Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Thực ra giật cái tít vậy thôi, chứ đúng theo nghĩa đen là Châu Tinh Trì lùi lại làm sản xuất và biên kịch, còn đạo diễn chính là Từ Khắc. Bản thân Từ Khắc vốn là danh gia trong làng phim hành động, tài năng tên tuổi chẳng kém Trương, Ngô hay Lý. Châu Tinh Trì cũng là tượng đài của dòng phim hài nhảm khắp châu Á. Sự kết hợp lần này ai cũng bảo là “hổ mọc thêm cánh”, nhưng thực tế, cánh thì có nhưng hổ hay mèo thì chưa biết.
Ai cũng cũng mặc định trong đầu rằng phim của Châu là phải hài, phải bựa, phải nhảm, phải biến thái đủ kiểu. Nếu nghĩ vậy thì xem phim này có phần thất vọng đôi chút, cười chả có mấy đâu, không phải vì không hay, mà vì ý tưởng đã hết, trùng lặp phương thức gây cười quá nhiều, nên đa số thời gian ráng cười chút chút.
Nếu như ở Mối tình ngoại truyện phần 1, Châu tạo ra những cuộc tranh cãi bất tận về tạo hình của các nhân vật, câu chuyện chế biến thêm thắt không cần logic, thì ở phần 2 này người ta đơn giản là xem xong rồi thôi. Dẫu cho tạo hình của Hồng Hài Nhi thật là biến thái vô lượng, hay là cho Tôn Ngộ Không lắp cái quạt ba tiêu lên xoay như chong chóng tre gắn trên đầu Notbita. Sa Tăng thì như quái vật, Tôn Ngộ Không giống thám tử lừng danh, Trư Bát Giới là pha trộn giữa thằng hát bội và Giả Bảo Ngọc, Đường Tam Tạng thì mang sắc thái phức tạp yêu ghét bất chợt ma lanh hóc hiểm (nghĩa là mang đậm chất người hơn) … nhưng cho dù có vậy hay thêm nữa thì cũng chẳng ai ý kiến, cãi cọ gì cho mệt, đơn giản Châu thích đông tây kim cổ, pha tạp hỗn loạn, miễn sao tạo được hiệu ứng.
Còn so với Mỹ nhân ngư mới vừa chiếu Tết năm trước thì Mối tình ngoại truyện 2 là một bước thụt lùi khá nhiều, về tình huống hài, về câu chuyện, về dẫn dắt, về tạo hình, về nhiều thứ, tóm lại là không bằng.
Nói đến chuyện phim, lan man và không nhiều bất ngờ là màu sắc chủ đạo. Mất khoảng 15 phút đầu để giới thiệu các nhân vật, mất thêm 30 phút để người xem hiểu chuyện gì đang diễn ra và phim chỉ đắt giá ở 30 phút cuối khi xuất hiện “mối tình ngoại truyện” và màn đánh nhau đậm chất kỹ xảo hoàng tráng lệ rực rỡ cuối phim. Có thể nói, chuyện tình Đường Tam Tạng và Bạch Cốt Tinh không phải là cái gì quá bất ngờ nữa, dù lồng vào thông điệp ái tình vượt trên cả tu hành đạo hạnh, người, tiên hay yêu ma đều yêu nhau được, nhưng nó có gì mới mẻ đâu nhỉ, phim thần tiên nào chả thế.
Nhưng phải dành lời khen cho phần kỹ xảo, với những chuyên gia CGI đến từ Hollywood, những đại cảnh hoành tráng cực kỳ, đủ sức làm choáng ngợp và thõa mãn những tưởng tượng xa nhất về những trận đấu long trời lở đất nghiêng đại dương. Thêm nữa là phần hình ảnh, bối cảnh rất đẹp, rất được đầu tư, dù là đa số theo tông màu tối và phối màu đậm chất Trung Hoa kỳ ảo. Phần nhạc cũng rất hay, lạ, mang rất nhiều nét hoài cổ của văn hóa truyền thống. Tất nhiên, như thường lệ, em Lâm Doãn (vai Tiểu Thiện) xinh quá, xinh là tha thứ hết nghe chưa.
Tóm lại thì Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2 giống như con hổ vằn vện mọc cánh bay tung tăng nhưng không còn nhiều nét oai hùng xưa cũ. Dù vẫn mang đậm chất hài tưng tửng nhưng Châu Tinh Trì có khi nên quay lại ghế đạo diễn hoặc nhào vô đóng phim luôn, chứ biên kịch không thì không mấy ăn thua, mặc dù là Từ Khắc làm phim này không phải là tệ.
Ai cũng cũng mặc định trong đầu rằng phim của Châu là phải hài, phải bựa, phải nhảm, phải biến thái đủ kiểu. Nếu nghĩ vậy thì xem phim này có phần thất vọng đôi chút, cười chả có mấy đâu, không phải vì không hay, mà vì ý tưởng đã hết, trùng lặp phương thức gây cười quá nhiều, nên đa số thời gian ráng cười chút chút.
Nếu như ở Mối tình ngoại truyện phần 1, Châu tạo ra những cuộc tranh cãi bất tận về tạo hình của các nhân vật, câu chuyện chế biến thêm thắt không cần logic, thì ở phần 2 này người ta đơn giản là xem xong rồi thôi. Dẫu cho tạo hình của Hồng Hài Nhi thật là biến thái vô lượng, hay là cho Tôn Ngộ Không lắp cái quạt ba tiêu lên xoay như chong chóng tre gắn trên đầu Notbita. Sa Tăng thì như quái vật, Tôn Ngộ Không giống thám tử lừng danh, Trư Bát Giới là pha trộn giữa thằng hát bội và Giả Bảo Ngọc, Đường Tam Tạng thì mang sắc thái phức tạp yêu ghét bất chợt ma lanh hóc hiểm (nghĩa là mang đậm chất người hơn) … nhưng cho dù có vậy hay thêm nữa thì cũng chẳng ai ý kiến, cãi cọ gì cho mệt, đơn giản Châu thích đông tây kim cổ, pha tạp hỗn loạn, miễn sao tạo được hiệu ứng.
Còn so với Mỹ nhân ngư mới vừa chiếu Tết năm trước thì Mối tình ngoại truyện 2 là một bước thụt lùi khá nhiều, về tình huống hài, về câu chuyện, về dẫn dắt, về tạo hình, về nhiều thứ, tóm lại là không bằng.
Nói đến chuyện phim, lan man và không nhiều bất ngờ là màu sắc chủ đạo. Mất khoảng 15 phút đầu để giới thiệu các nhân vật, mất thêm 30 phút để người xem hiểu chuyện gì đang diễn ra và phim chỉ đắt giá ở 30 phút cuối khi xuất hiện “mối tình ngoại truyện” và màn đánh nhau đậm chất kỹ xảo hoàng tráng lệ rực rỡ cuối phim. Có thể nói, chuyện tình Đường Tam Tạng và Bạch Cốt Tinh không phải là cái gì quá bất ngờ nữa, dù lồng vào thông điệp ái tình vượt trên cả tu hành đạo hạnh, người, tiên hay yêu ma đều yêu nhau được, nhưng nó có gì mới mẻ đâu nhỉ, phim thần tiên nào chả thế.
Nhưng phải dành lời khen cho phần kỹ xảo, với những chuyên gia CGI đến từ Hollywood, những đại cảnh hoành tráng cực kỳ, đủ sức làm choáng ngợp và thõa mãn những tưởng tượng xa nhất về những trận đấu long trời lở đất nghiêng đại dương. Thêm nữa là phần hình ảnh, bối cảnh rất đẹp, rất được đầu tư, dù là đa số theo tông màu tối và phối màu đậm chất Trung Hoa kỳ ảo. Phần nhạc cũng rất hay, lạ, mang rất nhiều nét hoài cổ của văn hóa truyền thống. Tất nhiên, như thường lệ, em Lâm Doãn (vai Tiểu Thiện) xinh quá, xinh là tha thứ hết nghe chưa.
Tóm lại thì Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2 giống như con hổ vằn vện mọc cánh bay tung tăng nhưng không còn nhiều nét oai hùng xưa cũ. Dù vẫn mang đậm chất hài tưng tửng nhưng Châu Tinh Trì có khi nên quay lại ghế đạo diễn hoặc nhào vô đóng phim luôn, chứ biên kịch không thì không mấy ăn thua, mặc dù là Từ Khắc làm phim này không phải là tệ.