Ðề: [Sưu tầm] Truyện tiếu lâm thời bao cấp
Của hiếm
Ngày ấy, nước tiểu được dùng để bón rau, nên đến nỗi tôi đi đâu mà trót… mót tiểu cũng chạy bằng được về nhà để xả ra chậu sành. Sau đó pha nước lã để “bồi dưỡng” cho luống rau ở vườn.
Nhưng đâu phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. Có hôm, bà tôi trót đi quá xa… “căn cứ địa”, đột nhiên… mót, tình thế cấp bách không thể “mã hồi” bảo toàn chiến lợi phẩm được. Nhưng trí thông minh của bà có thừa. Bà nhặt ngay một cục đất to, trông trước ngó sau và âm thầm lặng lẽ… tè vào đó. Xong, cất cục đất quý đó vào bị, sau buổi chợ, bà mang về nhà, đập vụn ra “bồi dưỡng” cho luống rau xanh màu… hi vọng.
-----------------------------------------
Hồi đó nhà em ở gần cửa hàng Bôđêga Tràng Tiền. Mỗi lần đi học về qua đó, thấy người ta ăn kem cốc ngon quá. Em đứng ngoài đợi người ta ăn hết, vừa đứng dậy đi về thì em chạy vào vét nốt cái cốc rồi chạy ù ra ngoài. Cô mậu dịch viên tưởng em vào ăn cắp liền hô hoán lên. Chú bảo vệ đứng ngoài tóm cổ, bợp cho em mấy cái bạt tai rồi điệu cổ em ra bốt công an ngay ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Hàng Bài bây giờ. Ra đó, mấy chú công an bớp thêm cho em mấy cái nữa rồi bắt em ngồi tại đồn. Đến tối, bố mẹ em đi làm về, hai cụ đi tìm em mãi mà không thấy liền ra đồn báo cáo. Thế là em lại thêm một trận đòn thừa sống thiếu chết nữa.
Thêm một câu truyện buồn nữa. Vào dịp Quốc khánh 2/9, các chú công an hay ra quân càn quét trẻ lang thang xung quanh bờ hồ. Em và đại ca em buổi tối thường hay ra hồ lội chơi. Thế là các chú ấy ập đến, em nhanh chân chạy thoát. Nhưng đại ca em bị tóm. Em vội chạy về nhà gọi hai cụ nhà em ra thì không kịp. Các chú công an đã điệu cổ đại ca em lên ô tô đi đâu không biết. Suốt mấy tháng trời hai cụ nhà em chia nhau đi tìm. Hết lên đồn công an tiểu khu đến lên công an quận mà không tài nào có được tung tích. Đại ca nhà em cứ như là chìm xuống hồ ấy. Rồi đến một ngày, em nhớ khoảng giáp Tết, đại ca em lù lù đi về, trên người nhung nhúc toàn rận. Chỗ không có rận thì là ghẻ. Đại ca em bị đưa lên trại cải huấn. May là đại ca em trốn được khỏi trại rồi tìm đường về nhà. Một đứa trẻ lên 12 tuổi phải đi bộ từ Thanh Hóa về Hà Nội.
Cũng một chuyện khác, vào dịp Tết, bọn em ra bờ hồ đón giao thừa. Đại ca em tóc tài dài nghêu như cái mặt em lúc đó ấy. Có chú công an tự dưng lôi cổ đại ca vào đồn, vác kéo ra cắt xoẹt mái tóc và tiện tay xẻ luôn cái quần loe. Bọn em đi về lòng nặng trĩu.
Chỗ nhà em có cái toilet công cộng. Không biết có thằng dỗi hơi nào đi xia tiện tay viết lên tường đại loại là thời trước còn có gạo để ăn, thời nay thì cám cũng không có. Thế là liền mấy hôm, các chú công an vào ra nườm nượp, kiểm tra chữ viết của từng người. Em không biết có ai bị gô cổ không chứ nếu bị tóm thì con cháu chắc cũng đi.
Ngày hè mất nước. Bọn em rải xô chậu trước vòi nước công cộng đầu ngõ đợi. Có một chú trung tuổi chen ngang. Thế là cãi nhau rồi múc nhau. Máu chảy be bét dưới đất mà không có nước dội. Mấy chú công an đến tặc lưỡi rồi về.
Chuyện vui nhất. Hôm đấy cũng là ngày tết, mùng ba hay mùng bốn gì đó. Đại ca em vừa từ đơn vị về. Bọn em trùm chăn nghe đài Tàu đọc Tây Du Ký trên gác xép. Chắc là trùm kỹ quá nên không nghe thấy hai cụ gọi. Có ba chú công an vào giật tung chăn ra vào lôi cổ bọn em đi. Đại ca nhà em bật lại luôn, gạt tay mấy chú công an ra, rồi tống cổ mấy chú ra ngoài đường vì vào nhà khám xét không có giấy tờ gì cả.
----------------------------------------------
Hồi bao cấp có một món thuốc cực kỳ hiệu nghiệm.
Có lúc nó là thuốc bổ có lúc nó là thuốc chữa bệnh.
Các bạn biết nó là món gì không?
Đó là Phở Mậu dịch.
Nam phụ lão ấu, già trẻ gái trai, ai mà có lỡ bị ốm thì chỉ cần 1 bát phở Mậu dịch, 1 tô cơm nguội là khỏi ngay.
Cái món Phở thuốc này cực kỳ thần diệu, đảm bảo 100 chú bị ốm thì có đến 99 chú sẽ khỏi sau khi ăn Phở trộn cơm nguội.
Tôi tin rằng nhưng ai đã trải qua thời bao cấp, cho đến thời điểm này vẫn rất thích ăn phở trộn cơm nguội( Nên nhớ phải là cơm nguội nhá, cơm nóng ăn không ngon đâu)
Vì sao lại là Phở Mậu dịch? Xin thưa vì hồi đó làm quái gì có tiền để mua phở ngoài, Khi mua vác cái cặp lồng, giắt vào người 1 đồng bạc , chạy ra quán Phở mậu dịch( hồi đấy mỗi khu phố hầu như đều có 1 tổ phục vụ, hay bán hàng ăn và đều bán Phở cả) chìa 1 đồng cho cô mậu dịch viên, Cô bán cho cháu 1 bát phở, cho cháu nhiều nước vào nhé. Cái câu này là bí quyết khi đi mua Phở đấy. Gặp hôm nào mát trời vui vẻ thì được thêm 1 đến 2 môi nước dùng, về nhà khoe với bố mẹ" hôm nay con xin được nhiều nước chưa" vẻ vui mừng hớn hở trong từng câu nói, tôi thấy rõ được niềm vui trong ánh mắt của Bố và mẹ. Nên việc đi mua Phở là công việc rất quan trọng vào thời bấy giờ.
Có thể do hồi đấy nghèo quá( Tình hình chung của XH vào thời bấy giờ) nên cho đến bây giờ . Mặc dù kể cả khi ăn Phở ở nhưng hàng Phở rất ngon và nổi tiếng ở Hn Tôi vẫn không thể tìm lại được vị ngon và niềm hạnh phúc ở bát phở Mậu dịch hồi bấy giờ. Một kỷ niệm buồn nhưng cũng rất vui. Tôi tin là rất nhiều người vẫn còn nhớ được cảm giác này.
---------------------------------
Gạo thời bao cấp
Thời Bao cấp Gạo là 1 thứ lương thực cực kỳ quan trọng.
Một gia đình 4 người. 2 người lớn 2 trẻ con. Tổng cộng được khoảng 60 kg gạo. Thế mà hầu như chả tháng nào là còn thừa bao nhiêu. 1 tuần cửa hàng gạo bán gạo cho dân theo lịch. Thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7. Mối ngày 1 gia đình 4 người ăn mất gần 2,5 kg
nên việc mua gạo hầu như được dành cho đứa lớn trong nhà. đi mua gạo phải đi từ sớm để tránh về tay không, mỗi lần của hàng bán cho có 5kg( Chả biết theo qui định nào) cho nên hầu như cứ đến lịch mua gạo là phải đi mua thôi. Nếu ở trong phố trung tâm còn đỡ chứ ở vùng ven đô thì vất vả hơn nhiều, gạo cũng ngon hơn 1 tý.
Hồi bao cấp tôi sợ nhất là vo gạo thổi cơm. Cơm thổi thì nhanh chứ vo thì trung bình phải mất khoảng 20 phút (trước tiên phải cho 1 ít muối trắng vào ( Gạo bị hôi nên phải cho muối vào vo cho sạch) rồi vo cho kỹ xả nưỡc và đãi mầy, xong đến giai đoạn nhặt thóc và sạn. ước gì lúc đó có ông Bụt hiện về hoá phép cho đàn chim sẻ xuống nhặt giúp( Ôi giống iem Tấm quá) Công đoạn này là lâu nhất. Có đợt gạo đỏ nhiều, căng hết cả mắt, tê dừ hai chân mới xong giá gạo. nghĩ lại vẫn thấy ghê.
Cái cảnh mua gạo thời bao cấp nghĩ lại thấy buồn quá, rủ rê bọn trẻ con hàng xóm đi cùng, xếp hàng cùng hoặc xếp hộ bà hàng xóm đi làm về muộn. Hồi đó mọi người gíup đỡ nhau vô tư lắm. Nghèo mà vui, ai cũng như ai cả, không phân biệt, để ý hoặc xoi mói nhau như bây giờ.