Giá RTX 4090 đang tăng phi mã trong vài tuần trở lại đây.
Đứng đầu trong dòng sản phẩm RTX 40-series thế hệ mới chính là RTX 4090. Được định vị là mẫu card đồ họa tiêu dùng cao cấp nhất mà NVIDIA từng tạo ra, RTX 4090 được cho là sở hữu hiệu suất cao gấp hai lần so với model tốt nhất thế hệ trước, RTX 3090 Ti, đặc biệt là trong các tựa game đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao như Cyberpunk 2077 và Microsoft Flight Simulator, hoặc thậm chí hơn gấp 4 lần trong một số tác vụ cụ thể.
Có lẽ không cần phải bàn nhiều về sức mạnh của RTX 4090, một trong những card đồ họa tốt nhất mà bạn có thể mua trên thị trường hiện tại. Tuy nhiên, mẫu GPU cao cấp của NVIDIA lại trở thành tâm điểm tranh cãi trong vài tháng qua với giá bán tăng “vô lý”. Vậy nguyên nhân là gì?
Theo báo cáo từ chuyên trang Wccftech, hàng nghìn chiếc card đồ họa RTX 4090 đang được tái sử dụng làm chip AI ở Trung Quốc. Chỉ vài ngày trước khi thông tin này được tiết lộ, lệnh cấm chip AI bán cho Trung Quốc từ Mỹ đã có hiệu lực, bao gồm cả RTX 4090. Vấn đề nằm ở chỗ NVIDIA đã ưu tiên dành “một lượng lớn” card đồ họa RTX 4090 cho thị trường Trung Quốc vài ngày trước khi lệnh cấm đã hiệu lực, khiến nguồn cung sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ, và việc giá bán tăng mạnh là hoàn toàn dễ hiểu.
Có thể thấy rõ hiện trạng này tại thị trường Hoa Kỳ, khi giá bán RTX 4090 đã liên tục tăng trong vài tuần qua. Ngay cả với sự kiện Black Friday đang diễn ra, người dùng vẫn gần như không thể tìm thấy bất kỳ chiếc RTX 4090 mới nào có giá dưới 2.000 USD. Nên nhớ rằng giá niêm yết ban đầu được NVIDIA tung ra với giá 1.600 USD, và các GPU cao cấp khác của hãng, chẳng hạn như RTX 4080, thường được bán dưới giá niêm yết.
Với việc NVIDIA phân bổ nhiều hơn mẫu card này đến Trung Quốc trước lệnh cấm, hiện tượng hỗn loạn giá ở các khu vực không có đủ nguồn cung là tất yếu. Wccftech báo cáo rằng RTX 4090 đang được tái sử dụng trong lĩnh vực AI, nhưng điều đó thực sự không thành vấn đề. Nếu một số lượng lớn RTX 4090 di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác và nguồn cung hạn chế thì giá ở các khu vực khác sẽ tăng lên.
Đứng đầu trong dòng sản phẩm RTX 40-series thế hệ mới chính là RTX 4090. Được định vị là mẫu card đồ họa tiêu dùng cao cấp nhất mà NVIDIA từng tạo ra, RTX 4090 được cho là sở hữu hiệu suất cao gấp hai lần so với model tốt nhất thế hệ trước, RTX 3090 Ti, đặc biệt là trong các tựa game đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao như Cyberpunk 2077 và Microsoft Flight Simulator, hoặc thậm chí hơn gấp 4 lần trong một số tác vụ cụ thể.
Có lẽ không cần phải bàn nhiều về sức mạnh của RTX 4090, một trong những card đồ họa tốt nhất mà bạn có thể mua trên thị trường hiện tại. Tuy nhiên, mẫu GPU cao cấp của NVIDIA lại trở thành tâm điểm tranh cãi trong vài tháng qua với giá bán tăng “vô lý”. Vậy nguyên nhân là gì?
Theo báo cáo từ chuyên trang Wccftech, hàng nghìn chiếc card đồ họa RTX 4090 đang được tái sử dụng làm chip AI ở Trung Quốc. Chỉ vài ngày trước khi thông tin này được tiết lộ, lệnh cấm chip AI bán cho Trung Quốc từ Mỹ đã có hiệu lực, bao gồm cả RTX 4090. Vấn đề nằm ở chỗ NVIDIA đã ưu tiên dành “một lượng lớn” card đồ họa RTX 4090 cho thị trường Trung Quốc vài ngày trước khi lệnh cấm đã hiệu lực, khiến nguồn cung sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ, và việc giá bán tăng mạnh là hoàn toàn dễ hiểu.
Có thể thấy rõ hiện trạng này tại thị trường Hoa Kỳ, khi giá bán RTX 4090 đã liên tục tăng trong vài tuần qua. Ngay cả với sự kiện Black Friday đang diễn ra, người dùng vẫn gần như không thể tìm thấy bất kỳ chiếc RTX 4090 mới nào có giá dưới 2.000 USD. Nên nhớ rằng giá niêm yết ban đầu được NVIDIA tung ra với giá 1.600 USD, và các GPU cao cấp khác của hãng, chẳng hạn như RTX 4080, thường được bán dưới giá niêm yết.
Với việc NVIDIA phân bổ nhiều hơn mẫu card này đến Trung Quốc trước lệnh cấm, hiện tượng hỗn loạn giá ở các khu vực không có đủ nguồn cung là tất yếu. Wccftech báo cáo rằng RTX 4090 đang được tái sử dụng trong lĩnh vực AI, nhưng điều đó thực sự không thành vấn đề. Nếu một số lượng lớn RTX 4090 di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác và nguồn cung hạn chế thì giá ở các khu vực khác sẽ tăng lên.
Theo Genk