Em hiểu cái tên là The Hurt Locker có nghĩa là nơi khóa những nỗi đau, sợ hãi và cả bi kịch. Những người lính Mỹ tham gia chiến tranh, hầu hết đều hối hận khi phút cuối nhận ra mình đang làm công việc vô nghĩa, phi nghĩa, đi ngược lại với chính giá trị nhân đạo mà mình theo đuổi. Cái hay ở phim này là khắc họa hình ảnh một nhân vật khác, lý tưởng hơn, trịch thương hơn và đáng quý đấy chứ. Anh ấy không để lo sợ bén mảng khi anh làm nhiệm vụ. Say sưa đến mức bất chấp kỉ luật, bất chấp tính mạng của bản thân. Chiến tranh đối với nhiều người là bản án tử hình. Nhưng với anh, đấy là Drug, là thứ có thể cho anh niềm say sưa với cuộc sống.
James trong phim, dù có mâu thuẫn với 2 người cộng sự, nhưng anh đã khơi được đồng cảm ở nhiều người xem. Anh có nguyên tắc riêng của mình. Nguyên tắc đấy không đi ngược lại với tình cảm của con người. Anh cảm thương cho đứa trẻ bán DVD lậu, và còn hơn thế, dám liều mình truy tìm về nguyên nhân cái chết của một body bomber. Khoảnh khắc anh nhìn thấy cái chết của Beckham rồi dám moi bụng lôi mìn ra khỏi cơ thể đứa trẻ là sự hội ngộ đáng quý của chiến tranh, giữa đam mê công việc và nguyên tắc đạo đức. Có những thứ chiến tranh có thể lấy đi, nhưng có những thứ mãi còn đó. Chợt nhớ đến câu nói rất hay trong phim The Kite Runner (truyện của Khaled Hosseini): "War doesn't negate decency. It demands it, even more than in times of peace." James đã hoàn toàn chứng minh quan điểm này về chiến tranh.
Đọc review của mấy đồng chí ở trên mới ngã ngửa về tình trai. Thật sự, mình thấy những quan tâm giữa đồng đội với nhau, dù rất nhỏ, đấy đâu đi quá giới hạn của tình đồng chí. Có lẽ nhiều khi đấy là cách để bom đạn bớt inh ỏi, để nhiệt huyết và trung thành tiếp tục cháy.
The Hurt Locker xứng đáng là bộ phim hay nhất về chiến tranh Iraq.