chuducbinh
Member
Ðề: Thế này có điên không ?
Bây giờ bọn khựa tự vẽ lên cái bản đồ mới rồi , bản đồ hình bó đuốc thì phải . Theo đó thì chúng nó tự cho chúng nó quyền chiếm gần hết vùng biển Đông
Bản đồ hình ngọn đuốc
Hình bản đồ trên trang Hoàn Cầu của Trung Quốc
Hình bản đồ 'bó đuốc' trên trang Hoàn Cầu của Trung Quốc
Dư luận mạng tiếng Trung đòi xóa bỏ khái niệm "bản đồ hình gà trống" của Trung Quốc để đưa ra hình ảnh "bó buốc" với cả vùng biển Đông Nam Á là cán đuốc.
Cuộc tranh luận lại nóng lên nhất là sau cuộc duyệt binh trên biển tại Thanh Đảo tháng Tư vừa qua với các bài viết ca ngợi nỗ lực của các quân nhân Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa.
Tờ Trung Quốc Thanh Niên Báo hôm 29/4 cho lên bài "Tướng Sĩ Nam Sa: Cương vực của tổ quốc không phải là hình gà trống mà là hình ngọn đuốc" gây nhiều đàm luận về khái niệm hải dương của người Trung Quốc.
Dẫn lời của một đại tá hải quân, bài báo đã kêu gọi người Trung Quốc hãy nhận thức lại vùng biển Nam Hải với 3 triệu km vuông chính là lãnh thổ quốc gia.
Cộng thêm vùng biển này vào, bản đồ Trung Quốc không còn là hình gà trống mà là hình ngọn đuốc đang bốc cháy như hình minh họa trên trang mạng Hoàn Cầu (huanqiu).
Lập luận của bài báo này cùng với cách vẽ bản đồ mới, hình ngọn đuốc như được mô tả lập tức được nhiều báo khác biên tập lại và lan rộng trên các phương diện truyền thông mạng ở Trung Quốc.
'Tây Sa, Nam Sa'
Nguyên bản bài báo còn kèm theo một số tin tức về "cái cán đuốc" thuộc các hòn đảo trên "Tây Sa", "Nam Sa" mà hải quân Trung Quốc mới "thu phục" gần đây từ Việt Nam.
Thái độ chiếm đảo của phía Trung Quốc đưa ra rất hiển nhiên và bình thản cho thấy rằng, trong các trận hải chiến (được gọi là tự vệ phản kích tác chiến) ở Hoàng Sa, 19/1/1974 và ở Trường Sa, 14/3/1988 đều có mục đích "lấy lại" một số đảo từ tay Việt Nam.
Ví dụ trong trận Hoàng Sa năm 1974, số đảo thu được là Cam Tuyền, San Hô, Kim Ngân...
Trong trận Hoàng Sa này phía Trung Quốc tổn thất 18 quân.
Còn trong trận Trường Sa năm 1988, do đại tá Từ Trường Ngân tư lệnh "Tây Sa" hạ lệnh nổ súng chiếm các đảo ngầm đã đánh tan "ý đồ xâm chiếm quần đảo Nam Sa (từ phía Việt nam)".
Với phía Trung Quốc, trong thập niên 70 - 80 sự có mặt của Trung Quốc trên Hoàng Sa có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt quốc tế vì công ước về hải dương của Liên Hiệp Quốc vừa được thông qua.
Họ cũng nói rằng hhoạt đầu mới chiếm các đảo ở Hoàng Sa, quân nhân Trung Quốc phải rất vất vả vì môi trường sống ở trên các đảo này rất khắc nghiệt.
Đảo toàn do cát San Hô tạo nên, cây cỏ không mọc được. Nước trên đảo có màu vàng như bia do thấm qua san hô tự nhiên nên vừa mặn vừa chát, chích da chích thịt. Tắm xong, lau người khăn lông trắng biến thành khăn lông vàng.
Với con người sinh hoạt như thế là quá khổ cực. Đối với động vật lại càng thê thảm hơn. Có một câu chuyện kể về một con chó tên A Hoàng đã nhảy xuống biển tự tử vì không thể chịu nổi gió cát giữa biển khơi.
Thế nhưng các "quan binh Trung Quốc" đã quyết tâm khắc phục thiên nhiên.
Mỗi lần khi có người về quê thường đem ra đảo một bao đất.
Đất vàng, đất đỏ, đất đen, đất từ Sơn Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến dần dần vun bồi thổ nhưỡng trên đảo đến độ vào năm 1982, Tân Hoa Xã đã phát tin cho toàn thế giới biết rằng "từ xưa tới nay một ngọn cỏ cũng không mọc nổi thế mà nhờ nổ lực của quan binh, họ đã trồng được 256 cây trên đảo Trung Kiến.
Trung Quốc đã có Thiên Đàn, Địa Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn với ý nghĩa rất rõ ràng nhưng ý thức về hải dương có phần kiếm khuyết và dân chúng quên mất 3 triệu cây số vuông hải dương lãnh thổ.
Báo Trung Quốc
Bài báo còn cho biết tên của các hòn đảo như "Thái Bình" ở Trường Sa, "Vĩnh Hưng" hay "Trung Kiến" ở Hoàng Sa đều được đặt tên từ các soái hạm đổ bộ lên đảo lần đầu.
Theo như thống kê Trung Quốc còn 1400 hòn đảo nhỏ chưa được đặt tên và Tân Hoa Xã đã từng đưa tin rằng chính phủ sẽ tiến hành đặt tên cho các hòn đảo nằm trong vùng quản lý của Trung Quốc.
Lãnh hải đại dương
Để so sánh khái niệm về lãnh thổ mặt biển bài báo này đã nêu lên trường hợp Nhật Bản với diện tích mặt đất chỉ có 370 ngàn km vuông nhưng có diện tích cương vực tới 4.5 triệu km vuông.
Nhật Bản đã tính 10 phần diện tích mặt biển vào "lãnh thổ".
Cho nên không lý gì Trung Quốc tự "thiến" đi phần lam sắc quốc thổ (lãnh hải ngoài đại dương) của mình.
Bài báo như để lại một cảm xúc phẫn uất trong câu cuối cùng vì trên thực tế nhiều người Trung Quốc vẫn chưa quen với bản đồ hình đuốc.
Chính điều này đã làm dấy lên tinh thần yêu nước, yêu biển và làm chủ nghĩa dân tộc càng dâng cao.
Bài báo kêu gọi nhận thức bản đồ hình ngọn đuốc, phế bỏ hình gà trống đang thu hút tranh luận.
Đa số các ý kiến ở Trung Quốc đều cho đó là hay, tốt, cảm động vì nhiệt tình yêu nước.
Tuy nhiên cũng có một số ít cho rằng ý kiến trên là nói bậy bạ - chẳng lẽ sở hữu được mấy cái đảo nhỏ bãi ngầm với tổng cộng diện tích chưa đầy 2 km vuông (???) lúc thuỷ triều lên mà đòi chiếm luôn 3 triệu km vuông mặt biển.
Cùng lúc, truyền thông Phương Tây cũng theo dõi rất sát các khái niệm và ý định Trung Quốc đưa ra về các vùng biển ở Thái Bình Dương.
Theo báo Anh, tờ The Economist thì ngoài đường chấm đỏ (mà người Việt Nam gọi là hình lưỡi bò) lan xuống Biển Đông, Trung Quốc còn nêu ra một đường chấm xanh dương chạy vòng qua phía Đông đảo Đài Loan lan xuống Malaysia, Brunei, ôm gọn cả Philippines.
Đây là đường một số giới của Hải quân Quân Giải phóng cho là cần thiết để mở rộng tầm hoạt động của họ, thậm chí với mục tiêu đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi vùng này trên Thái Bình Dương.
Việc thể hiện ý định "chia đôi Thái Bình Dương" với Mỹ không phải là chuyện mới.
Theo Tapei Times 22/02, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thời gian đó cho hay sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Nam Hàn tuần trước đó rằng một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương.
Theo gợi ý đó của phía Trung Quốc, họ sẽ 'lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông'.
Tất nhiên, vị đô đốc Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Tuy thế, việc các trang mạng tranh luận mạnh mẽ về lãnh hải chứng tỏ tâm lý muốn vươn ra đại dương không chỉ là của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc, mà của cả một phần dư luận dân chúng nước này.
Nguồn BBC
Trường Sa được chia thế này:
Hoàng sa thì nhỏ quá, mình Tung kủa giữ hộ là được rồi. VN có bơi ra tiếp tế thì ra.
Bây giờ bọn khựa tự vẽ lên cái bản đồ mới rồi , bản đồ hình bó đuốc thì phải . Theo đó thì chúng nó tự cho chúng nó quyền chiếm gần hết vùng biển Đông
Bản đồ hình ngọn đuốc
Hình bản đồ trên trang Hoàn Cầu của Trung Quốc
Hình bản đồ 'bó đuốc' trên trang Hoàn Cầu của Trung Quốc
Dư luận mạng tiếng Trung đòi xóa bỏ khái niệm "bản đồ hình gà trống" của Trung Quốc để đưa ra hình ảnh "bó buốc" với cả vùng biển Đông Nam Á là cán đuốc.
Cuộc tranh luận lại nóng lên nhất là sau cuộc duyệt binh trên biển tại Thanh Đảo tháng Tư vừa qua với các bài viết ca ngợi nỗ lực của các quân nhân Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa.
Tờ Trung Quốc Thanh Niên Báo hôm 29/4 cho lên bài "Tướng Sĩ Nam Sa: Cương vực của tổ quốc không phải là hình gà trống mà là hình ngọn đuốc" gây nhiều đàm luận về khái niệm hải dương của người Trung Quốc.
Dẫn lời của một đại tá hải quân, bài báo đã kêu gọi người Trung Quốc hãy nhận thức lại vùng biển Nam Hải với 3 triệu km vuông chính là lãnh thổ quốc gia.
Cộng thêm vùng biển này vào, bản đồ Trung Quốc không còn là hình gà trống mà là hình ngọn đuốc đang bốc cháy như hình minh họa trên trang mạng Hoàn Cầu (huanqiu).
Lập luận của bài báo này cùng với cách vẽ bản đồ mới, hình ngọn đuốc như được mô tả lập tức được nhiều báo khác biên tập lại và lan rộng trên các phương diện truyền thông mạng ở Trung Quốc.
'Tây Sa, Nam Sa'
Nguyên bản bài báo còn kèm theo một số tin tức về "cái cán đuốc" thuộc các hòn đảo trên "Tây Sa", "Nam Sa" mà hải quân Trung Quốc mới "thu phục" gần đây từ Việt Nam.
Thái độ chiếm đảo của phía Trung Quốc đưa ra rất hiển nhiên và bình thản cho thấy rằng, trong các trận hải chiến (được gọi là tự vệ phản kích tác chiến) ở Hoàng Sa, 19/1/1974 và ở Trường Sa, 14/3/1988 đều có mục đích "lấy lại" một số đảo từ tay Việt Nam.
Ví dụ trong trận Hoàng Sa năm 1974, số đảo thu được là Cam Tuyền, San Hô, Kim Ngân...
Trong trận Hoàng Sa này phía Trung Quốc tổn thất 18 quân.
Còn trong trận Trường Sa năm 1988, do đại tá Từ Trường Ngân tư lệnh "Tây Sa" hạ lệnh nổ súng chiếm các đảo ngầm đã đánh tan "ý đồ xâm chiếm quần đảo Nam Sa (từ phía Việt nam)".
Với phía Trung Quốc, trong thập niên 70 - 80 sự có mặt của Trung Quốc trên Hoàng Sa có ý nghĩa chiến lược quan trọng về mặt quốc tế vì công ước về hải dương của Liên Hiệp Quốc vừa được thông qua.
Họ cũng nói rằng hhoạt đầu mới chiếm các đảo ở Hoàng Sa, quân nhân Trung Quốc phải rất vất vả vì môi trường sống ở trên các đảo này rất khắc nghiệt.
Đảo toàn do cát San Hô tạo nên, cây cỏ không mọc được. Nước trên đảo có màu vàng như bia do thấm qua san hô tự nhiên nên vừa mặn vừa chát, chích da chích thịt. Tắm xong, lau người khăn lông trắng biến thành khăn lông vàng.
Với con người sinh hoạt như thế là quá khổ cực. Đối với động vật lại càng thê thảm hơn. Có một câu chuyện kể về một con chó tên A Hoàng đã nhảy xuống biển tự tử vì không thể chịu nổi gió cát giữa biển khơi.
Thế nhưng các "quan binh Trung Quốc" đã quyết tâm khắc phục thiên nhiên.
Mỗi lần khi có người về quê thường đem ra đảo một bao đất.
Đất vàng, đất đỏ, đất đen, đất từ Sơn Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến dần dần vun bồi thổ nhưỡng trên đảo đến độ vào năm 1982, Tân Hoa Xã đã phát tin cho toàn thế giới biết rằng "từ xưa tới nay một ngọn cỏ cũng không mọc nổi thế mà nhờ nổ lực của quan binh, họ đã trồng được 256 cây trên đảo Trung Kiến.
Trung Quốc đã có Thiên Đàn, Địa Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn với ý nghĩa rất rõ ràng nhưng ý thức về hải dương có phần kiếm khuyết và dân chúng quên mất 3 triệu cây số vuông hải dương lãnh thổ.
Báo Trung Quốc
Bài báo còn cho biết tên của các hòn đảo như "Thái Bình" ở Trường Sa, "Vĩnh Hưng" hay "Trung Kiến" ở Hoàng Sa đều được đặt tên từ các soái hạm đổ bộ lên đảo lần đầu.
Theo như thống kê Trung Quốc còn 1400 hòn đảo nhỏ chưa được đặt tên và Tân Hoa Xã đã từng đưa tin rằng chính phủ sẽ tiến hành đặt tên cho các hòn đảo nằm trong vùng quản lý của Trung Quốc.
Lãnh hải đại dương
Để so sánh khái niệm về lãnh thổ mặt biển bài báo này đã nêu lên trường hợp Nhật Bản với diện tích mặt đất chỉ có 370 ngàn km vuông nhưng có diện tích cương vực tới 4.5 triệu km vuông.
Nhật Bản đã tính 10 phần diện tích mặt biển vào "lãnh thổ".
Cho nên không lý gì Trung Quốc tự "thiến" đi phần lam sắc quốc thổ (lãnh hải ngoài đại dương) của mình.
Bài báo như để lại một cảm xúc phẫn uất trong câu cuối cùng vì trên thực tế nhiều người Trung Quốc vẫn chưa quen với bản đồ hình đuốc.
Chính điều này đã làm dấy lên tinh thần yêu nước, yêu biển và làm chủ nghĩa dân tộc càng dâng cao.
Bài báo kêu gọi nhận thức bản đồ hình ngọn đuốc, phế bỏ hình gà trống đang thu hút tranh luận.
Đa số các ý kiến ở Trung Quốc đều cho đó là hay, tốt, cảm động vì nhiệt tình yêu nước.
Tuy nhiên cũng có một số ít cho rằng ý kiến trên là nói bậy bạ - chẳng lẽ sở hữu được mấy cái đảo nhỏ bãi ngầm với tổng cộng diện tích chưa đầy 2 km vuông (???) lúc thuỷ triều lên mà đòi chiếm luôn 3 triệu km vuông mặt biển.
Cùng lúc, truyền thông Phương Tây cũng theo dõi rất sát các khái niệm và ý định Trung Quốc đưa ra về các vùng biển ở Thái Bình Dương.
Theo báo Anh, tờ The Economist thì ngoài đường chấm đỏ (mà người Việt Nam gọi là hình lưỡi bò) lan xuống Biển Đông, Trung Quốc còn nêu ra một đường chấm xanh dương chạy vòng qua phía Đông đảo Đài Loan lan xuống Malaysia, Brunei, ôm gọn cả Philippines.
Đây là đường một số giới của Hải quân Quân Giải phóng cho là cần thiết để mở rộng tầm hoạt động của họ, thậm chí với mục tiêu đẩy lùi Hoa Kỳ ra khỏi vùng này trên Thái Bình Dương.
Việc thể hiện ý định "chia đôi Thái Bình Dương" với Mỹ không phải là chuyện mới.
Theo Tapei Times 22/02, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thời gian đó cho hay sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Nam Hàn tuần trước đó rằng một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương.
Theo gợi ý đó của phía Trung Quốc, họ sẽ 'lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông'.
Tất nhiên, vị đô đốc Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Tuy thế, việc các trang mạng tranh luận mạnh mẽ về lãnh hải chứng tỏ tâm lý muốn vươn ra đại dương không chỉ là của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc, mà của cả một phần dư luận dân chúng nước này.
Nguồn BBC