAIRED” : à ổ cứng chính hãng nhưng đã qua sữa chữa (những ổ cứng này là ổ cứng chúng ta mang đi bảo hành… sau đó sẽ được sữa chữa lại,được dán lại mạc có viền màu xanh và trả lại khách). Phân biệt bằng viền màu xanh,có in hẳn chữ “Repaired” lên trên mạc… Đương nhiên chất lượng hdd này thì các bạn tự biết .Hdd loại này thường là hàng trả bảo hành, không bán ra ngoài và được dán mạc mới in rõ “REPAIRED” và đây có thể là chủ trương của các hãng sản xuất?
3. Vì hdd “REPAIRED” nhiều người biết là hàng đã qua sữa chữa : vì 1 lý do nào đó hàng được tuồn ra ngoài,nhập vô VN bằng nhiều cách để ...bán. Vậy làm cách nào bán được những hdd như thế này ? “Cái khó ló cái khôn “ mấy bác nhà ta hay TQ gì đó mình không rõ, bèn “lột” hẳn cái mạc viền xanh “REPAIRED” ra…in mạc khác dán lên!
a.Mạc có khi được dán chồng lên mạc củ
b.Mạc có khi được dán lên sau khi lột bỏ lớp củ
- Mạc được in lại dán chồng lên nên khi nhìn thấy rõ có 1 cái gờ xung quanh mạc. Mạc mới được in là mạc giấy thường,được dán sơ sài, dùng tay "cạo cạo" đã bay chữ,dễ rách. Mạc này thấm nước
- Mạc zin bằng giấy bóng dẻo và dai được in rõ ràng bằng kỹ thuật cao, không thấm nước bền màu với thời gian, dễ dàng lau sạch dù đã sử dụng lâu…
. Mạc mới được dán chồng lên mạc hdd củ,có gờ nổi lên
- Hdd mạc "zin" và hdd sau khi đã bị lột mạc củ ra dán bằng mạc mới khác
- Nhìn kỹ thì viền xung quanh HDD “REPAIRED” sẽ được”tút” lại bằng sơn đen (do hàng này là hàng khách bảo hành, do họ xài khi bỏ vô Case nó sẽ có những vết sướt…)
- Khi lật nghiêng qua lại dưới ánh đèn ,các bạn sẽ thấy rất rõ dấu sơn lại.
- HDD bị rách,mất,hay có dấu hiệu lột ra gián lại, vô tình bị rách khi bỏ hdd vô case… tấm “giản nở không khí (mình không rõ gọi nó là gì,nhưng nhìn chung nó có chức năng như vậy)” khi hdd quay ở tốc độ cao => đừng mua
4. Chiêu luộc hdd bằng cách tráo mặt hdd : thấy HDD bị bung góc thì đừng mua nhé. Cách này đối với HDD PC và laptop đều được cả
- Với ổ cứng một số hay lầm tưởng khái niệm “HDD là môi trường chân không, sẽ chết cơ khi mở nắp…” của ổ đĩa cứng. Thật ra trong hdd chỉ là môi trường sạch,không bụi; nếu bạn khéo tay mở nắp hdd ra và đóng lại “đúng thao tác” thì chúng vẫn chạy...nhưng tuổi thọ sẽ giảm, bad… có thể vì chưa đủ đồ nghề và kinh nghiệm …
vd : A dung lượng 80G Ata Seagate tốt , B hdd seagate Ata dung lượng bất kỳ hư cơ
=> Tháo 6 con Ốc xung quanh HDD. Tiếp theo Lột 1 góc mạc Seagate ra..rồi dễ dàng tháo con ốc cuối cùng thứ 7. Sau đó đổi cả 2 nắp hdd tốt và hư cho. Quy trình “đánh lận con đen hoàn tất” .HDD hư thành chạy, chạy thành hư ...và trả cho khách ? đăng bán theo số Model và SN (nếu còn bảo hành…)? để thuốc 1 số “gà” hay săn mua đồ ve chai. Những người này khi mua hàng này họ sẽ nghĩ “còn bảo hành ,lo gi?” mà họ sẽ không tài nào biết được trò này sẽ bị chính nhà phân phối phát hiện ra ngay.
- Khi gỡ lớp trên,còn 1 lớp phía dưới
- Sau khi tháo nắp che hdd, để tráo qua hdd khác
- Tráo luôn tem Seri dán phía đầu hdd, nếu nhìn kỹ chút có thể thấy được vết keo của tem củ (điều này rất khó nhìn nếu bác"luộc" chịu khó kỹ tý!)
- Người ra tay ”luộc” được gì : từ 1 hdd hư vô giá trị + 1hdd chạy còn bảo hành
Họ sẽ phù phép thành : . 1hdd chạy tốt + 1hdd hư còn bảo hành
. Bán 1 hdd chạy tốt + bán 1hdd còn BH cho 1 gà nào đó
. được 1hdd chạy tốt và trả hdd đã bị đanh tráo cho khách
5. Dán mạc lại sau khi luột (nó vẫn bị vênh lênh 1 chút do lực kéo khi mở ra. Không thể trét keo vô dán lại được như ban đầu)
+ Như trên, hdd bị bong mạc 1 góc hay tất cả (khi nhìn kỹ dưới ánh đèn,các bạn sẽ thấy nhiều đường xước ngang khi lấy tay kéo mạc hdd ra,khi dán lại ít khi nào còn nguyên vẹn như ban đầu) => đừng mua
+ HDD bị gãy 1 góc, hay mẻ cạnh trên dưới... => đừng mua
+HDD zin phải đầy đủ thông số (Model, SN,PN...) in rõ ràng, láng mịn...
6. Cách đọc thông số của HDD samsung :
"S" trong model nghĩa là dãy Model "Spinpoint"
"V" có nghĩa 5400 vòng trên/1phút
"P" có nghĩa 7200 vòng trên/1phút
"H" là giao diện Ultra Ata 100
"N" là giao diện Ultra Ata 133
"C" là Ata nối tiếp
2chử số đầu tiên phản ánh dung lượng ổ cứng .Con số thứ 3 được chỉ tên số model .Con số cuối cùng là số Head
- Hdd không thể làm giả được
- Có thể in mạc khác dán lên, mục đích đáng lừa như tăng dụng lượng,đổi tem mới,đời mới...
- Hdd có thể thay đổi được số Model,Seiral... cao hơn (nếu có máy hỗ trợ và kinh nghiệm) VD: 80G cắt bad 40G rồi cho hdd nhận thành 40G => bán ra ngoài.Hay từ HDD chỉ 250G thay đổi Model thành 500G... và đi tìm"gà"
7. Lời khuyên :
+ Chỉ mua hdd nào khi mình biết chắc chắn tốt...
+ Đối với hdd củ thì hãy nhìn và kiểm tra thật kỹ...
+ Khi đưa PC ,laptop … của mình cho nới khác sửa các bộ phận khác mà không liên qua đến hdd, hãy giữ lại hdd...
+ Chỉ là kinh nghiệm cá nhân của riêng mình chia sẽ cùng các bạn
+ Nói chung có rất nhiều cách, nhưng đã cố tình làm thì...ai cũng "dính", kể cả mình ^^