Giấc mơ khởi nghiệp tạo nên cuộc cách mạng toàn ngành như thế hệ đi trước của giới trẻ đang ngày càng lụi tàn. Chuyện gì đang diễn ra?
Tất nhiên đây là con đường dẫn đến thành công, kiếm được nhiều tiền và trở thành tỷ phú nhưng không phải cách mà Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Elon Musk đã đi.
"Để trở thành Mark Zuckerberg hoặc Elon Musk tiếp theo, bạn cần phải là người đột phá tiên phong, tức là tạo nên cuộc cách mạng trong một ngành công nghiệp, xây dựng nên một ngành công nghiệp hoàn toàn mới", giáo sư Kimberly Eddleston của trường Đại học Northeastern nói.
Theo bà Eddleston, nhờ chiến thuật mua lại các đối thủ tiềm tàng, đầu tư cho các startup mà nhiều ông lớn vẫn giữ vị thế của mình, qua đó hạn chế Gen Z trỗi dậy.
Ví dụ Facebook dù không còn giữ được sự hấp dẫn như thời kỳ năm 2009 nhưng gần một nửa nhân loại vẫn sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau của Meta. Đặc biệt hơn là chủ yếu các sản phẩm này lại nhờ mua lại, ví dụ như Instagram và WhatsApp, mà không có bất kỳ đối thủ mới nổi rõ ràng nào.
Tiền đâu?
Tờ BI nhận định một yếu tố nữa khiến các nhà khởi nghiệp Gen Z khó vươn mình là thị trường vốn đầu tư mạo hiểm đã bão hòa. Các nhà đầu tư hiện nay muốn thấy lợi nhuận hơn là những lời hứa suông về một cuộc cách mạng toàn ngành.
Từ quý IV/2021 đến quý IV/2023, vốn đầu tư mạo hiểm vào startup đã giảm mạnh từ 52,8 tỷ USD xuống còn 10,6 tỷ USD, mức thấp nhất trong bất kỳ quý nào kể từ năm 2019.
Ngay cả những lời hứa của Elon Musk về một tương lai taxi điện tự lái cũng chẳng còn thu hút nhà đầu tư nữa khi giá cổ phiếu giảm 9% trong ngày Tesla ra mắt Cybercab.
Thế rồi lãi suất tăng cùng những vụ bê bối của Adam Neumann và Elizabeth Holmes đã khiến chính phủ và nhà đầu tư siết chặt quản lý thị trường, đồng thời cẩn trọng hơn khi rót vốn.
"Nhà đầu tư giờ đây không còn bị mê hoặc bởi những lời cường điệu nữa, họ muốn lợi nhuận thực sự đằng sau đó", nhà khởi nghiệp Alexandra Debow mới 22 tuổi đã phát triển dự án chia sẻ ảnh Swsh, cho biết.
Tất nhiên với cơn sốt trí thông minh nhân tạo (AI) hiện nay thì Gen Z vẫn có cơ hội, nhưng chủ yếu là để làm giàu hơn là đột phá.
Nhà đồng sáng lập Alexandr Wang của Scale AI đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 27 với tài sản ròng 2 tỷ USD. Thế nhưng Wang lại chưa đạt đến mức độ như Mark Zuckerberg khi chỉ dựa trên nền tảng công nghệ AI sẵn có.
Một số cái tên nổi bật như Elizabeth Holmes thì lại đang ngồi tủ. Cái tên Sam Fried Bankman từng nằm trong danh sách 30 Under 30 của Forbes thì hiện cũng đang phải nằm sau song sắt.
Cuối cùng, việc Gen Z coi trọng giá trị bản thân hơn thế hệ trước cũng là vấn đề.
Trong một cuộc khảo sát của Deloitte, khoảng 40% người lao động trẻ cho biết họ đã từ chối những nhà tuyển dụng không phù hợp với giá trị của họ hoặc từ chối công việc mà họ thấy là phi đạo đức.
Rõ ràng Gen Z muốn sự thoải mái hơn trong công việc, nhưng sự thoải mái thì không thể tạo nên cách mạng toàn ngành.
Trớ trêu thay, nguyên nhân một phần đến từ chính sự bành trướng của Internet, mạng xã hội và câu chuyện cân bằng cuộc sống thay vì vắt kiệt sức lao động của nhiều "chuyên gia".
Theo Genk
Tất nhiên đây là con đường dẫn đến thành công, kiếm được nhiều tiền và trở thành tỷ phú nhưng không phải cách mà Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Elon Musk đã đi.
"Để trở thành Mark Zuckerberg hoặc Elon Musk tiếp theo, bạn cần phải là người đột phá tiên phong, tức là tạo nên cuộc cách mạng trong một ngành công nghiệp, xây dựng nên một ngành công nghiệp hoàn toàn mới", giáo sư Kimberly Eddleston của trường Đại học Northeastern nói.
Theo bà Eddleston, nhờ chiến thuật mua lại các đối thủ tiềm tàng, đầu tư cho các startup mà nhiều ông lớn vẫn giữ vị thế của mình, qua đó hạn chế Gen Z trỗi dậy.
Ví dụ Facebook dù không còn giữ được sự hấp dẫn như thời kỳ năm 2009 nhưng gần một nửa nhân loại vẫn sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau của Meta. Đặc biệt hơn là chủ yếu các sản phẩm này lại nhờ mua lại, ví dụ như Instagram và WhatsApp, mà không có bất kỳ đối thủ mới nổi rõ ràng nào.
Tiền đâu?
Tờ BI nhận định một yếu tố nữa khiến các nhà khởi nghiệp Gen Z khó vươn mình là thị trường vốn đầu tư mạo hiểm đã bão hòa. Các nhà đầu tư hiện nay muốn thấy lợi nhuận hơn là những lời hứa suông về một cuộc cách mạng toàn ngành.
Từ quý IV/2021 đến quý IV/2023, vốn đầu tư mạo hiểm vào startup đã giảm mạnh từ 52,8 tỷ USD xuống còn 10,6 tỷ USD, mức thấp nhất trong bất kỳ quý nào kể từ năm 2019.
Ngay cả những lời hứa của Elon Musk về một tương lai taxi điện tự lái cũng chẳng còn thu hút nhà đầu tư nữa khi giá cổ phiếu giảm 9% trong ngày Tesla ra mắt Cybercab.
Thế rồi lãi suất tăng cùng những vụ bê bối của Adam Neumann và Elizabeth Holmes đã khiến chính phủ và nhà đầu tư siết chặt quản lý thị trường, đồng thời cẩn trọng hơn khi rót vốn.
"Nhà đầu tư giờ đây không còn bị mê hoặc bởi những lời cường điệu nữa, họ muốn lợi nhuận thực sự đằng sau đó", nhà khởi nghiệp Alexandra Debow mới 22 tuổi đã phát triển dự án chia sẻ ảnh Swsh, cho biết.
Tất nhiên với cơn sốt trí thông minh nhân tạo (AI) hiện nay thì Gen Z vẫn có cơ hội, nhưng chủ yếu là để làm giàu hơn là đột phá.
Nhà đồng sáng lập Alexandr Wang của Scale AI đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 27 với tài sản ròng 2 tỷ USD. Thế nhưng Wang lại chưa đạt đến mức độ như Mark Zuckerberg khi chỉ dựa trên nền tảng công nghệ AI sẵn có.
Một số cái tên nổi bật như Elizabeth Holmes thì lại đang ngồi tủ. Cái tên Sam Fried Bankman từng nằm trong danh sách 30 Under 30 của Forbes thì hiện cũng đang phải nằm sau song sắt.
Cuối cùng, việc Gen Z coi trọng giá trị bản thân hơn thế hệ trước cũng là vấn đề.
Trong một cuộc khảo sát của Deloitte, khoảng 40% người lao động trẻ cho biết họ đã từ chối những nhà tuyển dụng không phù hợp với giá trị của họ hoặc từ chối công việc mà họ thấy là phi đạo đức.
Rõ ràng Gen Z muốn sự thoải mái hơn trong công việc, nhưng sự thoải mái thì không thể tạo nên cách mạng toàn ngành.
Trớ trêu thay, nguyên nhân một phần đến từ chính sự bành trướng của Internet, mạng xã hội và câu chuyện cân bằng cuộc sống thay vì vắt kiệt sức lao động của nhiều "chuyên gia".
Theo Genk