Em bổ sung thêm ý của bác Digital Man.
Nguyên văn cái điều 15 của luật Cạnh tranh 2004 là
Mã:
[B]Điều 15. [/B]Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;
b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.
2. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định.
3. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, các doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh của quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định khác của Luật này.
Khái niệm độc quyền nhà nước (độc quyền quốc doanh) để chỉ các công ty có vị trí thống lĩnh hoặc sức mạnh thị trường nhờ các hạn chế về cạnh tranh do nhà nước tạo ra. Trong hầu hết các trường hợp, các công ty thuộc loại này do nhà nước sở hữu và nhà nước không cho phép bất kỳ một công ty tư nhân nào cạnh tranh.
Nước ta hiện chưa có luật về độc quyền nhà nước. Các văn bản luật và dưới luật hiện nay không quy định cụ thể những lĩnh vực nào thuộc độc quyền nhà nước mà chỉ quy định báo chí, xuất bản, truyền hình là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (Luật đầu tư 2005) và theo Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ ở lĩnh vực xuất bản, báo chí và trên 50% vốn điều lệ với lĩnh vực sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi. Trong bối cảnh nhà nước chủ trương "xã hội hóa", thì kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền là hiện tại và tương lai khó được xếp vào lĩnh vực độc quyền nhà nước.
Ngoài ra, pháp lệnh giá và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay cũng chưa hề đưa cơ chế kiểm soát giá đối với dịch vụ truyền hình trả tiền, giống như các mặt hàng độc quyền xăng dầu, điện, nước v.v. Giá dịch vụ PayTV hiện vẫn do các doanh nghiệp tự quyết định mà không cần phải trình Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính thẩm định và phê chuẩn. Lấy cơ sở gì để Nhà nước quyết định giá dịch vụ của K+?
Nói thế để thấy kiện K+ vi phạm điều 15 luật Cạnh tranh (theo suy nghĩ chủ quan của tớ) là chuyện của những người thích đùa. Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, nơi chắp bút đạo luật Cạnh tranh, đang còn phải "ngâm cứu", một cách nói để khỏa lấp một thực tế là chúng ta chưa có đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh hành vi kinh doanh của K+ theo hướng tiết kiệm chi phí cho xã hội.