Cái này về bản chất là hành động "
GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG", biến điểm bất lợi thành điểm có lợi cho bản thân thôi chứ ngay từ đầu không phải là mục đích PR.
Xét trên khía cạnh PR:
Những thông báo chuyển cho báo giới và những tuyên bố của "phát ngôn viên" K+ (Bé Nguyễn Mai) cho thấy
một sự LÚNG TÚNG, thậm chí
KHÔNG HIỂU cả quy định pháp lý cũng như bản thân dịch vụ K+. Hãy lấy bài PR sau làm đối tượng phân tích, sẽ thấy vấn đề này:
K+ Việt Nam ngưng phát nhiều kênh nước ngoài | Báo điện tử Kiến thức
1/ Bài báo kết thúc bằng kết luận: "
Kể từ tháng 1/2010, K+ là kênh truyền hình vệ tinh nước ngoài đầu tiên và duy nhất được phép thâm nhập thị trường nghe nhìn Việt Nam". Kết luận này
sai cả về mặt logic ngữ nghĩa (mà bất kỳ một phát ngôn viên hay một phóng viên / biên tập viên buộc được trang bị như là 1 kỹ năng nghề nghiệp tối thiểu nhất khi truyền đạt thông điệp tới công chúng),
sai cả về mặt nội dung và khía cạnh pháp lý:
- Tại Việt Nam, giấy phép sản xuất nội dung kênh truyền hình trả tiền trong nước chỉ cấp cho cơ quan báo chí, có giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực truyền hình, chứ không phải cấp cho Canal Oversea, càng không phải cấp cho K gì đó. Trong trường hợp này, giấy phép sản xuất kênh truyền hình trả tiền mới chỉ được cấp cho kênh K+1, K+NS, K+PC (và phiên bản HD của K+1, K+NS) chứ không có bất kỳ một giấy phép nào cấp cho cái gọi là "
kênh K+", càng không có giấy phép sản xuất nội dung kênh truyền hình trả tiền trong nước hay nước ngoài nào cấp cho một tổ chức ngoài như kết luận trên. Đây thực sự là kiểu phát ngôn "đánh bùn sang ao" như thường thấy từ trước đến nay.
- Theo quy định quản lý hoạt động truyền hình trả tiền đươc ban hành kèm theo quyết định
20/2011/QĐ-TTg thì "
Kênh chương trình nước ngoài là kênh chương trình phát thanh, truyền hình do các hãng phát thanh, truyền hình nước ngoài sản xuất, có ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài". Nếu nói các kênh truyền hình mà hợp doanh VSTV sản xuất là "
kênh truyền hình vệ tinh nước ngoài" tại Việt Nam thì có hai khả năng: hoặc là người nói
KHÔNG HIỂU về luật báo chí cũng như các khung khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực hoạt động truyền hình trả tiền, hoặc là luật báo chí hiện hành đã không được tuân thủ trong trường hợp của K. Mà theo cục trưởng cục BC Hoàng Hữu Lượng, "
từ nay đến 2014, chưa sửa luật báo chí".
- Về vấn đề "
kênh truyền hình vệ tinh nước ngoài đầu tiên và duy nhất được phép thâm nhập thị trường nghe nhìn Việt Nam". Cái này
sai hoàn toàn. Các kênh truyền hình nước ngoài đã được các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam đưa vào hệ thống dịch vụ từ trước khi xuất hiện cái tên VSTV trên thị trường. Và cho đến thời điểm hiện tại, đã có
rất nhiều kênh truyền hình nước ngoài được Bộ 4T cấp giấy phép biên tập để
phát sóng một cách hợp pháp trên các hệ thống dịch vụ tại Việt Nam
2/ Bài báo cho rằng việc ngưng phát các kênh truyền hình là theo đạo luật mới của Bộ 4T có hiệu lực từ ngày 15/5, và rằng "
Luật mới quy định, các phim tài liệu và phim truyện phải được phát sóng với tất cả nội dụng đều được thuyết minh bằng tiếng Việt".
- Người gửi thông điệp cho dịch vụ truyền hình trả tiền mang thương hiệu K+ ở đây đã
nhầm lẫn một cách cơ bản giữa "LUẬT" với các "NGHỊ ĐỊNH", "THÔNG TƯ", "QUYẾT ĐỊNH"...
- Theo Quyết định
18a/2013/QĐ-TTg thì các kênh nước ngoài phải được BIÊN DỊCH 100% nội dung kênh chương trình phim truyện / Biên dịch 100% các chương trình phóng sự, tài liệu của kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh ca nhạc. Việc
BIÊN DỊCH hay
VIỆT HÓA từ trước đến nay tồn tại dưới 2 hình thức: Phụ đề tiếng Việt, thuyết minh tiếng Việt. Trong quá trình hình thành các và hoàn thiện các khung khổ pháp lý, có một số ý kiến đề xuất phải
THUYẾT MINH chứ không được làm
PHỤ ĐỀ. Tuy nhiên, hiện tại, do điều kiện kỹ thuật, chi phí cũng như thời gian đảm bảo, vẫn
CHƯA có một quy định chính thức nào của các cơ quan chức năng thông báo rằng nội dung các kênh nước ngoài phải "
THUYẾT MINH" chứ không được làm "
PHỤ ĐỀ" trong quá trình "
BIÊN DỊCH".
Tóm lại, những tuyên bố của K+ sau "sự kiện 16/5" là những động thái xử lý khủng hoảng "
khôn ngoan" về mặt hình thức, nhưng rất "
vụng về" trong những nội dung tuyên bố bởi năng lực của những "phát ngôn viên".
Trước sau gì thì các kênh cần thiết cũng sẽ có trở lại trên hệ thống của K+, nhưng cách viện dẫn lý do và giải thích không thấu đáo, thậm chí cố tình hiểu sai, mang khách hàng ra làm "bia đỡ" để thực hiện những tính toán khác, không có lợi cho khách hàng đã trả tiền sử dụng dịch vụ là một việc không nên làm.