Liệu sự thiếu vắng an ninh mạng có đồng nghĩa với một thế giới an toàn hơn không? Nhà nghiên cứu bảo mật ưu tú tại Kaspersky cho rằng chúng ta nên suy xét lại bằng cách đưa ra những hiện thực về thế giới công nghệ không có an ninh mạng.
Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của Kaspersky, đi sâu vào các tình huống thay thế của một thế giới không có các công ty, giải pháp và dịch vụ an ninh mạng. Ông đã tiết lộ một khả năng có thể xảy ra “Thảm họa số” (Digital Dystopia) khi ngành công nghiệp quốc phòng trực tuyến bị loại bỏ khỏi phương trình.
Ông Kamluk cho biết: “Chi tiêu cho an ninh mạng toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt lên 460 tỷ đô la trong những năm tới, gần gấp đôi chi tiêu tích lũy năm 2021 và gần bằng tổng GDP hiện tại của Thái Lan. Bối cảnh mối đe dọa hiện tại có thể đưa dự báo này lên một vài cấp độ nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế trên toàn thế giới. Vì vậy, không có gì lạ khi đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại đầu tư quá nhiều vào an ninh mạng và liệu có đáng để tiết kiệm hết số tiền dành cho an ninh mạng vào việc khác không”.
Mặc dù có thể, nhưng ông Kamluk đã liệt kê những lý do vì sao không ai lại chọn sống trong một thế giới không có an ninh mạng:
Đồng thời, gian lận trong các giao dịch mua bán cũng có khả năng xảy ra khi tất cả mọi người đều có thể dùng danh tính của người khác để mua hàng và thậm chí chuyển tiền. Nếu không có kiểm soát truy cập, các cuộc khảo sát và bỏ phiếu điện tử có thể bị gian lận. Không ai có tài khoản cá nhân trực tuyến và không có gì là riêng tư nữa.
Thiếu đi tính toàn vẹn cũng làm cho tin tức và thông tin trở nên không đáng tin cậy, tin giả và thông tin sai lệch theo đó dự kiến sẽ gia tăng. Về cơ bản, mọi thứ đều có thể bị làm giả trong một thế giới không có an ninh mạng.
“Tôi nhìn thấy một thế giới không có an ninh mạng giống như một “thảm họa số” - nơi không một ai có thể khai thác đầy đủ các cơ hội từ những công nghệ mới nhất mà chúng ta đang sở hữu. Nếu không có các công ty và giải pháp hoạt động phía sau để bảo vệ dữ liệu, danh tính của chúng ta, tin tức mà chúng ta đọc cũng như các ứng dụng và thiết bị chúng ta sử dụng, chúng ta sẽ phải tự mình vượt qua những rủi ro và tôi chắc chắn rằng sẽ không ai chọn sống trong một thế giới hỗn loạn như thế. Ngày nay, an ninh mạng thường là một phần vô hình trong cuộc sống, là điều mà chúng ta xem là đương nhiên, nhưng dưới góc độ một nền văn minh, chúng ta đang “nợ” nó với những vai trò và đóng góp nó mang lại”, ông Kamluk cho biết thêm.
Khi đề cập đến các rủi ro, ông Kamluk cũng tiết lộ trong bài thuyết trình của mình rằng chỉ tính riêng từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 7,2 tỷ cuộc tấn công bởi các đối tượng độc hại bao gồm phần mềm độc hại và nội dung web độc hại trên toàn thế giới.
Từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, APAC là một khu vực dễ bị tấn công khi tỷ lệ đối tượng độc hại được các giải pháp Kaspersky phát hiện trong khu vực là 35%, so với toàn cầu. Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia là năm quốc gia đứng đầu về nỗ lực lây nhiễm.
Là một công ty an ninh mạng toàn cầu và nhân tố có đóng góp hàng đầu trong việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi trên khắp thế giới, các quản lý cấp cao của Kaspersky cũng đã tưởng tượng ra một thế giới không có Kaspersky.
Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành khu vực APAC kiêm Phó chủ tịch Mạng lưới Bán hàng Toàn cầu tại Kaspersky, quay lại thời kỳ đầu của công ty vào năm 1997 khi không ai có thể biết rằng thế giới sẽ chiến đấu với một phần mềm độc hại mỗi giờ nếu không có công nghệ phân tích Heuristic (phân tích tự nghiệm) của Kaspersky.
Vào năm 2015, thế giới không có Kaspersky cũng sẽ không biết đến một vụ cướp qua mạng chưa từng có, với 1 tỷ đô la bị đánh cắp trong khoảng hai năm từ các tổ chức tài chính trên toàn thế giới bởi nhóm tội phạm mạng Carbanak. Cùng với INTERPOL, Europol và các nhà chức trách từ các quốc gia khác nhau, Kaspersky đã khám phá ra âm mưu tội phạm đằng sau vụ trộm lớn nhất thế kỷ.
Các công cụ giải mã miễn phí cũng sẽ không được nhiều người ủng hộ nếu không có sáng kiến No More Ransom do Kaspersky đồng sáng lập, kể từ đó đã phát triển từ 4 lên 188 đối tác, đóng góp 136 công cụ giải mã và giúp hơn 1,5 triệu người trên toàn thế giới giải mã thiết bị của họ.
Ông Connell cho biết: “Năm 2017, Kaspersky đã khởi động một tiêu chuẩn ngành với việc ra mắt Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu, trong đó chúng tôi trở thành công ty an ninh mạng đầu tiên cung cấp mã nguồn của mình cho bên thứ ba đánh giá. Năm năm sau, với 25 năm chuyên môn, chúng tôi hiện là một nhóm với hơn 4.500 chuyên gia, tạo ra một hệ sinh thái an ninh mạng cũng như phát triển các hệ thống điều hành và CNTT của riêng mình vốn đã an toàn để mang lại một tương lai miễn dịch trên mạng. Bởi vì chúng tôi biết thế giới cần an ninh mạng và chúng tôi sẵn sàng làm phần việc của mình để mang lại một tương lai an toàn hơn cho tất cả mọi người”.
Ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của Kaspersky, đi sâu vào các tình huống thay thế của một thế giới không có các công ty, giải pháp và dịch vụ an ninh mạng. Ông đã tiết lộ một khả năng có thể xảy ra “Thảm họa số” (Digital Dystopia) khi ngành công nghiệp quốc phòng trực tuyến bị loại bỏ khỏi phương trình.
Ông Kamluk cho biết: “Chi tiêu cho an ninh mạng toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt lên 460 tỷ đô la trong những năm tới, gần gấp đôi chi tiêu tích lũy năm 2021 và gần bằng tổng GDP hiện tại của Thái Lan. Bối cảnh mối đe dọa hiện tại có thể đưa dự báo này lên một vài cấp độ nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế trên toàn thế giới. Vì vậy, không có gì lạ khi đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại đầu tư quá nhiều vào an ninh mạng và liệu có đáng để tiết kiệm hết số tiền dành cho an ninh mạng vào việc khác không”.
Mặc dù có thể, nhưng ông Kamluk đã liệt kê những lý do vì sao không ai lại chọn sống trong một thế giới không có an ninh mạng:
- Không mã hóa, không quyền riêng tư, không bí mật
- Không kiểm soát truy cập
- Không xác thực tính toàn vẹn
Đồng thời, gian lận trong các giao dịch mua bán cũng có khả năng xảy ra khi tất cả mọi người đều có thể dùng danh tính của người khác để mua hàng và thậm chí chuyển tiền. Nếu không có kiểm soát truy cập, các cuộc khảo sát và bỏ phiếu điện tử có thể bị gian lận. Không ai có tài khoản cá nhân trực tuyến và không có gì là riêng tư nữa.
Thiếu đi tính toàn vẹn cũng làm cho tin tức và thông tin trở nên không đáng tin cậy, tin giả và thông tin sai lệch theo đó dự kiến sẽ gia tăng. Về cơ bản, mọi thứ đều có thể bị làm giả trong một thế giới không có an ninh mạng.
“Tôi nhìn thấy một thế giới không có an ninh mạng giống như một “thảm họa số” - nơi không một ai có thể khai thác đầy đủ các cơ hội từ những công nghệ mới nhất mà chúng ta đang sở hữu. Nếu không có các công ty và giải pháp hoạt động phía sau để bảo vệ dữ liệu, danh tính của chúng ta, tin tức mà chúng ta đọc cũng như các ứng dụng và thiết bị chúng ta sử dụng, chúng ta sẽ phải tự mình vượt qua những rủi ro và tôi chắc chắn rằng sẽ không ai chọn sống trong một thế giới hỗn loạn như thế. Ngày nay, an ninh mạng thường là một phần vô hình trong cuộc sống, là điều mà chúng ta xem là đương nhiên, nhưng dưới góc độ một nền văn minh, chúng ta đang “nợ” nó với những vai trò và đóng góp nó mang lại”, ông Kamluk cho biết thêm.
Khi đề cập đến các rủi ro, ông Kamluk cũng tiết lộ trong bài thuyết trình của mình rằng chỉ tính riêng từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 7,2 tỷ cuộc tấn công bởi các đối tượng độc hại bao gồm phần mềm độc hại và nội dung web độc hại trên toàn thế giới.
Từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, APAC là một khu vực dễ bị tấn công khi tỷ lệ đối tượng độc hại được các giải pháp Kaspersky phát hiện trong khu vực là 35%, so với toàn cầu. Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia là năm quốc gia đứng đầu về nỗ lực lây nhiễm.
Là một công ty an ninh mạng toàn cầu và nhân tố có đóng góp hàng đầu trong việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi trên khắp thế giới, các quản lý cấp cao của Kaspersky cũng đã tưởng tượng ra một thế giới không có Kaspersky.
Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành khu vực APAC kiêm Phó chủ tịch Mạng lưới Bán hàng Toàn cầu tại Kaspersky, quay lại thời kỳ đầu của công ty vào năm 1997 khi không ai có thể biết rằng thế giới sẽ chiến đấu với một phần mềm độc hại mỗi giờ nếu không có công nghệ phân tích Heuristic (phân tích tự nghiệm) của Kaspersky.
Vào năm 2015, thế giới không có Kaspersky cũng sẽ không biết đến một vụ cướp qua mạng chưa từng có, với 1 tỷ đô la bị đánh cắp trong khoảng hai năm từ các tổ chức tài chính trên toàn thế giới bởi nhóm tội phạm mạng Carbanak. Cùng với INTERPOL, Europol và các nhà chức trách từ các quốc gia khác nhau, Kaspersky đã khám phá ra âm mưu tội phạm đằng sau vụ trộm lớn nhất thế kỷ.
Các công cụ giải mã miễn phí cũng sẽ không được nhiều người ủng hộ nếu không có sáng kiến No More Ransom do Kaspersky đồng sáng lập, kể từ đó đã phát triển từ 4 lên 188 đối tác, đóng góp 136 công cụ giải mã và giúp hơn 1,5 triệu người trên toàn thế giới giải mã thiết bị của họ.
Ông Connell cho biết: “Năm 2017, Kaspersky đã khởi động một tiêu chuẩn ngành với việc ra mắt Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu, trong đó chúng tôi trở thành công ty an ninh mạng đầu tiên cung cấp mã nguồn của mình cho bên thứ ba đánh giá. Năm năm sau, với 25 năm chuyên môn, chúng tôi hiện là một nhóm với hơn 4.500 chuyên gia, tạo ra một hệ sinh thái an ninh mạng cũng như phát triển các hệ thống điều hành và CNTT của riêng mình vốn đã an toàn để mang lại một tương lai miễn dịch trên mạng. Bởi vì chúng tôi biết thế giới cần an ninh mạng và chúng tôi sẵn sàng làm phần việc của mình để mang lại một tương lai an toàn hơn cho tất cả mọi người”.