Để phân biệt được đâu là CD chất lượng cao, đâu là CD chép từ MP3. Xin giới thiệu hai phần mềm để thực hiện công
việc này.
1. Tau Analyzer
2. Audio Checker
1. Phân tích CD bằng chương trình Tau Analyzer:
-
Chương trình Tau Analyzer được sử dụng để nhận biết chất lượng thực của
đĩa Audio CD, tức là xem đó có phải là CD chất lượng cao hay CD được
ghi từ file MP3(hoặc các định dạng nén lossy khác).
- Chương trình hoạt động như sau : quét đĩa Audio CD và đưa ra thông tin về âm thanh -
ảnh phổ và các đặc trưng biên độ - tần số AFC (amplitude-frequency characteristic) của nó.
- AFC nói lên cái gì? Nói 1 cách đơn giản – file âm thanh mà ta đang phân tích nằm ở giới hạn tần số nào
(nằm từ đâu đến đâu). Âm tự nhiên là sự kết hợp của hỗn hợp các tần số
xác định. Giới hạn không nghe được của người là lớn hơn 20 kHz, nhưng
trong quá trình mã hóa MP3 có thể sẽ bị cắt đi cả khoảng nghe được
(<20kHz). Chương trình sẽ giúp ta phát hiện ra việc cắt cả những âm có thể nghe được nhằm giảm dung lượngg của MP3
- Quay trở lại với chương trình Tau Analyzer của chúng ta. Sau khi cài
đặt chương trình, khởi động Tau Analyzer và cho đĩa CD vào đọc. Trên
giao diện của chương trình chọn thẻ Tracks, bấm vào nút mũi tên à (khi
trỏ chuột vào hiện ra chữ AnalyzeCD ), quá trình Scan đĩa bắt đầu. Trên
dòng Status sẽ hiện ra số % đã scan theo từng Track. Sau khi mỗi Track
đã được Scan, chương trình sẽ hiện ra 1 trong 3 thông số : CDDA,MPEG
hoặc UNKN:
* CDDA : bản nhạc đó thực sự có chất lượng âm thanh cao.
* MPEG : file gốc có thể đã được nén.
* UNKN : chương trình khó kết luận được – trường hợp này có thể track đó bình
thường nhưng do chất lượng không thật sự chuẩn(do 1 khúc trong cả bản
nhạc chẳng hạn-không được tốt), đối với những tình huống này chúng ta
sẽ chú ý đến phần ảnh phổ sau.
Thử nghiệm độ chính xác của chương trình
Để thử nghiệm độ chính xác của chương trình này, paraD ghi một CD hỗn hợp
từ nhiều nguồn, mỗi dạng 2 bài: lossless FLAC, lossless APE, MP3
320Kbps, MP3 128Kbps, WMA 128Kbps, MP3 64Kbps, WMA 64Kbps. Sau đó sử
dụng Tau để kiểm tra, kết qủa cho ra như sau:
CD được chuẩn bị để kiểm tra
Kết quả trả về của Tau Analyzer
Như bạn thể thể thấy, Tau kiểm tra CD khá tốt, tuy nhiên còn lầm lẫn trong
track thứ 6 và track 11 ( nhận lầm từ chất lượng thấp sang chất lượng
cao)
Chuyển qua tab Spectrum, tra kiểm tra lại track 6. Một cách khá
dễ dàng, ta thấy ảnh phổ của track 6 dừng lại ở gần 20kHz (trong khi
file lossless thường đạt mức 20.5->21.5kHz), như vậy tra có thể kết
luận đây là track chất lượng không cao.
Xem tòan bộ kết quả tổng hợp của 14 track:
CODE
Picasa Web Albums - ParaD - Lossless checker
Chúng ta lại tiếp tục sử dụng phần mềm để đánh giá tiếp một số định dạng khác(copy từ Net, thanks tác giả)
Thực hiện: đầu tiên người viết sử dụng 1 đĩa CD gốc và Rip ra mp3 với các
loại bitrate khác nhau (những loại thường gặp nhất), đồng thời sử dụng
cả định dạng lossless WAV. Tất cả các file được ghi lên đĩa CD-R dành
cho test bằng Tau Analyzer. Bao gồm:
+ Các bitrate cố định (CBR:constant bitrate) : 96, 112, 128, 160, 192, 224, 256, 320 kb/s
+ Các bitrate thay đổi(VBR: variable bit rate): ba mức độ VBRLQ (low
quality, thấp hơn 131kp/s), VBRMQ (medium quality, trung bình 177kb/s),
VBRHQ (hight quality , cao hơn 287kb/s)
+ Trong quá trình sao chép sử dụng sự mã hóa tối ưu nhất.
+ Đối với VBR: mức thấp nhất 32kb/s, cao nhất 320kb/s. (VBR HQ – 0,VBR MQ
– 5, VBR LQ – 9). Chương trình ghi đĩa : Nero Burning ROM 6.3.1.6.
Tổng hợp các kết quả như sau:
* CBR 96 kb/s: Chỉ hợp cho việc nghe thử, tần số cắt ở 11,2 kHz.
* CBR 112 kb/s: Chất lượng ở giữa 96 và 128 kb/s, hiện nay ít gặp. Là 1 kiểu nén mp3 thường thấy hơn vào cuối những năm 90.
* CBR 128 kb/s:
Âm thanh nén ở bitrate 128kbps trên lí thuyết gần giống âm thanh CD.
Nhưng thực tế và lí thuyết ở đây không khớp nhau là mấy. Âm dừng lại ở
14,0 kHz.
* CBR 160 kb/s:
Chất lượng đã có chút cao hơn, với bitrate này bạn có thể cho vào bộ
sưu tập nhạc của mình cho dù nó không được gọi là thật sự có chất
lượng. Thường sử dụng để ghi radio mix DJ. Âm thanh được cắt ở 16,5kHz,
trong đó bạn để ý thấy có 0,5kHz là phần "lông" ở trên cùng.
* CBR 192 kb/s:
Chất lượng âm bình thường, nếu để kĩ trên ảnh phổ ta thấy nó được cấu
thành từ bitrate 160 là gốc và thêm 1 lớp "bổ sung" không quá dày đặc.
Bitrate 192 được xem như giải pháp tối ưu (tính cả chất lượng và dung
lượng) và được nén, rồi ghi nếu như bản gốc để ghi không thể vượt quá
20kHz. Tức là chất lượng không nguyên thủy, phần trên chỉ bao gồm tiếng
ồn và tiếng lách tách, lúc đó ta cắt bỏ nó đi tới 18,5 kHz.
* CBR 224 kb/s:
Chất lượng còn tốt hơn trên nhưng không phổ biến bằng 192 và 256. Nó
được xem như bitrate trung gian giữa 192 và 256. Được cắt ở mức 19,4
kHz.
* CBR 256 kb/s: Chất lượng rất tốt, rất nhiều người Rip nhạc với bitrate này. Tần số lên đến : 20kHz.
* CBR 320 kb/s:
Chất lượng âm thanh cao nhất đối với định dạng mp3. Có ý kiến cho rằng
không cần thiết sử dụng nó bởi không thể phân biệt nổi 256 và 320. Sở
dĩ như vậy là do hệ thống âm thanh gia đình cỡ trung bình tái biểu hiện
âm thanh trong khoảng 40-20 kHz. Nhìn lên ảnh phổ rất giống với file âm
thanh gốc(original), nhưng nếu chú kĩ bằng mắt thường ta có thể phát
hiện ra. Âm thanh “kết thúc” ở 21,5kHz.
* WAV (original):
Chất lượng âm thanh nguyên thủy,không nén, ảnh phổ không có chỗ đứt
quãng. Nhiều người vẫn thích lossless hơn và paraD cung cấp cho bạn
chất lượng này
* VBR LQ (131): Chất lượng thấp, ảnh phổ giống như của 96kb/s. Tần số bị cắt ở 11,2 kHz.
* VBR MQ (177): Chất lượng tạm chấp nhận được. Ảnh phổ trông gần giống của 144kb/s. Cắt ở 15,3 kHz.
* VBR HQ (287):
Chất lượng tốt hơn 2 loại trên. Theo ảnh phổ, trông nó giống với
224kbps. Nhưng xin chú ý một điều là để lưu giữ một phần tần số cao,
người ta thay thế nó tần số thấp (đọc thêm các bài viết về Codec lame,
cách hoạt động và ý nghĩa của nó). Phần cắt phía tần số trên rất dễ
nhận ra và thể tích cao hơn 1/4. Âm thanh "kết thúc" ở 19,5kHz.
Kết quả so sánh theo bảng :
Xem tòan tòan bộ ảnh kết quả kiểm tra