Ðề: Thắc mắc về 2 định nghĩa "Nhạc Không Lời" và "Nhạc Hòa Tấu"
Nhạc không lời: Đúng như tên gọi của nó - Nghĩa là nhạc không có lời. Thường được dùng nghi thính giả gọi chung cho những bản nhạc không có lời khi họ không biết gọi đó là nhạc gì: Cổ điển, hòa tấu, Bán cổ điển (Semi Classic).... Tóm lại là khái niệm nhạc không lời thực sự không rõ ràng và cũng không thể rõ ràng vì nó quá rộng. Chúng ta cứ đơn giản hiểu đó là 1 khái niệm tổng quát cho tất cả những bản nhạc không có lời
Nhạc hòa tấu: Cái này thì đơn giản hơn. Nó chính xác 100% là những ca khúc hay, giai điệu dễ thuộc được chuyển soạn sang cho dàn nhạc hoặc một nhóm nhạc hay chỉ một nhạc cụ biểu diễn (Mình nói đến ý nghĩa thực sự của nó kinh qua thực tế chứ không bàn đến mắt nghĩ nghĩa Hán Việt nhé)
------------------
Thấy mọi người bàn luận về các thể loại âm nhạc nên tiện đây cũng xin hầu mọi người. Giải thích sao cho dễ hiểu chứ đọc trong các từ điển hay Website âm nhạc thì đối với dân ngoại đạo thì còn thấy khó hiểu nhiều lắm
Thứ nhất là về Nhạc cổ điển: Thực ra phải gọi chính xác và đầy đủ là "Nhạc cổ điển Tây Phương" mới đúng kẻo lại nhầm với Cổ nhạc của Việt Nam. Nó chỉ chỉ dòng nhạc của Châu Âu thời xưa. Nó thường được chính thức chấp nhận từ thời kỳ Phục Hưng cho đến thời bây giờ là âm nhạc cổ điển đương đại thế ký 21. Ngay bản thân cái tên gọi của nó cũng không được chính xác lắm "Nhạc cổ điển - Classical Music". Nó thực tế ra được mượn tên của một thời kỳ âm nhạc nữa cuối thể kỷ 18 - đầu 19. Các nhạc sĩ tiêu biểu của thời kỳ này là F. Haydn, W. Mozart và LV. Beethoven.
Các thể loại âm nhạc cơ bản:
- Sonata: Ca khúc thì gọi là cantata ( Tiếng Ý). Còn bản nhạc chơi bằng nhạc cụ thì gọi là Sonata (Gốc từ Sonare). Nhưng trong thực tế thì chỉ có các bản nhạc được chơi bằng một hoặc đôi khi là 2 nhạc cụ thì mới được gọi là Sonata. Một bản Sonata thường có 3-4 chương (Movement) .Một movement là một khúc nhạc thường theo một nhịp điệu (tempo), cũng có khi hai. Một movement thường có cấu trúc hoàn chỉnh và độc lập với các movement khác, chỉ trừ việc có chung một cung thể (key). Còn cụ thể cấu trúc như thế nào thì nhường những bác học khoa Lý Sáng Chỉ ở nhạc viện. Nói chung là Sonata là thể loại dễ nghe nhất, căn bản nhất. Phù hợp cho những người mới muốn làm quen với Nhạc cổ điển
- Concerto: Cái này thì khó hiểu hơn chút. Cũng như Sonata thì Concerto là một tác phẩm khí nhạc nhưng lại có 2 nhóm nhạc cụ (Chứ không phải 1 hay 2 nhạc cụ giống Sonata nha). Nhóm thứ nhất là nhóm đông người (ripieno) chính là dàn nhạc. Nhóm thứ 2 ít người người hơn(chừng 3 người, gọi là ‘concertino’, hoặc chỉ có 1 người, gọi là ‘solo’), hòa tấu với nhau. Thời ký đầu của Concerto thì 2 nhóm này gần như ngang hàng, biểu diễn hài hòa hỗ trợ lẫn nhau. Từ thời Haydn trở đi thì 2 cái nhóm này không chỉ còn đệm cho lẫn nhau nữa mà tách dần ra, tất cả hướng về một nến âm nhạc đa âm (polyphonic). Concerto thường có 3 movement với Tempo là Nhanh-Chậm-Nhanh.
- Giao hưởng (Symphony): Thể loại âm nhạc giao hưởng chứ không phải nhạc giao hưởng nhé. Cái này thì cũng dễ hiểu thôi. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Symphony chính là 1 bản Sonata nhưng thay vì viết cho 1-2 nhạc cụ thì viết cho cả dàn nhạc. Tức là cả dàn nhạc giao hưởng được xem như một chủ thể thống nhất, không chia thành chính, phụ, đệm chi hết.
Thế giới âm nhạc cổ điển bạt ngàn mênh mông. CÒn rất nhiều thứ để nói và bàn luận. Nếu các bạn có hứng thì tôi sẽ xin tiếp tục hầu các bác các khái niệm khác.