'Sang chấn tâm lý' vì làm kiểm duyệt viên cho Facebook

NhatTrungNguyen

Super Moderators
Thành viên BQT

Một nhóm cựu nhân viên kiểm duyệt nội dung Facebook tại Kenya đã đệ đơn kiện tập thể sau khi gặp vấn đề sức khỏe tâm thần vì công việc.​


Dựa trên tài liệu nộp lên tòa án lao động và việc làm, các kiểm duyệt viên Facebook phải tiếp xúc với nội dung ghê rợn như khủng bố, khiêu dâm, lạm dụng trẻ em, giết người, tự tử... trong thời gian dài. Những nội dung này khiến một số người ngất xỉu, nôn mửa, la hét hoặc bỏ chạy khỏi bàn làm việc vì quá sốc.

facebook-contact-support-featured.jpg


Các nhân viên ở Kenya được tuyển dụng thông qua công ty Samasource Kenya theo hợp đồng với Meta. Phần lớn những người này còn trẻ tuổi, đến từ các khu ổ chuột, thiếu kinh nghiệm và không được chuẩn bị tâm lý để đối mặt với nội dung nhạy cảm.
Theo The Guardian, gần 190 cựu nhân viên kiện Meta và Samasource với nhiều cáo buộc, bao gồm cố ý gây tổn thương tâm lý, lao động bất công, buôn người, nô lệ hiện đại và sa thải trái pháp luật.

'Sang chấn tâm lý' vì làm kiểm duyệt viên cho Facebook- Ảnh 1.
Luật sư của một cựu kiểm duyệt viên Facebook phát biểu tại tòa án vào năm 2022

Bác sĩ Ian Kanyanya, người đã khám cho 144 người khởi kiện, cho biết những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) và trầm cảm nặng dù đã nghỉ việc hơn một năm.

Công việc không chỉ gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cá nhân. Ít nhất 40 kiểm duyệt viên rơi vào tình trạng nghiện rượu, ma túy, suy giảm ham muốn tình dục, mất kết nối với gia đình. Trong khi đó, những nhân viên kiểm duyệt nội dung liên quan đến khủng bố lo sợ rằng mình sẽ bị kẻ xấu truy lùng và sát hại. Ngoài ra, có bốn người mắc chứng sợ lỗ vì thường xuyên nhìn thấy hình ảnh thi thể phân hủy trên Facebook.

Các báo cáo y tế được trình lên tòa án cũng tiết lộ điều kiện làm việc khắc nghiệt tại cơ sở kiểm duyệt. Nhân viên phải liên tục kiểm tra hàng loạt hình ảnh nhạy cảm trong một không gian lạnh lẽo giống như nhà kho và bị giám sát từng phút trong quá trình làm việc.

Bên nguyên đơn yêu cầu bồi thường khoảng 154.000 USD cho cáo buộc lao động cưỡng bức, 385.000 USD dành cho tổn thương tâm lý và 77.000 USD vì bị phân biệt đối xử dành cho mỗi người. Vụ kiện cũng nhấn mạnh sự chênh lệch trong điều kiện làm việc giữa các kiểm duyệt viên ở những khu vực khác nhau. Mặc dù làm công việc tương tự, kiểm duyệt viên ở châu Phi có mức lương thấp hơn 8 lần so với đồng nghiệp ở Mỹ.

Trong vài năm qua, Meta đã đầu tư hàng tỉ USD để xử lý nội dung độc hại. Công ty thuê khoảng 40.000 nhân viên cho mảng an toàn và bảo mật, phần lớn được ký hợp đồng thông qua một số công ty bên thứ ba như Accenture, Cognizant, Covalen. Theo Financial Times, ước tính có khoảng 15.000 người làm công việc kiểm duyệt nội dung.

Vụ kiện dự kiến xét xử vào tháng 2.2025. Nếu phía cựu nhân viên giành chiến thắng, vụ kiện sẽ thúc đẩy những công ty công nghệ lớn như Meta cải thiện điều kiện và môi trường làm việc. Năm 2020, Facebook đã chi 52 triệu USD để giải quyết một vụ kiện ở Mỹ và cung cấp dịch vụ điều trị cho các kiểm duyệt viên bị rối loạn tâm lý.


Nguồn: Thanh Niên
 
Bên trên