DanielTran
Well-Known Member
Ðề: tháp pisa của vn
Daniel thấy bài viết này có thể phần nào giải thích cho sự cố trên. Theo đó căn nhà bị ngã nhiều khả năng sử dụng móng nông, và căn nhà chuẩn bị xây dựng cũng thế (đang đóng cừ).
(trích)
...Nền đất khi tiếp nhận tải trọng này không chỉ đơn thuần truyền thẳng xuống dưới, mà còn gây áp lực ra phần đất chung quanh. Thông thường các vị trí móng của hai nhà lân cận nằm cạnh nhau hoặc rất gần nhau. Khi một nhà đào móng, phần đất mất đi sẽ làm giảm sức chịu tải của lớp đất bên dưới móng có sẵn (của nhà bên cạnh). Hệ quả là móng cũ ở vị trí đó sẽ bị lún xuống, có thể kèm theo đất bên dưới sẽ bị sạt vào khoảng trống vừa được tạo ra. Ngược lại khi căn nhà mới đã được xây dựng xong, nếu nó quá cao và nặng, sẽ truyền một áp lực lớn hơn nhiều xuống móng, có thể khiến cho móng bên cạnh bị đẩy trồi lên...
...Có hai nhóm giải pháp móng. Các loại móng đơn, móng kép, móng chân vịt, móng băng (băng ngang nhà, băng dọc nhà, băng hai phương), móng bè,... được xếp vào loại móng nông, là nhóm móng truyền tải trực tiếp vào một lớp đất dày và có sức chịu tải tốt ở trên cùng. Nhóm thứ hai là móng sâu, truyền tải xuyên qua nhiều lớp đất sâu hàng chục mét như các loại móng cọc đóng, móng cọc ép, móng cọc khoan nhồi,...
Source:
Daniel thấy bài viết này có thể phần nào giải thích cho sự cố trên. Theo đó căn nhà bị ngã nhiều khả năng sử dụng móng nông, và căn nhà chuẩn bị xây dựng cũng thế (đang đóng cừ).
(trích)
...Nền đất khi tiếp nhận tải trọng này không chỉ đơn thuần truyền thẳng xuống dưới, mà còn gây áp lực ra phần đất chung quanh. Thông thường các vị trí móng của hai nhà lân cận nằm cạnh nhau hoặc rất gần nhau. Khi một nhà đào móng, phần đất mất đi sẽ làm giảm sức chịu tải của lớp đất bên dưới móng có sẵn (của nhà bên cạnh). Hệ quả là móng cũ ở vị trí đó sẽ bị lún xuống, có thể kèm theo đất bên dưới sẽ bị sạt vào khoảng trống vừa được tạo ra. Ngược lại khi căn nhà mới đã được xây dựng xong, nếu nó quá cao và nặng, sẽ truyền một áp lực lớn hơn nhiều xuống móng, có thể khiến cho móng bên cạnh bị đẩy trồi lên...
...Có hai nhóm giải pháp móng. Các loại móng đơn, móng kép, móng chân vịt, móng băng (băng ngang nhà, băng dọc nhà, băng hai phương), móng bè,... được xếp vào loại móng nông, là nhóm móng truyền tải trực tiếp vào một lớp đất dày và có sức chịu tải tốt ở trên cùng. Nhóm thứ hai là móng sâu, truyền tải xuyên qua nhiều lớp đất sâu hàng chục mét như các loại móng cọc đóng, móng cọc ép, móng cọc khoan nhồi,...
Source:
Mã:
http://khoahocphothong.com.vn/?mid=NjM=&nid=MjQ0Mw==&act=dmlld2RldGFpbA==