Baì review có spoil cop từ blog Phanxine
http://www.phanxineblog.com/?p=2798#comments
Không hề nói quá, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay, dẫu cho phim không được quảng bá ầm ĩ, không được chiếu rộng rãi. Với riêng tui, The Hurt Locker còn là bộ phim Mỹ về đề tài chiến tranh Iraq hay nhất từ trước tới nay. Điều bất ngờ nhất: bộ phim được đạo diễn bởi một đạo diễn nữ, Kathryn Bigelow.
The hurt locker được làm theo phong cách phim tài liệu, không chỉ ở cách quay, mà còn ở cách dàn dựng, cách kể chuyện, và đặc biệt là sự diễn xuất của các diễn viên xuất sắc và chân thật đến độ xuyên suốt cả bộ phim tui hầu như bị cuốn vào và tin rằng đây là một câu chuyện có thật được ghi lại dưới ống kính của các nhà làm phim tài liệu. Khoảnh khắc duy nhất khiến tui hoàn toàn rớt ra khỏi bộ phim chính là sự xuất hiện của Ralph Fiennes, ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Anh. Dù chỉ trong 5 phút, và diễn xuất không tệ chút nào (sự thật thì Ralph là diễn viên yêu thích của tui), nhưng sự xuất hiện của Ralph Fiennes làm cho tui ý thức được đây chỉ là một bộ phim. Trên thực tế, Ralph không phải là diễn viên có tên tuổi làm khách mời duy nhất trong phim, nhưng anh là diễn viên dễ nhận diện nhất, nổi bật nhất.
Dàn diễn viên còn lại của bộ phim, với tui, là những diễn viên tài năng không tên tuổi. Họ đời thường, họ chân thật đến mức tưởng chừng như không một phút giay nào trên phim bạn thấy họ đang diễn. Họ không diễn, họ sống cuộc sống của mình.
Vì sao tui nói The hurt locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay? Nếu bạn đọc những review của tui từ đầu năm tới nay, bạn sẽ thấy tui thường than phiền rằng tui không quan tâm đến các nhân vật trong phim, không quan tâm số phận của nhân vật, không quan tâm chuyện gì sẽ ập đến, không thể chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật của phim. Với tui, quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với nhân vật trong phim là một yếu tố vô cùng quan trọng khi xem phim. Nó khiến cho tui cười, khóc, hồi hộp, bất ngờ. nó khiến tui cảm thấy mình đang ở trong bộ phim, hơn là chỉ đứng ngoài nhìn vào.
The hurt locker làm được điều đó. Không một giây phút nào trong bộ phim này mà tim tui không đập thình thịch vì hồi hộp và lo sợ. bộ phim tràn đầy sự hồi hộp và đầy ắp những bất ngờ, rất nhiều pha cháy nổ kinh hoàng, khiến tui nín thở, rồi thở phào, rồi giật bắn mình. So với các phim cháy-nổ-ì-xèo-không-trí-tuệ-mà-ai-cũng-biết-là-phim-gì, The Hurt Locker không thể sánh bằng về độ hoành tráng và kỹ xảo, nhưng mỗi trường đoạn, mỗi cú nổ, mỗi âm thanh được đặt vào đều khiến cho cảm xúc của khán giả như đang chơi trò tàu lượn cao tốc: lên thật cao rồi xuống thật nhanh và quay vòng vòng… Mọi giác quan – mắt, tai, dây thần kinh, não – được kết nối lại và phát huy tối đa trong từng trường đoạn. Cảnh quả bom nổ đầu tiên có lẽ là một trong những cảnh bom nổ xuất sắc nhất từ trước tới nay mà tui xem, rất đơn giản nhưng vô cùng chi tiết, chân thật và hiệu quả.
The Hurt Locker xoay quanh 38 ngày còn lại cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ để trở về nhà chuyển giao công tác của biệt đội Delta, một đơn vị có nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mìn ở Baghdad. Công việc đương nhiên là nguy hiểm, không chỉ bởi quả bom có thể nổ bất kỳ lúc nào nếu cắt nhầm dây, mà còn bởi quả bom có thể vô tình bị kích nổ chỉ bởi các thiết bị phát sóng từ đám dân thường xung quanh; không chỉ bởi quả bom sẽ giết chết họ ngay tức thì, mà cả những người dân tò mò xung quanh tụ tập để nhìn ngó cũng có thể vong mạng; không chỉ bởi họ có thể bị bắn tỉa từ bất kỳ nơi nào bởi không thể nào phân biệt được kẻ thù trong đám dân chúng – những kẻ đặt bom người Iraq ngang nhiên đứng ở ban công, cửa sổ đứng ngắm thành quả của mình, theo dõi đám lính Mỹ hò hét, cãi vã, hoảng loạn, căng thẳng…, mà còn bởi sự hiềm khích, mâu thuẫn trong chính đơn vị của mình dễ dàng dẫn đến những sai sót dù nhỏ nhặt cũng đủ lấy mạng người.
Chính vì công việc nguy hiểm, và đơn vị chỉ có ba người, nên nó càng đòi hỏi mỗi người trong đội phải hợp tác, phải hiểu nhau, phải đối thoại và chia sẻ với nhau mọi nguy nan. Nhưng ba người lính trong The Hurt Locker không phải lúc nào cũng đồng thuận. Đó là chuyên viên Owen Eldridge, luôn hồi hộp, căng thẳng và luôn mặc cảm với chính nỗi sợ của mình đến khổ sở, nhưng luôn muốn làm vui lòng người khác. Là sĩ quan J. T. Sanborn, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ, bao bọc cho đồng đội đang gỡ bom, một người luôn cẩn thận, không bao giờ phàn nàn, là người luôn đòi hỏi phải làm việc theo nguyên tắc, bởi anh không muốn bất kỳ rủi ro nào xảy ra, và hy vọng rằng sự cẩn thận sẽ giúp anh trở về nhà sống sót. Và cuối cùng là chỉ huy trưởng William James, người gia nhập biệt đội Delta sau cùng sau khi chỉ huy trưởng của Delta hy sinh. Thái độ ban đầu của William khi gặp J.T đã tạo ra những mâu thuẫn: J.T muốn hoà đồng, James tỏ vẻ bất cần. Hút thuốc như ống khói, nghe heavy metal điên loạn, luôn hài hước có phần mỉa mai, luôn trong trạng thái thư giãn không nghĩ ngợi, chẳng quan tâm nhiều đên kỷ luật quân đội, William tự tìm kiếm cho mình một cảm hứng, một thách thức khi đối mặt với một quả bom để vượt qua sự hồi hộp. Khi William kéo ra sợi dây kích nổ giấu trong chiếc xe đầy ắp những bom, hay tìm ra đám bom ngổn ngang dấu dưới lòng đường, anh như tìm thấy một niềm vinh quang. Sanborn căm ghét thái độ làm việc tự tiện bất hợp tác của anh, bởi với Sanborn, William James là một thằng điên láo lếu. Không phải J.T hèn nhát. Chỉ đơn giản, lối làm việc của họ khác nhau: một kẻ đòi hỏi nguyên tắc, muốn an toàn cho tất cả mọi người, một kẻ đam mê với công việc, đã làm phải làm cho xong, và làm bằng hết tình cảm và trách nhiệm của mình với công việc đó. Như lời mở đầu của phim, với William James, war is a drug. Không như J.T và nhiều người lính khác chỉ muốn xong việc để về nhà, William James xem công việc là một thú vui mỗi ngày. Không phải anh không có gia đình – vợ hiền con ngoan đang ở nhà chờ đợi anh – mà bởi anh biết công việc và nhiệm vụ vẫn đến, anh vẫn phải làm, và thay vì phải căng thẳng hồi hộp với nó, tại sao không tìm cho mình một thái độ sống thoải mái và đầy niềm vui. Cách William làm công việc gỡ bom mìn không như một chuyên gia kỹ thuật, mà nó gần như một nghệ sĩ: bay bổng và đầy đam mê. Anh không chỉ hiểu cách thức quả bom hoạt động ra sao, anh còn hiểu cả tâm lý của những kẻ đặt bom. Một trong những cảnh xuất sắc và hồi hộp nhất trong phim là khi William tò mò tìm hiểu cách thức đặt bom trong một chiếc xe hơi, những kẻ đặt bom đứng từ ban công quay phim theo dõi và tò mò xem kẻ gỡ bom bằng cách nào có thể gỡ bom.
Tui không biết Jeremy Renner, nam diễn viên thủ vai William James là ai, nhưng tui nghĩ anh xứng đáng nhận được một đề cử Oscar năm tới. Diễn xuất của anh chân thật và đời thường, không một chút căng cứng đã làm toát nên cả một đời sống của William James, như thể tui từng biết con người này. Sự phức tạp về mặt tinh cách của William James, như mỗi con người của chúng ta ngoài đời, không như các nhân vật trên phim ảnh mà chúng ta thường thấy, được hiện rõ trên mỗi biểu hiện trên khuôn mặt, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của William. Một mặt, William trịch thượng và tự cao, nhưng mặt khác, trong anh có sự hoà đồng, sự đáng quý khi anh vui đùa với thằng nhỏ Iraq bán DVD lậu, hay khi anh giữ bình tĩnh để giải quyết những tình huống hiểm nguy và trấn an đồng đội. Chính vì lẽ đó, quan hệ giữa James và Sanborn phức tạp hơn: vừa ganh đua, vừa đối nghịch bởi không thể hiểu nhau, nhưng đồng thời vẫn gắn bó tình anh em. Trong một cảnh đùa giỡn trong đêm của ba đồng chí, James và Sanborn đấm vào bụng nhau và đè nhau ra, vật lộn và quấn quít nhau – như thể cuộc vật lộn này sẽ kết thúc hoặc bằng một vụ giết người hoặc bằng một đêm :brokeback: (Nếu bạn còn nhớ về vụ Point Break ‘gay’ thế nào, thì trong The Hurt Locker, James và Sanborn cũng phảng phất ‘tình trai’ kiểu đó. Không quá bất ngờ nếu bạn biết cả hai phim đều do một đạo diễn thực hiện. Kathryn Bigelow từng thực hiện Point Break, Blue Stell, Strange Days và K-19: The Widowmaker, những bộ phim không hẳn lúc nào cũng xuất sắc nhưng chắc chắn luôn thú vị và độc đáo).
Với ba nhân vật, Bigelow đẩy họ vào những tình huống căng thẳng, mà giải quyết một vấn đề lại phải đối mặt với một vấn đề khác, vấn đề sau lại khó khăn nguy hiểm gấp bội phần vấn đề trước, càng về sau những nhiệm vụ được giao, những khó khăn phải đối mặt lại càng mở ra cho khán giả thấy bên trong của mỗi nhân vật, khiến họ bộc lộ cuộc đời của họ, tâm trạng của họ, mơ ước của họ. Như tui nói ở trên, kịch bản khiến tui quan tâm đến những nhân vật này, khiến tui buộc phải theo dõi họ, yêu quý họ, lo lắng cho họ, cầu mong cho họ vượt qua nguy hiểm để được quay trở về nhà, vui mừng khi họ hiểu nhau, đau khổ khi người thân của họ chết, bàng hoàng khi đồng đội của họ qua đời, thở phào khi họ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Được chắp bút bởi Mark Boal, nhà báo, nhà biên kịch, người từng viết bài báo đã được chuyển thể thành phim In the Valley of Elah, The Hurt Locker có cái hồn và đời sống của những người lính Mỹ ở Iraq. Boal đã bỏ nhiều thời gian để sống với một biệt đội gỡ bom của Mỹ tại Iraq, mà vì lẽ đó bộ phim đầy những chi tiết chân thật và sắc bén. Đó là lý do mà những diễn viên tên tuổi như Guy Pearce, David Morse và Ralph Fiennes nhận lời đóng những vai rất nhỏ trong phim. Phim do Barry Ackroyd làm DP – người từng đem cảm giác chao đảo hỗn loạn đến cho United 93, bộ phim về vụ khủng bố trên chuyến bay United 93 vào ngày 11.9.2001. Phim được quay với bốn máy quay cầm tay cùng một lúc, cho phép hai nhà dựng phim Bob Murawski và Chris Innis hơn 200 tiếng phim thô để chọn lựa và xử lý.
The Hurt Locker là một phim trí tuệ, không phải kiểu trí tuệ không ai hiểu gì, mà kiểu trí tuệ mà khi xem, ai cũng có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra, ai đang làm gì, ở đâu, hiểm nguy đến từ đâu, vì sao họ phải làm vậy, nhưng đồng thời luôn khiến người xem phải dán mắt, căng tai, vận động trí não để theo dõi số phận của những nhân vật trong phim không thể dứt ra được.Và vì lý do đó, tui lại nói thêm một lần nữa, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm đến nay mà tui đã được xem.
Nói thêm chút: Tui vẫn chưa hiểu vì sao phim có tựa là The Hurt Locker. Theo như tui đọc được thì tựa phim được cảm hứng từ một bài thơ của Brian Turner. Hurt Locker hình như là cái nơi cất giữ những kỷ vật liệt sĩ, là nơi không một người lính Mỹ nào muốn đồ vật của mình được đặt vào.
http://www.phanxineblog.com/?p=2798#comments
Không hề nói quá, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay, dẫu cho phim không được quảng bá ầm ĩ, không được chiếu rộng rãi. Với riêng tui, The Hurt Locker còn là bộ phim Mỹ về đề tài chiến tranh Iraq hay nhất từ trước tới nay. Điều bất ngờ nhất: bộ phim được đạo diễn bởi một đạo diễn nữ, Kathryn Bigelow.
The hurt locker được làm theo phong cách phim tài liệu, không chỉ ở cách quay, mà còn ở cách dàn dựng, cách kể chuyện, và đặc biệt là sự diễn xuất của các diễn viên xuất sắc và chân thật đến độ xuyên suốt cả bộ phim tui hầu như bị cuốn vào và tin rằng đây là một câu chuyện có thật được ghi lại dưới ống kính của các nhà làm phim tài liệu. Khoảnh khắc duy nhất khiến tui hoàn toàn rớt ra khỏi bộ phim chính là sự xuất hiện của Ralph Fiennes, ngôi sao nổi tiếng của điện ảnh Anh. Dù chỉ trong 5 phút, và diễn xuất không tệ chút nào (sự thật thì Ralph là diễn viên yêu thích của tui), nhưng sự xuất hiện của Ralph Fiennes làm cho tui ý thức được đây chỉ là một bộ phim. Trên thực tế, Ralph không phải là diễn viên có tên tuổi làm khách mời duy nhất trong phim, nhưng anh là diễn viên dễ nhận diện nhất, nổi bật nhất.
Dàn diễn viên còn lại của bộ phim, với tui, là những diễn viên tài năng không tên tuổi. Họ đời thường, họ chân thật đến mức tưởng chừng như không một phút giay nào trên phim bạn thấy họ đang diễn. Họ không diễn, họ sống cuộc sống của mình.
Vì sao tui nói The hurt locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm tới nay? Nếu bạn đọc những review của tui từ đầu năm tới nay, bạn sẽ thấy tui thường than phiền rằng tui không quan tâm đến các nhân vật trong phim, không quan tâm số phận của nhân vật, không quan tâm chuyện gì sẽ ập đến, không thể chia sẻ, đồng cảm với các nhân vật của phim. Với tui, quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với nhân vật trong phim là một yếu tố vô cùng quan trọng khi xem phim. Nó khiến cho tui cười, khóc, hồi hộp, bất ngờ. nó khiến tui cảm thấy mình đang ở trong bộ phim, hơn là chỉ đứng ngoài nhìn vào.
The hurt locker làm được điều đó. Không một giây phút nào trong bộ phim này mà tim tui không đập thình thịch vì hồi hộp và lo sợ. bộ phim tràn đầy sự hồi hộp và đầy ắp những bất ngờ, rất nhiều pha cháy nổ kinh hoàng, khiến tui nín thở, rồi thở phào, rồi giật bắn mình. So với các phim cháy-nổ-ì-xèo-không-trí-tuệ-mà-ai-cũng-biết-là-phim-gì, The Hurt Locker không thể sánh bằng về độ hoành tráng và kỹ xảo, nhưng mỗi trường đoạn, mỗi cú nổ, mỗi âm thanh được đặt vào đều khiến cho cảm xúc của khán giả như đang chơi trò tàu lượn cao tốc: lên thật cao rồi xuống thật nhanh và quay vòng vòng… Mọi giác quan – mắt, tai, dây thần kinh, não – được kết nối lại và phát huy tối đa trong từng trường đoạn. Cảnh quả bom nổ đầu tiên có lẽ là một trong những cảnh bom nổ xuất sắc nhất từ trước tới nay mà tui xem, rất đơn giản nhưng vô cùng chi tiết, chân thật và hiệu quả.
The Hurt Locker xoay quanh 38 ngày còn lại cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ để trở về nhà chuyển giao công tác của biệt đội Delta, một đơn vị có nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mìn ở Baghdad. Công việc đương nhiên là nguy hiểm, không chỉ bởi quả bom có thể nổ bất kỳ lúc nào nếu cắt nhầm dây, mà còn bởi quả bom có thể vô tình bị kích nổ chỉ bởi các thiết bị phát sóng từ đám dân thường xung quanh; không chỉ bởi quả bom sẽ giết chết họ ngay tức thì, mà cả những người dân tò mò xung quanh tụ tập để nhìn ngó cũng có thể vong mạng; không chỉ bởi họ có thể bị bắn tỉa từ bất kỳ nơi nào bởi không thể nào phân biệt được kẻ thù trong đám dân chúng – những kẻ đặt bom người Iraq ngang nhiên đứng ở ban công, cửa sổ đứng ngắm thành quả của mình, theo dõi đám lính Mỹ hò hét, cãi vã, hoảng loạn, căng thẳng…, mà còn bởi sự hiềm khích, mâu thuẫn trong chính đơn vị của mình dễ dàng dẫn đến những sai sót dù nhỏ nhặt cũng đủ lấy mạng người.
Chính vì công việc nguy hiểm, và đơn vị chỉ có ba người, nên nó càng đòi hỏi mỗi người trong đội phải hợp tác, phải hiểu nhau, phải đối thoại và chia sẻ với nhau mọi nguy nan. Nhưng ba người lính trong The Hurt Locker không phải lúc nào cũng đồng thuận. Đó là chuyên viên Owen Eldridge, luôn hồi hộp, căng thẳng và luôn mặc cảm với chính nỗi sợ của mình đến khổ sở, nhưng luôn muốn làm vui lòng người khác. Là sĩ quan J. T. Sanborn, đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ, bao bọc cho đồng đội đang gỡ bom, một người luôn cẩn thận, không bao giờ phàn nàn, là người luôn đòi hỏi phải làm việc theo nguyên tắc, bởi anh không muốn bất kỳ rủi ro nào xảy ra, và hy vọng rằng sự cẩn thận sẽ giúp anh trở về nhà sống sót. Và cuối cùng là chỉ huy trưởng William James, người gia nhập biệt đội Delta sau cùng sau khi chỉ huy trưởng của Delta hy sinh. Thái độ ban đầu của William khi gặp J.T đã tạo ra những mâu thuẫn: J.T muốn hoà đồng, James tỏ vẻ bất cần. Hút thuốc như ống khói, nghe heavy metal điên loạn, luôn hài hước có phần mỉa mai, luôn trong trạng thái thư giãn không nghĩ ngợi, chẳng quan tâm nhiều đên kỷ luật quân đội, William tự tìm kiếm cho mình một cảm hứng, một thách thức khi đối mặt với một quả bom để vượt qua sự hồi hộp. Khi William kéo ra sợi dây kích nổ giấu trong chiếc xe đầy ắp những bom, hay tìm ra đám bom ngổn ngang dấu dưới lòng đường, anh như tìm thấy một niềm vinh quang. Sanborn căm ghét thái độ làm việc tự tiện bất hợp tác của anh, bởi với Sanborn, William James là một thằng điên láo lếu. Không phải J.T hèn nhát. Chỉ đơn giản, lối làm việc của họ khác nhau: một kẻ đòi hỏi nguyên tắc, muốn an toàn cho tất cả mọi người, một kẻ đam mê với công việc, đã làm phải làm cho xong, và làm bằng hết tình cảm và trách nhiệm của mình với công việc đó. Như lời mở đầu của phim, với William James, war is a drug. Không như J.T và nhiều người lính khác chỉ muốn xong việc để về nhà, William James xem công việc là một thú vui mỗi ngày. Không phải anh không có gia đình – vợ hiền con ngoan đang ở nhà chờ đợi anh – mà bởi anh biết công việc và nhiệm vụ vẫn đến, anh vẫn phải làm, và thay vì phải căng thẳng hồi hộp với nó, tại sao không tìm cho mình một thái độ sống thoải mái và đầy niềm vui. Cách William làm công việc gỡ bom mìn không như một chuyên gia kỹ thuật, mà nó gần như một nghệ sĩ: bay bổng và đầy đam mê. Anh không chỉ hiểu cách thức quả bom hoạt động ra sao, anh còn hiểu cả tâm lý của những kẻ đặt bom. Một trong những cảnh xuất sắc và hồi hộp nhất trong phim là khi William tò mò tìm hiểu cách thức đặt bom trong một chiếc xe hơi, những kẻ đặt bom đứng từ ban công quay phim theo dõi và tò mò xem kẻ gỡ bom bằng cách nào có thể gỡ bom.
Tui không biết Jeremy Renner, nam diễn viên thủ vai William James là ai, nhưng tui nghĩ anh xứng đáng nhận được một đề cử Oscar năm tới. Diễn xuất của anh chân thật và đời thường, không một chút căng cứng đã làm toát nên cả một đời sống của William James, như thể tui từng biết con người này. Sự phức tạp về mặt tinh cách của William James, như mỗi con người của chúng ta ngoài đời, không như các nhân vật trên phim ảnh mà chúng ta thường thấy, được hiện rõ trên mỗi biểu hiện trên khuôn mặt, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của William. Một mặt, William trịch thượng và tự cao, nhưng mặt khác, trong anh có sự hoà đồng, sự đáng quý khi anh vui đùa với thằng nhỏ Iraq bán DVD lậu, hay khi anh giữ bình tĩnh để giải quyết những tình huống hiểm nguy và trấn an đồng đội. Chính vì lẽ đó, quan hệ giữa James và Sanborn phức tạp hơn: vừa ganh đua, vừa đối nghịch bởi không thể hiểu nhau, nhưng đồng thời vẫn gắn bó tình anh em. Trong một cảnh đùa giỡn trong đêm của ba đồng chí, James và Sanborn đấm vào bụng nhau và đè nhau ra, vật lộn và quấn quít nhau – như thể cuộc vật lộn này sẽ kết thúc hoặc bằng một vụ giết người hoặc bằng một đêm :brokeback: (Nếu bạn còn nhớ về vụ Point Break ‘gay’ thế nào, thì trong The Hurt Locker, James và Sanborn cũng phảng phất ‘tình trai’ kiểu đó. Không quá bất ngờ nếu bạn biết cả hai phim đều do một đạo diễn thực hiện. Kathryn Bigelow từng thực hiện Point Break, Blue Stell, Strange Days và K-19: The Widowmaker, những bộ phim không hẳn lúc nào cũng xuất sắc nhưng chắc chắn luôn thú vị và độc đáo).
Với ba nhân vật, Bigelow đẩy họ vào những tình huống căng thẳng, mà giải quyết một vấn đề lại phải đối mặt với một vấn đề khác, vấn đề sau lại khó khăn nguy hiểm gấp bội phần vấn đề trước, càng về sau những nhiệm vụ được giao, những khó khăn phải đối mặt lại càng mở ra cho khán giả thấy bên trong của mỗi nhân vật, khiến họ bộc lộ cuộc đời của họ, tâm trạng của họ, mơ ước của họ. Như tui nói ở trên, kịch bản khiến tui quan tâm đến những nhân vật này, khiến tui buộc phải theo dõi họ, yêu quý họ, lo lắng cho họ, cầu mong cho họ vượt qua nguy hiểm để được quay trở về nhà, vui mừng khi họ hiểu nhau, đau khổ khi người thân của họ chết, bàng hoàng khi đồng đội của họ qua đời, thở phào khi họ thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Được chắp bút bởi Mark Boal, nhà báo, nhà biên kịch, người từng viết bài báo đã được chuyển thể thành phim In the Valley of Elah, The Hurt Locker có cái hồn và đời sống của những người lính Mỹ ở Iraq. Boal đã bỏ nhiều thời gian để sống với một biệt đội gỡ bom của Mỹ tại Iraq, mà vì lẽ đó bộ phim đầy những chi tiết chân thật và sắc bén. Đó là lý do mà những diễn viên tên tuổi như Guy Pearce, David Morse và Ralph Fiennes nhận lời đóng những vai rất nhỏ trong phim. Phim do Barry Ackroyd làm DP – người từng đem cảm giác chao đảo hỗn loạn đến cho United 93, bộ phim về vụ khủng bố trên chuyến bay United 93 vào ngày 11.9.2001. Phim được quay với bốn máy quay cầm tay cùng một lúc, cho phép hai nhà dựng phim Bob Murawski và Chris Innis hơn 200 tiếng phim thô để chọn lựa và xử lý.
The Hurt Locker là một phim trí tuệ, không phải kiểu trí tuệ không ai hiểu gì, mà kiểu trí tuệ mà khi xem, ai cũng có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra, ai đang làm gì, ở đâu, hiểm nguy đến từ đâu, vì sao họ phải làm vậy, nhưng đồng thời luôn khiến người xem phải dán mắt, căng tai, vận động trí não để theo dõi số phận của những nhân vật trong phim không thể dứt ra được.Và vì lý do đó, tui lại nói thêm một lần nữa, The Hurt Locker là bộ phim hay nhất từ đầu năm đến nay mà tui đã được xem.
Nói thêm chút: Tui vẫn chưa hiểu vì sao phim có tựa là The Hurt Locker. Theo như tui đọc được thì tựa phim được cảm hứng từ một bài thơ của Brian Turner. Hurt Locker hình như là cái nơi cất giữ những kỷ vật liệt sĩ, là nơi không một người lính Mỹ nào muốn đồ vật của mình được đặt vào.
Chỉnh sửa lần cuối: