lengockhanhi
Film critic
Nhi tìm mãi mới ra các topic cũ xưa này để viết một vài nhận xét. Có lẽ là hơi muộn, và những nhận xét này không có giá trị gì với bộ phim hay khán giả nữa, vì nó đã công chiếu xong từ lâu, doanh thu đã kết toán, và khán giả không ít người cũng đã quên mình xem gì. Nhưng không bao giờ quá muộn.
Đây là phim Việt duy nhất mà Nhi được xem trong 2 năm nay, nên dù có muộn mấy, nó cũng là một sự kiện đặc biệt đối với Nhi. Và ngày hôm qua thế giới chỉ mới bắt đầu biết đến phim võ hiệp Việt Nam.
Bản thân Nhi chưa bao giờ thích phong cách võ thuật trong phim này: quay chậm, bay bổng, thiếu lực, giống như phim Matrix, bây giờ không còn bao nhiêu người yêu thích những động tác như vậy và bản thân điện ảnh võ hiệp Trung quốc đã thay đổi phong cách rồi nhưng Nhi tôn trọng quyền quyết định của đạo diễn Victor Vũ và chỉ đạo võ thuật J Trí Nguyễn, họ có quyền làm những gì họ cho là đúng.
Nhi cũng có một hụt hẫng nhỏ khi xem phim, đó là mặc dù lấy bối cảnh và đề tài trong Sử Việt, nhưng có rất ít dấu ấn Việt Nam trong phim. Nhi không bàn về trang phục, về kiến trúc, và về lời thoại, vì đã có nhiều người nói rồi. Người ta rất khó tính, họ không bao giờ thôi soi mói để tìm những điểu mà họ cho là sai trong phim Việt, ví dụ trang phục phải thế này, kiểu tóc phải như thế nọ. Cũng có người không thích cách nói chuyện tân thời và giọng Nam bộ trong phim, nhưng tất cả những tiểu tiết đó không quan trọng. Người Việt xem phim vẫn hiểu đây là nước mình, người mình, tiếng nói của dân mình.
Nhưng đối với người nước ngoài, sẽ ra sao ? Họ không thể phân biệt được đâu là dân tộc Hán, đâu là dân Việt kiến trúc nhà Minh khác kiến trúc nhà Lê như thế nào. Nhưng Nhi tự hỏi: Tại sao trong các phim cổ trang Trung Quốc, bao giờ họ cũng ghi rõ, xác định rõ: Triều đại, niên đại ở đầu phim, để khán giả hiểu bối cảnh phim trong sử Trung quốc. Tên của từng địa danh cũng được ghi chú rõ. Trong khi đó rất ít phim Việt chú ý điều này. Người ta chỉ mượn lịch sử để làm cái cớ đấm đá, bay nhảy. Thậm chí người xem không biết câu chuyện xảy ra vào năm nào, thêm 1 dòng chữ nhỏ, ví dụ: Lê Triều, hay: thời Lê Sơ, hay đơn giản: Đại Việt, năm 14XX không có gì khó, nhưng người ta không làm.
Nhi muốn nói về 1 kịch bản xấu nhất, nếu Trung Quốc mua bản quyền bộ phim này và lồng tiếng Hoa, sau đó chú thích thêm: An nam, một tỉnh của Trung quốc, thời Minh Tuyên Tông, thì các bạn nghĩ thế nào ? Lúc đó chúng ta bàn cãi về đầu tóc hay quần áo làm gì, khi người nước ngoài không thể phân biệt được họ đang xem phim Tàu hay Việt ?
Nhi rất mãn nguyện khi xem những hình ảnh tuyệt đẹp trong phim, âm nhạc trong phim tốt, nếu không muốn nói là xuất sắc, và kịch bản phim dù chưa hàn hảo, nhưng cũng tốt hơn rất nhiều so với những phim Trung quốc nhảm nhí khác,tóm lại Nhi hoàn toàn yên tâm về tương lai của điện ảnh Việt Nam,
Nếu nhận xét về bộ phim, Nhi sẽ nói 2 chữ: Bất công !
Bất công vì khán giả vẫn còn thành kiến nặng với phim Việt Nam. Lẽ ra doanh thu 1 phim như Thiên Mệnh Anh Hùng phải cao hơn phim Trung quốc mới xứng đáng.
Bất công vì phim Việt luôn đi sau dòng phim cổ trang trung quốc, nên luôn bị so sánh, nếu làm tương đương thì bị chê là rập khuôn bắt chước, làm dở hơn thì bị chê là nhiều sạn, nhảm, làm khác hơn thì lại bị chê là: không hay bằng.
Bất công vì người Việt không được xem dĩa Bluray mà người nước ngoài lại có thể.
Nhi cảm ơn anh Poly vì đã làm những gì có thể trong khả năng của mình để thay đổi những điều bất công này.
Đây là phim Việt duy nhất mà Nhi được xem trong 2 năm nay, nên dù có muộn mấy, nó cũng là một sự kiện đặc biệt đối với Nhi. Và ngày hôm qua thế giới chỉ mới bắt đầu biết đến phim võ hiệp Việt Nam.
Bản thân Nhi chưa bao giờ thích phong cách võ thuật trong phim này: quay chậm, bay bổng, thiếu lực, giống như phim Matrix, bây giờ không còn bao nhiêu người yêu thích những động tác như vậy và bản thân điện ảnh võ hiệp Trung quốc đã thay đổi phong cách rồi nhưng Nhi tôn trọng quyền quyết định của đạo diễn Victor Vũ và chỉ đạo võ thuật J Trí Nguyễn, họ có quyền làm những gì họ cho là đúng.
Nhi cũng có một hụt hẫng nhỏ khi xem phim, đó là mặc dù lấy bối cảnh và đề tài trong Sử Việt, nhưng có rất ít dấu ấn Việt Nam trong phim. Nhi không bàn về trang phục, về kiến trúc, và về lời thoại, vì đã có nhiều người nói rồi. Người ta rất khó tính, họ không bao giờ thôi soi mói để tìm những điểu mà họ cho là sai trong phim Việt, ví dụ trang phục phải thế này, kiểu tóc phải như thế nọ. Cũng có người không thích cách nói chuyện tân thời và giọng Nam bộ trong phim, nhưng tất cả những tiểu tiết đó không quan trọng. Người Việt xem phim vẫn hiểu đây là nước mình, người mình, tiếng nói của dân mình.
Nhưng đối với người nước ngoài, sẽ ra sao ? Họ không thể phân biệt được đâu là dân tộc Hán, đâu là dân Việt kiến trúc nhà Minh khác kiến trúc nhà Lê như thế nào. Nhưng Nhi tự hỏi: Tại sao trong các phim cổ trang Trung Quốc, bao giờ họ cũng ghi rõ, xác định rõ: Triều đại, niên đại ở đầu phim, để khán giả hiểu bối cảnh phim trong sử Trung quốc. Tên của từng địa danh cũng được ghi chú rõ. Trong khi đó rất ít phim Việt chú ý điều này. Người ta chỉ mượn lịch sử để làm cái cớ đấm đá, bay nhảy. Thậm chí người xem không biết câu chuyện xảy ra vào năm nào, thêm 1 dòng chữ nhỏ, ví dụ: Lê Triều, hay: thời Lê Sơ, hay đơn giản: Đại Việt, năm 14XX không có gì khó, nhưng người ta không làm.
Nhi muốn nói về 1 kịch bản xấu nhất, nếu Trung Quốc mua bản quyền bộ phim này và lồng tiếng Hoa, sau đó chú thích thêm: An nam, một tỉnh của Trung quốc, thời Minh Tuyên Tông, thì các bạn nghĩ thế nào ? Lúc đó chúng ta bàn cãi về đầu tóc hay quần áo làm gì, khi người nước ngoài không thể phân biệt được họ đang xem phim Tàu hay Việt ?
Nhi rất mãn nguyện khi xem những hình ảnh tuyệt đẹp trong phim, âm nhạc trong phim tốt, nếu không muốn nói là xuất sắc, và kịch bản phim dù chưa hàn hảo, nhưng cũng tốt hơn rất nhiều so với những phim Trung quốc nhảm nhí khác,tóm lại Nhi hoàn toàn yên tâm về tương lai của điện ảnh Việt Nam,
Nếu nhận xét về bộ phim, Nhi sẽ nói 2 chữ: Bất công !
Bất công vì khán giả vẫn còn thành kiến nặng với phim Việt Nam. Lẽ ra doanh thu 1 phim như Thiên Mệnh Anh Hùng phải cao hơn phim Trung quốc mới xứng đáng.
Bất công vì phim Việt luôn đi sau dòng phim cổ trang trung quốc, nên luôn bị so sánh, nếu làm tương đương thì bị chê là rập khuôn bắt chước, làm dở hơn thì bị chê là nhiều sạn, nhảm, làm khác hơn thì lại bị chê là: không hay bằng.
Bất công vì người Việt không được xem dĩa Bluray mà người nước ngoài lại có thể.
Nhi cảm ơn anh Poly vì đã làm những gì có thể trong khả năng của mình để thay đổi những điều bất công này.