HDVNService
Thương Gia
Thời Steve Jobs còn sống, sáng tạo, tinh tế trong thiết kế và thấu hiểu nhu cầu của người dùng luôn là kim chỉ nam của Apple. Đó cũng là lý do đưa tôi đến với chiếc iPhone đầu tiên của mình là iPhone 4. Nhưng kể từ khi Tim Cook lên thay thế vị trí CEO, Apple chỉ còn chú tâm làm sao để có lợi nhuận hơn. Đúng là Apple bây giờ rất giàu, giàu hơn thời Steve Jobs nhiều, nhưng sự thực dụng đó đang khiến những người dùng như tôi phát ngấy.
Ai cũng tiếc nhớ iPhone thời Steve Jobs
Ngay cả những người từng được xem là “công thần” của Apple cũng không chịu được cách Tim Cook đang làm với thương hiệu này. Sự ra đi của huyền thoại thiết kế Jonathan Ive vào năm 2019, người được chính Steve Jobs mô tả là “đối tác tinh thần”, là một minh chứng cho điều đó. Ive nói với truyền thông đã mệt mỏi và chán chường khi nhóm lãnh đạo có tư duy chỉ muốn cải tiến các lợi thế sẵn có để hái ra tiền ngày càng lấn lướt nhóm người muốn tạo ra sự khác biệt.
Thiếu đi kiến trúc sư trưởng trong khâu thiết kế sáng tạo, ai cũng dễ dàng nhận ra Apple đang rập khuôn các thiết kế sản phẩm đời trước, sao chép những cái có sẵn trên thị trường và chỉ tạo ra thay đổi rất nhỏ. Thử hỏi iPhone 12 tới 15, tức 4 đời máy, là 4 năm trôi qua đã khác nhau ra sao? Thậm chí iPhone 12 series cũng chẳng khác nhiều 11 series, chỉ thay đổi từ viền bo tròn sang viền vuông, mà thiết kế này là từ thời iPhone 4, 4s, 5, 5s.
Người mua iPhone giờ chỉ còn biết hỏi ... màu gì mới
Nhóm lãnh đạo theo phe “não trái” (những người chỉ muốn cải tiến để tối ưu lợi nhuận) hài lòng khi doanh số tăng trưởng, lợi nhuận đi lên, giá trị công ty liên tục lập đỉnh nhưng kiếm tiền là động lực duy nhất của họ. Thật đáng buồn khi tôi sử dụng các sản phẩm Apple từ 2012 – 2013 tới nay đang phải nhìn thấy một Apple “tinh tế và hoa mỹ” đang dần biến mất trên thị trường, chỉ còn lại sự nhàm chán.
Thứ thay đổi lớn nhất là các bài văn thuyết trình của giới lãnh đạo Apple tại các sự kiện ra mắt sản phẩm: ngày càng hoa mỹ hơn, cao siêu hơn dưới danh nghĩa “hướng đến người dùng” và môi trường. Nhưng thực chất là để bịp người dùng nghĩ rằng Apple mang đến thứ họ muốn.
Những "cải tiến" như Dynamic Island thực sự là vô nghĩa và gây bất tiện
Thiết kế nhàm chán đã đành, nhiều tính năng, cải tiến của họ còn trở nên ngớ ngẩn tới không tưởng. Ví dụ cái tai thỏ tồn tại từ iPhone X (2017) tới tận hết iPhone 14, mà không thực sự mang lại lợi ích nào ngoài chỗ chứa cho cụm cảm biến và camera trước, điều mà nhẽ ra Apple hoàn toàn có thể làm với thiết kế truyền thống. Nhưng đỉnh cao của sự nhảm nhí là Dynamic Island, “đảo thích ứng” xuất hiện từ năm 2022 trên đôi iPhone 14 Pro. Khu vực này được Apple lăng-xê tích cực nhưng thực chất chỉ là 1 vùng đen hiển thị vài ba cái thông báo, nằm trơ trọi giữa màn hình khiến vùng hiển thị phía trên trở thành một dải ánh sáng vô dụng. Thậm chí nhiều phần mềm tới nay, sau 1 năm vẫn chưa tương thích với hòn đảo này khiến nội dung bị cắt đứt nhìn rất tức mắt. Đây phải xem là thất bại về thiết kế lớn nhất của Apple.
Nhìn sang Android, các hãng nếu không tìm cách đưa camera trước xuống dưới màn hình (hiện chưa thực sự thành công) thì cũng co cụm này lại chỉ còn 1 cái… nốt rồi. Dù không thẩm mỹ lắm nhưng cũng đẹp và hợp lý hơn nhiều cái đảo hình viên thuốc con nhộng của iPhone. Nói tới Android là nói tới sạc nhanh. Apple vẫn dùng “sạc nhanh” 18W - 30W – 35W, tốc độ giờ đến nhiều điện thoại Android tầm trung còn “Chê!”. Thử nghĩ iPhone 15 Pro Max giá tới 47 triệu đồng mà dùng “sạc nhanh” không bằng cái điện thoại Android chưa tới 10 triệu đồng (sạc tới 67W)?
iPhone được xem là thiết bị mở ra thời đại smartphone mới: kỷ nguyên của smartphone màn hình toàn cảm ứng. Nhưng sau 16 năm, thế giới đang vận hành theo hướng khác: có ít nhất 4 hãng công nghệ đang làm smartphone màn hình gập, nhưng trong đó không có iPhone. Liệu sự chậm chễ này có mang đến cho iPhone “cái chết từ từ” như cách thiết bị này chấm dứt thời hoàng kim cuả Nokia?
Như Samsung thì mới đáng gọi là đổi mới
Đáng nói, Samsung - đối thủ số 1 của Apple trên thị trường hiện có tới 5 thế hệ smartphone gập, đủ cả 2 dạng gập vỏ sò hoặc như cuốn sách. Dù đã có không ít rò rỉ về đơn xin cấp bằng sáng chế smartphone gập của Apple, sẽ còn lâu nữa thiết bị này mới trở thành hiện thực khi iPhone dạng thẳng vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” mà Táo Khuyết không cần đầu tư quá nhiều chất xám cho khâu thiết kế. Chưa kể có rất nhiều sáng chế của Apple kết thúc cuộc đời trên tờ giấy chứ không bao giờ được thấy ánh mặt trời.
Chưa dừng ở đó, Apple vừa phải đưa cổng sạc chuẩn USB-C lên thế hệ iPhone 15 series, nhưng đó không phải “vì người dùng”, mà hãng buộc phải chấp thuận theo yêu cầu và luật pháp của Liên minh châu Âu nếu muốn tiếp tục bán iPhone tại đây. Ấy thế nhưng những ai theo dõi sự kiện ra mắt chắc hẳn phải cảm thấy USB-C trên iPhone được Apple tôn vinh như sáng kiến vĩ đại của hãng, dù cái tiêu chuẩn này ra đời chắc phải ngót 10-15 năm rồi.
USB Type C, thứ cổng kết nối rất cũ, giờ mới được Apple đưa lên iPhone, và là thứ ít ỏi mà iPhone 15 có thể đem ra flex
Nhìn lạc quan thì giờ ra quán cà phê hay văn phòng, người ta có thể dõng dạc “Cho tôi mượn cái sạc điện thoại” thay vì “Có sạc iPhone không cho mượn nhờ chút”. Bởi giờ iPhone chung cổng sạc với đa phần điện thoại Android.
Chính sự nhàm chán, lười thay đổi và ba hoa của Apple khiến không chỉ tôi mà ngày càng nhiều người quan tâm công nghệ kém hào hứng với các sự kiện giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của hãng. Vì mọi thứ đều đã tỏ tường qua các tin đồn. Chỉ cần theo dõi tin tức thường xuyên, tôi biết trước thiết bị sẽ ra sao mà có khi cũng tự đoán ra vì kiểu gì hãng cũng sao chép y nguyên thế hệ trước. Sự sáng tạo và tính bất ngờ cũng đã chết. Apple mời cả trăm khách mời với báo chí đến trụ sở dự lễ ra mắt, nhưng chiếu cho họ ngồi xem một “bộ phim” quay sẵn. Đây lại là 1 sự nhạt nhẽo khác.
Thứ thay đổi đáng kể nhất của mỗi đời iPhone, Apple Watch, iPad… mỗi năm là màu sắc, và thậm chí giờ đây người ta nhìn vào màu mới để phân biệt đời máy, hoặc xem màn hình là “tai thỏ” hay “đảo thích ứng”. Bạn tôi cách đây 2 ngày hỏi tôi mua iPhone mới không, chỉ vì chị này nghĩ rằng mua “iPhone mới” tức là mua cái màu mới ra.
Ai cũng tiếc nhớ iPhone thời Steve Jobs
Ngay cả những người từng được xem là “công thần” của Apple cũng không chịu được cách Tim Cook đang làm với thương hiệu này. Sự ra đi của huyền thoại thiết kế Jonathan Ive vào năm 2019, người được chính Steve Jobs mô tả là “đối tác tinh thần”, là một minh chứng cho điều đó. Ive nói với truyền thông đã mệt mỏi và chán chường khi nhóm lãnh đạo có tư duy chỉ muốn cải tiến các lợi thế sẵn có để hái ra tiền ngày càng lấn lướt nhóm người muốn tạo ra sự khác biệt.
Thiếu đi kiến trúc sư trưởng trong khâu thiết kế sáng tạo, ai cũng dễ dàng nhận ra Apple đang rập khuôn các thiết kế sản phẩm đời trước, sao chép những cái có sẵn trên thị trường và chỉ tạo ra thay đổi rất nhỏ. Thử hỏi iPhone 12 tới 15, tức 4 đời máy, là 4 năm trôi qua đã khác nhau ra sao? Thậm chí iPhone 12 series cũng chẳng khác nhiều 11 series, chỉ thay đổi từ viền bo tròn sang viền vuông, mà thiết kế này là từ thời iPhone 4, 4s, 5, 5s.
Người mua iPhone giờ chỉ còn biết hỏi ... màu gì mới
Nhóm lãnh đạo theo phe “não trái” (những người chỉ muốn cải tiến để tối ưu lợi nhuận) hài lòng khi doanh số tăng trưởng, lợi nhuận đi lên, giá trị công ty liên tục lập đỉnh nhưng kiếm tiền là động lực duy nhất của họ. Thật đáng buồn khi tôi sử dụng các sản phẩm Apple từ 2012 – 2013 tới nay đang phải nhìn thấy một Apple “tinh tế và hoa mỹ” đang dần biến mất trên thị trường, chỉ còn lại sự nhàm chán.
Thứ thay đổi lớn nhất là các bài văn thuyết trình của giới lãnh đạo Apple tại các sự kiện ra mắt sản phẩm: ngày càng hoa mỹ hơn, cao siêu hơn dưới danh nghĩa “hướng đến người dùng” và môi trường. Nhưng thực chất là để bịp người dùng nghĩ rằng Apple mang đến thứ họ muốn.
Những "cải tiến" như Dynamic Island thực sự là vô nghĩa và gây bất tiện
Thiết kế nhàm chán đã đành, nhiều tính năng, cải tiến của họ còn trở nên ngớ ngẩn tới không tưởng. Ví dụ cái tai thỏ tồn tại từ iPhone X (2017) tới tận hết iPhone 14, mà không thực sự mang lại lợi ích nào ngoài chỗ chứa cho cụm cảm biến và camera trước, điều mà nhẽ ra Apple hoàn toàn có thể làm với thiết kế truyền thống. Nhưng đỉnh cao của sự nhảm nhí là Dynamic Island, “đảo thích ứng” xuất hiện từ năm 2022 trên đôi iPhone 14 Pro. Khu vực này được Apple lăng-xê tích cực nhưng thực chất chỉ là 1 vùng đen hiển thị vài ba cái thông báo, nằm trơ trọi giữa màn hình khiến vùng hiển thị phía trên trở thành một dải ánh sáng vô dụng. Thậm chí nhiều phần mềm tới nay, sau 1 năm vẫn chưa tương thích với hòn đảo này khiến nội dung bị cắt đứt nhìn rất tức mắt. Đây phải xem là thất bại về thiết kế lớn nhất của Apple.
Nhìn sang Android, các hãng nếu không tìm cách đưa camera trước xuống dưới màn hình (hiện chưa thực sự thành công) thì cũng co cụm này lại chỉ còn 1 cái… nốt rồi. Dù không thẩm mỹ lắm nhưng cũng đẹp và hợp lý hơn nhiều cái đảo hình viên thuốc con nhộng của iPhone. Nói tới Android là nói tới sạc nhanh. Apple vẫn dùng “sạc nhanh” 18W - 30W – 35W, tốc độ giờ đến nhiều điện thoại Android tầm trung còn “Chê!”. Thử nghĩ iPhone 15 Pro Max giá tới 47 triệu đồng mà dùng “sạc nhanh” không bằng cái điện thoại Android chưa tới 10 triệu đồng (sạc tới 67W)?
iPhone được xem là thiết bị mở ra thời đại smartphone mới: kỷ nguyên của smartphone màn hình toàn cảm ứng. Nhưng sau 16 năm, thế giới đang vận hành theo hướng khác: có ít nhất 4 hãng công nghệ đang làm smartphone màn hình gập, nhưng trong đó không có iPhone. Liệu sự chậm chễ này có mang đến cho iPhone “cái chết từ từ” như cách thiết bị này chấm dứt thời hoàng kim cuả Nokia?
Như Samsung thì mới đáng gọi là đổi mới
Đáng nói, Samsung - đối thủ số 1 của Apple trên thị trường hiện có tới 5 thế hệ smartphone gập, đủ cả 2 dạng gập vỏ sò hoặc như cuốn sách. Dù đã có không ít rò rỉ về đơn xin cấp bằng sáng chế smartphone gập của Apple, sẽ còn lâu nữa thiết bị này mới trở thành hiện thực khi iPhone dạng thẳng vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” mà Táo Khuyết không cần đầu tư quá nhiều chất xám cho khâu thiết kế. Chưa kể có rất nhiều sáng chế của Apple kết thúc cuộc đời trên tờ giấy chứ không bao giờ được thấy ánh mặt trời.
Chưa dừng ở đó, Apple vừa phải đưa cổng sạc chuẩn USB-C lên thế hệ iPhone 15 series, nhưng đó không phải “vì người dùng”, mà hãng buộc phải chấp thuận theo yêu cầu và luật pháp của Liên minh châu Âu nếu muốn tiếp tục bán iPhone tại đây. Ấy thế nhưng những ai theo dõi sự kiện ra mắt chắc hẳn phải cảm thấy USB-C trên iPhone được Apple tôn vinh như sáng kiến vĩ đại của hãng, dù cái tiêu chuẩn này ra đời chắc phải ngót 10-15 năm rồi.
USB Type C, thứ cổng kết nối rất cũ, giờ mới được Apple đưa lên iPhone, và là thứ ít ỏi mà iPhone 15 có thể đem ra flex
Nhìn lạc quan thì giờ ra quán cà phê hay văn phòng, người ta có thể dõng dạc “Cho tôi mượn cái sạc điện thoại” thay vì “Có sạc iPhone không cho mượn nhờ chút”. Bởi giờ iPhone chung cổng sạc với đa phần điện thoại Android.
Chính sự nhàm chán, lười thay đổi và ba hoa của Apple khiến không chỉ tôi mà ngày càng nhiều người quan tâm công nghệ kém hào hứng với các sự kiện giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của hãng. Vì mọi thứ đều đã tỏ tường qua các tin đồn. Chỉ cần theo dõi tin tức thường xuyên, tôi biết trước thiết bị sẽ ra sao mà có khi cũng tự đoán ra vì kiểu gì hãng cũng sao chép y nguyên thế hệ trước. Sự sáng tạo và tính bất ngờ cũng đã chết. Apple mời cả trăm khách mời với báo chí đến trụ sở dự lễ ra mắt, nhưng chiếu cho họ ngồi xem một “bộ phim” quay sẵn. Đây lại là 1 sự nhạt nhẽo khác.
Thứ thay đổi đáng kể nhất của mỗi đời iPhone, Apple Watch, iPad… mỗi năm là màu sắc, và thậm chí giờ đây người ta nhìn vào màu mới để phân biệt đời máy, hoặc xem màn hình là “tai thỏ” hay “đảo thích ứng”. Bạn tôi cách đây 2 ngày hỏi tôi mua iPhone mới không, chỉ vì chị này nghĩ rằng mua “iPhone mới” tức là mua cái màu mới ra.